Chương IV; V; VI: Thuyết động học phân tử; Nhiệt động lực học; Điện và sự sốngFREELý Sinh Y Dược Hồ Chí Minh 1. Điện thế nghỉ ở tế bào được tạo ra do sự chênh lệch ba ion vô cơ quan trọng nhất là các ion nào? B. Na+, Mg2+, Cl- A. Na+, K+, HCO3 - D. Na+, K+, Cl- C. K+, Ca2+, HCO3- 2. Trong thí nghiệm trên màng tế bào thần kinh của con mực, điện thế hoạt động (hay còn gọi là xung thần kinh) xuất hiện khi màng tế bào nhận kích thích đạt ngưỡng, và sẽ đạt giá trị cực đại sau: C. 1 ms tính từ lúc nhận kích thích D. 1 μs tính từ lúc nhận kích thích B. 3 μs tính từ lúc nhận kích thích A. 1s tính từ lúc nhận kích thích 3. Tại sao có thể ứng dụng dòng điện cao tần vào phẫu thuật hay đốt cắt điện? C. Với sóng ngắn, nhiệt giữ ít ở tổ chức mỡ và cơ A. Do khi đặt một hiệu điện thế cao tần vào các điện cực rất mỏng, nhọn sẽ gây tác dụng nhiệt D. Với sóng siêu ngắn, nhiệt giữ ít ở tổ chức mỡ và cơ B. Tần số 500-600 Hz đạt hiệu quả cao 4. Một động cơ nhiệt sau một thời gian làm việc thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng Q1= 2,5 . 106J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng Q2 = 1,5 . 106J. Nếu nhiệt độ của nguồn nóng và nguồn lạnh lần lượt là 3000C và 500C thì hiệu suất thực và hiệu suất cực đại của động cơ này là: D. 40%; 44% B. 42%; 48% A. 34%; 39% C. 42%; 46% 5. Cơ thể hít không khí vào phổi theo định luật nào sau đây? D. Pascal B. Fick A. Boyle-Mariotte C. Henry 6. Điều nào sau đây là đúng khi cơ thể ở trạng thái dừng? B. Năng lượng tự do đạt giá trị cực đại và tự duy trì độc lập C. Vẫn phải nhận năng lương và vật chất từ bên ngoài A. Không còn trao đổi năng lượng với mà vẫn thực hiện công D. Entropy đạt giá trị cực đại vẫn có thể thực hiện công 7. Quá trình nào sau đây khiến hệ thu nhiệt? D. Tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp hơn A. Trong quá trình bay hơi C. Khi hệ sống nằm trong môi trường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể B. Tiếp xúc với vật khác có nhiệt độ cao hơn 8. Trong quá trình hô hấp, mỗi khi chúng ta hít vào thì: A. Cơ hoành hạ thấp, thể tích phổi tăng lên, giảm áp suất khí trong phổi B. Cơ hoành hạ thấp, thể tích phổi tăng lên, tăng áp suất khí trong phổi C. Cơ hoành nâng lên, thể tích phổi giảm xuống, tăng áp suất khí trong phổi D. Cơ hoành nâng lên, thể tích phổi tăng lên, giảm áp suất khí trong phổi 9. Trong hiện tượng điện di, các hạt mang điện sẽ chuyển động dưới tác động của điện trường. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG chính xác: B. Vận tốc chuyển động của hạt không phụ thuộc vào cường độ điện trường C. Các hạt tích điện âm sẽ chuyển động ngược chiều điện trường, các hạt điện tích dương sẽ chuyển động cùng chiều điện trường A. Hạt chuyển động với vận tốc không đổi khi đặt trong điện trường không đổi D. Vận tốc chuyển động của hạt trong điện trường phụ thuộc vào điện tích của hạt 10. Trên 1 người, trường hợp tổn thương do điện nào sau đây là nghiêm trọng nhất? C. Dòng điện đi từ tay trái qua lồng ngực đến chân phải A. Dòng điện đi từ tay phải qua lồng ngực đến tay trái D. Dòng điện đi từ tay phải qua lồng ngực đến chân phải B. Dòng điện đi từ tay trái chạm trực tiếp tay phải 11. Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái? D. Thể tích C. Áp suất A. Nhiệt độ B. Khối lượng 12. Botulinum là 1 loại độc tố rất nguy hiểm, có thể gây tử vong với liều rất thấp. Cơ chế của Botulinum là gắn vào thụ thể của acetylcholine ở màng synapse sau. Hậu quả có thể xảy ra khi nhiễm chất độc này là gì? A. Cơ co cứng không giãn ra được (liệt cứng) D. Cơ vẫn hoạt động bình thường C. Cơ bị hoại tử ngay lập tức B. Cơ không co lại được (liệt mềm) 13. Phát biểu nào sau đây SAI về trạng thái dừng của hệ thống sống? A. Entropy của hệ không đạt giá trị cực đại C. Cần năng lượng tự do để duy trì cân bằng B. Không tồn tại các gradient trong hệ D. Có dòng không đổi vật chất vào và ra khỏi hệ 14. Yếu tố nào sau đây gây ảnh hưởng tới sự vận chuyển khí trong cơ thể? D. Không đáp án nào đúng C. A và B đều đúng B. Hoạt động chuyển hóa ở tế bào, mô A. Vai trò tuần hoàn máu và sự thay đổi khối lượng lẫn chất lượng máu 15. Tại sao dòng xoay chiều có thể được dùng để tạo sự tập luyện và tăng cường cho cơ? C. Dòng điện xoay chiều cung cấp năng lượng cho cơ B. Dòng điện xoay chiều kích thích cơ co và giãn liên tục nên nhanh mệt A. Dòng điện xoay chiều với tác dụng nhiệt kích thích cơ co D. Không có ý nào đúng 16. Tìm năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ một khối đồng có khối lượng 1.5kg từ 25 độ C lên 80 độ C. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 385 J/kgK. D. 26645,2 J C. 25896,2 J B. 31762,5 J A. 30020 J 17. Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua tế bào và mô sống, cường độ dòng điện qua hệ sẽ thay đổi như thế nào? B. Giảm dần A. Không đổi D. Lúc tăng lúc giảm C. Tăng dần 18. Hệ kín là hệ như thế nào? C. Không trao đổi năng lượng lẫn vật chất với môi trường A. Chỉ trao đổi vật chất với môi trường mà không trao đổi năng lượng D. Trao đổi vật chất lẫn năng lượng với môi trường B. Chỉ trao đổi năng lượng với môi trường mà không trao đổi vật chất 19. Sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? C. Khí oxi khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang qua màng phế nang-mao mạch A. Khí oxi khuếch tán từ phế nang vào mao mạch phổi qua màng phế nang-mao mạch B. Khí cacbonic khuếch tán từ phế nang vào mao mạch phổi qua màng phế nang-mao mạch D. Không có ý nào đúng 20. Để nhỏ 0,5cm3 dầu, người ta dùng ống nhỏ giọt có đường kính trong của ống là 0,4mm thì được 100 giọt. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 800 kg/m3, g = 9.81 m/s2. Hệ số căng mặt ngoài của dầu là? B. 0,031 N/m C. 0,041 N/m A. 0,021N/m D. 0,011 N/m 21. Cơ chế nào có trong pha tái phân cực của điện thế hoạt động? C. Ion Kali di chuyển ồ ạt ra ngoài tế bào qua bơm Kali A. Ion Natri di chuyển ồ ạt ra ngoài tế bào là cơ chế chính B. Có kéo theo sự tiêu hao về năng lượng D. Ion Kali chỉ ra ngoài theo gradient nồng độ, còn điện thế làm cản trở dòng Kali này 22. Nhiệt độ nào sau đây là cao nhất? D. Điểm đóng băng của nước C. 302K A. 38 độ C B. 97 độ F 23. Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh ở các sợi trục có bao myelin, phát biểu nào sau đây là SAI? B. Sự dẫn truyền xung điện được thực hiện theo lối “nhảy cóc” A. Bao myelin dày từ 1 – 3 mcm C. Bao myelin có điện trở suất lớn D. Nếu không có môi trường điện ly bên ngoài bao myelin, thì vẫn lan truyền được điện thế hoạt động 24. Đặc điểm nào sau đây nói về chuyển động Brown? D. Khi các phân tử chất lỏng chuyển động va chạm vào các hạt có kích thước nhỏ A. Khi các phân tử chất lỏng chuyển động va chạm vào các hạt có kích thước lớn B. Khi các phân tử chất khí chuyển động va chạm vào các hạt có kích thước nhỏ C. Khi các phân tử chất khí chuyển động va chạm vào các hạt có