Y K41 – Đề thi thử CK 2FREEVi Sinh Y Cần Thơ 1. Đặc điểm sau không phải của họ vi khuẩn đường ruột: B. Bị ức chế trên môi trường Mac conkey bởi mối mật C. Không sinh nha bào D. Một số loài hình thể không ổn định khi nuôi cấy trong điều kiện đặc biệt A. H2S (+/-) khi chuyển hoá một số chất có lưu huỳnh 2. Các thành phần bề mặt của vi khuẩn tham gia bám đặc hiệu vào tế bào là: C. Lipopolysaccharit bề mặt. A. Fibrin. B. Pili. D. Các phân tử bám khác như lipoprotein bề mặt màng tế bào. 3. Kháng nguyên enzym của vi khuẩn có đặc điểm: A. Là các polipeptid hoặc phức hợp protid nên tính kháng nguyên mạnh D. Độc lực mạnh nên được sử dụng trong chẩn đoán một số bệnh C. Độc lực mạnh nên không thể dùng trong điều trị một số bệnh B. Là các chuỗi ngắn polysaccharit nên tính kháng nguyên yếu 4. Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn: D. Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền. B. Đề kháng giả được chia thành hai nhóm là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. C. Đề kháng thật được chia thành hai nhóm là đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được. A. Có bốn dạng đề kháng là: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được. 5. Trong bệnh sốt thương hàn, bệnh nhân sốt cao li bì là do: B. Vi khuẩn vào máu kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não A. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây tình trạng nhiễm khuẩn thuyết C. Nội độc tố tác động trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba D. Ngoại độc tố tác động trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba 6. Ở vi khuẩn kháng kháng sinh, gien đề kháng tạo ra sự đề kháng bằng cách: A. Làm giảm tính thấm của vách D. Làm giảm tính thấm của vỏ C. Làm giảm tính thấm của màng nhân B. Làm giảm tính thấm của màng nguyên tương 7. Cấu tạo plasmid của tế bào vi khuẩn: C. Là những phân tử AND dạng vòng tròn nằm ngoài nhiễm sắc thể. B. Là những phân tử AND dạng vòng tròn. A. Là những phân tử AND nhỏ. D. Plasmid chỉ nhân lên được cùng với sự nhân lên của tế bào. 8. Các tính chất của đột biến vi khuẩn có đặc điểm: A. Hiếm: tần suất đột biến từ 106-1011. D. Vững bền: đặc tính đột biến di truyền cho thế hệ sau. C. Ngẫu nhiên: đột biến tính chất này không ảnh hưởng đến đột biến tính chất khác. B. Độc lập và đặc hiệu: di truyền cho thế hệ sau. 9. Đặc điểm cơ chế thuốc kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein vi khuẩn: C. Điểm tác động là màng nguyên tương. B. Điểm tác động là vách. D. Điểm tác động là AND. A. Điểm tác động là tiểu phần 50S. 10. Chất sát khuẩn là những chất: C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật hay sát trùng ngoài da A. Ức chế sự phát triển của vi sinh vật ở mức độ phân tử B. Gây độc hại cho mô sống của cơ thể D. Độc tính cao nên không thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da 11. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế: A. Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của thuốc. C. Vi khuẩn không còn enzym nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh. B. Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc. D. Vi khuẩn không còn màng tế bào. 12. Đặc điểm phát triển của họ vi khuẩn đường ruột trên môi trường lỏng: B. Vi khuẩn phát triển nhanh, tạo váng trên bề mặt môi trường A. Vi khuẩn phát triển nhanh, làm đục môi trường D. Vi khuẩn phát triển nhanh nên hay lắng cặn làm cho môi trường trong C. Vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối nên tạo váng trên bề mặt môi trường 13. Đặc điểm vỏ của vi khuẩn: A. Là một kháng nguyên hoàn toàn B. Có tính kháng nguyên nhưng yếu C. Có thể chế thành giải độc tố do bản chất là protein D. Không thể chế thành vac-xin do không gây được miễn dịch 14. Đặc điểm kháng nguyên của vỏ envelop của virus: B. Các gai nhú trên vỏ là những kháng nguyên ít có giá trị trong chẩn đoán C. Các gai nhú trên vỏ có tác dụng giúp virus di chuyển trong gian bào A. Các gai nhú trên vỏ là những kháng nguyên quan trọng trong chẩn đoán D. Các gai nhú trên vỏ có tác dụng giúp virus xâm nhập vào tế bào 15. Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn theo một trong các cơ chế sau: A. Phá hủy tiểu phần 30S của ribosom B. Phá hủy tiểu phần 50S của ribosom D. Tác động vào enzym catalase ở tiểu phần 50S C. Cản trở sự liên kết của các acid amin ở tiểu phần 50S 16. Các phương thức vận chuyển di truyền: A. Tiếp hợp: là sự vận chuyển một đoạn AND của vi khuẩn cho nạp vào vi khuẩn nhận nhờ sự có mặt của phage. D. Tải nạp chung hoàn chỉnh: đoạn gien của vi khuẩn cho mang sang nằm tự do trong bào tương vi khuẩn nhận. C. Biến nạp: là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn đực sang vi khuẩn cái khi hai vi khuẩn tiếp xúc với nhau. B. Tải nạp: là sự vận chuyển chất liệu di truyền từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận nhờ sự có mặt của phage. 17. Đặc điểm hô hấp của vi khuẩn: C. Hô hấp hiếu kị khí tùy ngộ: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất vô cơ. A. Hô hấp kỵ khí: chất nhận điện tử cuối cùng là ion. B. Hô hấp hiếu khí: O2 là chất nhận điện tử cuối cùng. D. Hô hấp hiếu kị khí tùy ngộ: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất vô cơ hoặc hữu cơ. 18. Nội độc tố có tính chất: B. Có ở các vi khuẩn Gram dương. D. Tính kháng nguyên mạnh. C. Bản chất: Lipopolysaccharit. A. Là chất độc do vi khuẩn tiết ra trong quá trình phát triển. 19. Vỏ của một số vi khuẩn có tác dụng chống lại sự thực bào do: C. Làm tăng sự opsonin hóa giúp vi khuẩn tồn tại D. Có khả năng bão hòa sự opsonin hóa giúp vi khuẩn tồn tại B. Có khả năng tiết ra độc tố tiêu diệt đại thực bào A. Có lớp vỏ dày nên đại thực bào không tiêu diệt được vi khuẩn 20. Ngoại độc tố có tính chất: D. Tính kháng nguyên mạnh. C. Chịu nhiệt cao. B. Bản chất: Lipopolysaccharit. A. Độc lực: Không độc bằng nội độc tố. 21. Yếu tố độc lực chính quyết định sự nhiễm trùng là: A. Độc tố của vi khuẩn. B. Một số enzym ngoại bào của vi khuẩn. C. Sự xâm nhập và sinh sản của vi khuẩn. D. Sự bám vào tế bào của vi khuẩn. 22. Đặc điểm vỏ của vi khuẩn: B. Chỉ trực khuẩn Gram âm mới có vỏ D. Một số vi khuẩn có thể có vỏ hoặc mất vỏ trong quá trình phát triển A. Tất cả mọi vi khuẩn đều có vỏ C. Tất cả vi khuẩn có vỏ đều là vi khuẩn gây bệnh 23. Một số khái niệm về nhiễm trùng: A. Nhiễm trùng là sự xâm nhập vào mô của các vi sinh vật gây bệnh. D. Nhiễm trùng tiềm tàng: không có dấu hiệu lâm sàng, không tìm thấy vi sinh vật gây bệnh. B. Nhiễm trùng là sự xâm nhập vào cơ thể của các vi sinh vật. C. Nhiễm trùng mạn tính: do một số virus, thời gian ủ bệnh kéo dài. 24. Đặc điểm kháng nguyên của vỏ envelop của virus: D. Vỏ có chứa các kháng nguyên đặc hiệu hemaglutinin và neraminidase B. Bản chất vỏ là glycoprotein nên tính kháng nguyên không mạnh C. Vỏ có thể là lipoprotein hoặc glycoprotein A. Bản chất vỏ là lipoprotein nên tính kháng nguyên không mạnh 25. Biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh: B. Tăng liều lượng kháng sinh. A. Chọn lựa kháng sinh theo chẩn đoán lâm sàng. C. Chỉ dùng kháng sinh để điều trị khi có dấu hiệu nhiễm trùng. D. Dùng kháng sinh đủ liều lượng, thời gian. 26. Đặc điểm màng nguyên sinh của tế bào vi khuẩn: D. Là nơi bám của các lông của vi khuẩn C. Là nơi tổng hợp các ribosom cho tế bào B. Là nơi tổng hợp ngoại độc tố của vi khuẩn A. Có tính thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển điện tử... 27. Đặc điểm sinh sản và phát triển của vi khuẩn: B. Đa số vi khuẩn sinh sản theo kiểu trực phân. D. Hình dạng khuẩn lạc chính là hình dạng của vi khuẩn. A. Đa số vi khuẩn sinh sản theo kiểu nảy chồi. C. Khuẩn lạc là một tế bào vi khuẩn thuần khiết. 