kích thước lớn 25. Làm thế nào mà hệ thần kinh có thể đáp ứng với các kích thích từ bên ngoài? Chọn đáp án đúng. D. Dẫn truyền tín hiệu hóa học giữa neuron và tế bào cơ vân để đáp ứng B. Đầu ra của các neuron là đuôi gai (dendrite) A. Tiếp nhận các kích thích qua các synapse ở da C. Dẫn truyền xung động thần kinh giữa neuron và tế bào cơ vân là bằng các sợi axon và synapse 26. Công nào sau đây không bắt nguồn từ năng lượng tự do trong cơ thể? A. Công thẩm thấu D. Công quang học C. Công hóa học B. Công điện 27. Trong cùng 1 điều kiện sinh lý, sợi thần kinh (1) có bán kính gấp đôi sợi thần kinh (2), cả 2 sợi đều không có bao myelin. Vậy sợi thần kinh nào có thời gian dẫn truyền ngắn hơn? D. Cả 2 sợi dẫn truyền với thời gian như nhau A. Sợi (1) C. Không so sánh được B. Sợi (2) 28. Vì sao có giai đoạn trơ sau khi xuất hiện 1 điện thế hoạt động ở 1 vị trí nào đó? D. Để đảm bảo điện thế động chỉ được lan truyền theo 1 chiều B. Để bắt đầu sự khử cực tiếp theo C. Để mở các kênh Kali khôi phục trạng thái nghỉ của màng A. Để tăng số lần có điện thế hoạt động 29. Gắn một hệ điện cực lên một neuron, một điện cực bên trong, một điện cực bên ngoài màng. Hai điện cực được nối với 1 vôn kế, lúc đầu kim đang ở -60mV (phía bên trái). Trong quá trình xảy ra điện thế hoạt động, kim sẽ di chuyển như thế nào? C. Từ -60mV lệch phải dần đến 50mV sau đó lệch trái đến -68mV rồi lại về -60mV A. Từ -60mV về vị trí cân bằng sau đó lệch trái -68mV rồi về lại -60mV D. Từ -60mV lệch phải dần đến 50mV rồi về vị trí cân bằng B. Từ -60mV về vị trí cân bằng sau đó lệch phải đến 50mV rồi về lại -60mV 30. Khi nói về áp suất phụ (Δp): A. Δp > 0 khi bề mặt chất lỏng lồi, áp suất phụ cùng chiều với áp suất phân tử của chất lỏng B. Δp > 0 khi bề mặt chất lỏng lõm, áp suất phụ ngược chiều với áp suất phân tử của chất lỏng D. Δp < 0 khi về mặt chất lỏng lõm, áp suất phụ cùng chiều với áp suất phân tử của chất lỏng C. Δp < 0 khi về mặt chất lỏng lồi, áp suất phụ ngược chiều với áp suất phân tử của chất lỏng 31. Khi đặt một vật bằng len và vật bằng sắt ở ngoài trời, sau một thời gian ta sờ vào thấy vật bằng sắt cảm giác lạnh hơn rất nhiều so với vật bằng len. Điều này do sự khác nhau về: D. Tất cả đều sai C. Nhiệt ẩn A. Nhiệt độ môi trường B. Hệ số dẫn nhiệt 32. Cho nồng độ (mcM/cm3) các ion Na+, K+ ở trong và ngoài tế bào hồng cầu người như sau, biết rằng hồng cầu người trung hòa với Cl- và hệ số thấm của K+ lớn gấp 30 lần của Na+ - Trong tế bào: Na+: 12 mcM/cm3; K+: 155 mcM/cm3 - Ngoài tế bào: Na+: 145 mcM/cm3; K+: 4 mcM/cm3 Điện thế nghỉ của tế bào hồng cầu người ở 37 độ C là bao nhiêu? C. -76 mV A. -75 mV D. -76,5 mV B. -75,5 mV 33. Bậc tự do của các khí cacbonic, lưu huỳnh dioxit, hidro sunfua là bao nhiêu? A. i = 2 B. i = 4 C. i = 6 D. i = 8 34. Người ta cung cấp trong một xilanh khí nằm ngang nhiệt lượng 5J. Khí nở ra đẩy pittong đi 1 đoạn 5cm bằng 1 lực có độ lớn là 40N. Độ biến thiên nội năng của khối khí là bao nhiêu? D. 3J B. -3J A. -2J C. 2J 35. Khi điện di một mẫu hỗn hợp DNA, người ta sẽ nạp mẫu vào phía điện cực nào? C. Điện cực bất kỳ D. Tất cả các ý trên đều đúng B. Điện cực dương A. Điện cực âm 36. Xét một ống mao dẫn nằm ngang chứa chất lỏng có bọt khí bên trong. Ống mao dẫn có bán kính r và chất lỏng có hệ số căng mặt ngoài là σ. Áp suất p có độ lớn thỏa mãn điều kiện nào thì chất lỏng dịch chuyển? D. p< 2σ/r A. p> 4σ/r B. p< 4σ/r C. p> 2σ/r 37. Vì