28. Đặc điểm các kháng nguyên hòa tan của virus: A. Là những thành phần của hạt virus đã được tách ra trong quá trình sản xuất vac-xin B. Là các ngoại độc tố của virus tổng hợp ra trong quá trình nhân lên D. Các kháng nguyên này rất có giá trị trong chẩn đoán và sản xuất vac-xin C. Các kháng nguyên này ít có giá trị trong chẩn đoán và sản xuất vac-xin 29. Chất tẩy uế có đặc điểm: D. Có tác động mạnh đối với vi khuẩn, làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn B. Chỉ dùng để tẩy uế đồ vật C. Có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nên có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da A. Có nguồn gốc từ các chất hóa học hay từ động vật, thực vật 30. Đặc điểm lông của vi khuẩn: D. Là cầu giao phối giúp cho vi khuẩn truyền các yếu tố di truyền B. Là một bán kháng nguyên A. Là một kháng nguyên hoàn toàn C. Không có vai trò kháng nguyên 31. Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho: C. Vách không còn khả năng phân chia nên vi khuẩn bị tiêu diệt B. Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt A. Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt D. Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt 32. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là: B. Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom C. Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom, gây nên đọc sai mã của ARN thông tin. A. Kháng sinh phá hủy ARN thông tin D. Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển 33. Kháng sinh làm hư hại màng nguyên tương vi khuẩn theo cơ chế: A. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của vách vi khuẩn. C. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng nguyên tương. B. Kháng sinh làm tăng tính thấm chọn lọc của màng nguyên tương vi khuẩn. D. Kháng sinh làm thay đổi tính thẩm thấu của màng nhân. 34. Vi khuẩn Chlamydia bắt buộc phải sống ký sinh nội bào vì: C. Không có khả năng tạo ATP bằng hiện tượng oxy hóa D. Không có vách nên không thể tồn tại ngoài môi trường A. Không có enzym nội bào nên không tự chuyển hoá, trao đổi chất B. Không có enzym ngoại bào nên không tự chuyển hoá, trao đổi chất 35. Tính chất sau không phải là đặc điểm của lông vi khuẩn? D. Kháng nguyên lông được dùng để phân loại một số vi khuẩn C. Chỉ những vi khuẩn có lông mới di động được B. Lông được tổng hợp từ các acid amin dạng D A. Lông mọc từ nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn 36. Cầu khuẩn là: A. Những vi khuẩn hình cầu. D. Sắp xếp thành từng đám hay rải rác. B. Những vi khuẩn hình cầu hoặc tương đối giống hình cầu. C. Có đường kính trung bình khoảng 1nm. 37. Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao: C. Di động (+), không sinh nha bào A. Trực khuẩn ngắn, Gram âm D. Trong điều kiện không thuận lợi có thể sinh nha bào B. Trực khuẩn mảnh, đôi khi phân nhánh 38. Trong chẩn đoán trực tiếp bệnh thương hàn, tuỳ theo giai đoạn tiến triển của bệnh để lấy bệnh phẩm là: B. Cấy phân ở tuần đầu khi mới phát bệnh cho tỷ lệ dương tính cao A. Cấy máu ở tuần đầu khi mới phát bệnh cho tỷ lệ dương tính cao C. Cấy nước tiểu ở tuần đầu khi mới phát bệnh cho tỷ lệ dương tính cao D. Cấy máu từ ngày 12-14 của bệnh trở đi mới cho tỷ lệ dương tính cao 39. Bản chất hóa học của vỏ vi khuẩn có hai loại: D. Protein hoặc lipoprotein B. Polysaccharit hoặc protein C. Polypeptid hoặc polysaccharit A. Polypeptid hoặc lipoprotein 40. Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế: C. Ức chế sinh tổng hợp protein. B. Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn. A. Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn. D. Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn. 41. Đặc điểm lông của vi khuẩn: D. Là một bán kháng nguyên do bản chất là các sợi polysaccharit trùng hợp B. Lông giúp cho vi khuẩn bám được lên bề mặt tế bào C. Lông được tạo thành bởi các protein sợi A. Tất cả các vi khuẩn đều có lông 42. Đặc điểm của interferon: A. Bản chất là kháng thể dịch thể. D. Có tác dụng ức chế hoạt động của ARN thông tin của virus. B. Bản chất là lipo-polysaccharit. C. Có tác dụng ức chế hoạt động của ARN vận chuyển của virus. 43. Trong bệnh thương hàn, thời gian sớm nhất xuất hiện các kháng thể trong máu có thể phát hiện thấy trong thử nghiệm widal là: C. Kháng thể H xuất hiện sau 7 - 10 ngày A. Kháng thể O xuất hiện sau 12 - 14 ngày D. Kháng thể H xuất hiện sau 12 - 14 ngày B. Kháng thể O xuất hiện sau 2 - 4 ngày 44. Đặc điểm tính kháng nguyên của các thành phần hạt virion: A. Vỏ capsid có tính kháng nguyên đặc hiệu nhất B. Vỏ envelop có tính kháng nguyên đặc hiệu nhất C. Acidnucleic không có tính kháng nguyên D. Acidnucleic có tính kháng nguyên cao 45. Đặc điểm kháng nguyên acid nucleic của virus: C. Nucleoprotein là những kháng nguyên không hoàn toàn B. Acid nucleic là những kháng nguyên không hoàn toàn A. Acid nucleic là những kháng nguyên hoàn toàn D. Kháng nguyên nucleoprotein có ở những virus có cấu trúc đối xứng khối 46. Đặc điểm nhân lên của virus: D. Có thể nhân lên được trong môi trường nhân tạo chuyên biệt. B. Chỉ nhân lên được trong tế bào sống cảm thụ. C. Chỉ nhân lên được trong cơ thể sống. A. Chỉ nhân lên được trong tế bào sống. 47. Kháng nguyên enzym của vi khuẩn có đặc điểm: C. Bản chất là phức hợp lipid-polysaccharit nên tính sinh miễn dịch yếu B. Là enzym độc lực của nhóm enzym ngoại bào D. Bản chất là ngoại độc tố nên tính sinh miễn dịch cao A. Là nhóm enzym nội bào 48. Đặc điểm vỏ của vi khuẩn: A. Quan sát được vỏ khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram. B. Là một lớp nhầy, lỏng lẻo, không rõ rệt bao bên ngoài vách của một số vi khuẩn. C. Chỉ có ở những vi khuẩn Gram âm. D. Chỉ có ở những vi khuẩn không có vách. 49. Tính đặc hiệu kháng nguyên vách (O) của vi khuẩn Gram dương được quyết định bởi: C. Thành phần peptidoglycan và polysacchrit A. Thành phần peptidoglycan B. Thành phần acid techoic và protein M hay protein A D. Tùy mỗi loại vi khuẩn mà một trong các thành phần trên quyết định tính đặc hiệu kháng nguyên thân 50. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn: B. Vỏ chỉ có ở vi khuẩn Gram dương A. Bản chất hóa học là polypeptid hoặc polysaccharit C. Kích thích cơ thể sinh miễn dịch mạnh do bản chất là polypeptid D. Gây được miễn dịch nhưng yếu do bản chất là lipid 51. Trong bệnh sốt thương hàn, vi khuẩn có thể cư trú tại các cơ quan dẫn đến tình trạng người lành mang bệnh, hay gặp nhất là các cơ quan: B. Gan, mật, mảng payer D. Mảng payer, đại tràng A. Thận, bàng quang C. Bàng quang, mật 52. Kháng nguyên hòa tan của virus là những kháng nguyên thu được từ nuôi cấy tế bào nhiễm virus: A. Sau khi đã loại bỏ virus và nước nuôi cấy virus D. Sau khi đã loại bỏ nước nuôi cấy virus và các thành phần của tế bào B. Sau khi đã loại bỏ các thành phần của tế bào C. Sau khi đã loại bỏ virus và các thành phần của tế bào 53. Kháng sinh có đặc điểm: D. Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau. B. Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật. C. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định. A. Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học. 54. Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn: C. Các gen đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon. D. Gen đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-. B. Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu. A. Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn. 55. Chức năng của vách vi khuẩn: A. Thẩm thấu chọn lọc và vận chuyển các chất hòa tan. C. Tham gia tổng hợp các enzym ngoại bào. B. Là nơi tập trung của các men chuyển hóa và hô hấp. D. Mang những kháng nguyên quan trọng của vi khuẩn. 56. Đặc điểm kháng nguyên của vỏ capsid của virus: B. Chứa phần lớn protein của virus nên là những kháng nguyên quan trọng C. Là một phức hợp kháng nguyên nucleoprotein A. Bản chất vỏ capsid là lipoprotein nên có tính kháng nguyên cao D. Là một phức hợp kháng nguyên glucoprotein 57. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn: D. Bản chất hóa học là phức hợp lipopolysaccharit A. Có tính kháng nguyên mạnh C. Bao bên ngoài vách tế bào nên có tính kháng nguyên đa đặc hiệu B. Có tính kháng nguyên yếu 58. Lipopolysaccharit của vi khuẩn không được sử dụng để sản xuất thành vac-xin vì: D. Không có tính đặc hiệu kháng nguyên riêng A. Có tính độc cao nên gây nguy hiểm cho cơ thể C. Kháng thể được tạo ra bởi kháng nguyên này mang tính đa đặc hiệu B. Là một kháng nguyên không hoàn toàn nên tính sinh miễn dịch yếu 59. Đặc điểm kháng nguyên O của vi khuẩn đường ruột: D. Bản chất là phức hợp protein - polyosid - lipid B. Chịu nhiệt kém A. Là kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn C. Bản chất là phức hợp lipopolysaccharit 60. Cơ chế đề kháng thuốc kháng sinh là do: C. Vi khuẩn tạo ra các isoenzym không có ái lực với thuốc nữa. B. Vi khuẩn làm mất đích tác động của thuốc. D. Vi khuẩn ức chế sinh tổng hợp acid nucleic. A. Vi khuẩn làm tăng tính thấm của màng nguyên tương. 61. Kháng sinh đồ là kỹ thuật: D. Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn B. Xác định độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn C. Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn A. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh 62. Trên môi trường đặc, khuẩn lạc của trực khuẩn đường ruột có đặc điểm: B. Dạng R: khuẩn lạc xù xì, mặt bóng, dẹt C. Dạng M: khuẩn lạc nhầy, trơn, tròn, lồi, bóng A. Dạng S: khuẩn lạc tròn, bờ không đều, mặt khô D. Đa số khuẩn lạc phát triển nhanh sau 24 - 48 giờ 63. Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh trong sinh tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn: D. Ngăn cản sinh tổng hợp AND-polymerase phụ thuộc ARN. B. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ARN. A. Ức chế enzym gyrase nên ngăn cản sự sao chép của AND. C. Tác động vào ARN khuôn, ức chế tổng hợp ADN. 64. Đặc điểm của vi khuẩn có R - plasmid: D. Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh C. Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh A. Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh B. Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh 65. Chất tẩy uế và chất sát khuẩn giống nhau ở điểm: D. Gây độc hại cho cơ thể. B. Có thể dùng tại chỗ như bôi ngoài da. C. Thường chỉ dùng để tẩy uế đồ vật. A. Có thể tổng hợp bằng phương pháp hóa học, ly trích từ động vật, thực vật hoặc vi sinh vật. Time's up # Đại Học Y Dược Cần Thơ# Đề Thi