sao trong hiện tượng khử cực, dòng ion Natri chỉ đi một chiều vào trong màng tế bào? Chọn đáp án đúng nhất. A. Vì nồng độ ion Natri bên ngoài tế bào cao hơn bên trong C. Cả hai ý trên đều đúng D. Cả hai ý trên đều sai B. Vì bên trong tế bào có điện tích âm hơn bên ngoài tế bào 38. Thế nào được gọi là một hệ đóng? D. Hệ chỉ có trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất với môi trường xung quanh C. Hệ có sự trao đổi vật chất lẫn năng lượng với môi trường xung quanh A. Một tập hợp các phần tử vật chất trong một khoảng không gian xác định và tách biệt với môi trường xung quanh B. Hệ không sự có trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh 39. Làm thế nào mà hệ thần kinh có thể đáp ứng với các kích thích từ bên ngoài? Chọn đáp án đúng. D. Dẫn truyền tín hiệu hóa học giữa neuron và tế bào cơ vân để đáp ứng B. Đầu ra của các neuron là đuôi gai (dendrite) C. Dẫn truyền xung động thần kinh giữa neuron và tế bào cơ vân là bằng các sợi axon và synapse A. Tiếp nhận các kích thích qua các synapse ở da 40. Đại lượng nào sau đây không phải hàm trạng thái? C. Entropy S A. Thế áp đẳng nhiệt G B. Enthapy H D. Công W 41. Dùng vi điện cực xác định được điện thế nghỉ của một tế bào là -90(mV). Cho điện thế cân bằng của ion K+ là: EK+ = -116 mV. Vậy K+ sẽ di chuyển theo hướng nào so với màng tế bào? B. Vào trong màng D. Theo một hướng khác C. Cả 2 hướng trên A. Ra ngoài màng 42. Không khí có tỉ lệ là O2/N2 = 1:4. Tính áp suất riêng phần của O2 ở mực nước biển. Cho biết áp suất khí quyển tại đây là 760mmHg. D. 152mmHg B. 132mmHg C. 142mmHg A. 122mmHg 43. Ở trạng thái nghỉ ngơi, lượng khí được trao đổi ở phổi trong mỗi lần thở là: B. 2 lít A. 1 lít D. ½ lít C. 3 lít 44. Ý nào sau là SAI? C. Hoạt động của tim chịu sự điều khiển trực tiếp bởi hệ thần kinh trung ương D. Chu kỳ co bóp tim theo thứ tự là tâm nhĩ co, tâm thất co, giãn chung A. Hệ thần kinh thực vật ảnh hưởng đến xung điện của nút SA B. Xung điện cho chu kỳ co bóp của tim bắt nguồn từ SA - AV - bó His - Sợi Purkinje 45. Ở các synapse kích thích, khi các chất dẫn truyền thần kinh tới gắn với các thụ thể của nó ở tế bào sau synapse sẽ gây nên trạng thái: C. Quá phân cực màng tế bào D. Khử cực tế bào A. Phân cực màng tế bào B. Làm mở các kênh Na+ trên màng 46. Hiện tượng nào xảy ra khi đặt 1 điện trường không đổi lên hệ dị thể, các hạt của hệ sẽ phân tán trong điện trường đến điện cực trái dấu? A. Điện thẩm B. Điện thể lắng D. Điện thế chảy C. Điện di 47. Điều nào sau đây là sai khi nói về bậc tự do? B. Các hơi kim loại (1 nguyên tử) thì bậc tự do của chúng là i = 3 A. Bậc tự do của các phân tử khí là số tọa độ độc lập cần thiết để xác định vị trí của phân tử đó ở trong không gian C. Bậc tự do của các phân tử chỉ nhận giá trị i = 4,5,6 D. Bậc tự do của phân tử liên quan chặt chẽ với số thành phần chuyển động của phân tử 48. Khi nén khí đẳng nhiệt thì điều gì sẽ xảy ra? B. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi C. Số phân tử trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với áp suất D. Số phân tử trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với áp suất A. Số phân tử trong một đơn vị thể tích có thể tăng hoặc giảm 49. Cơ chế nào có trong pha tái phân cực của điện thế hoạt động? B. Có kéo theo sự tiêu hao về năng lượng A. Ion Natri di chuyển ồ ạt ra ngoài tế bào là cơ chế chính D. Ion Kali chỉ ra ngoài theo gradient nồng độ, còn điện thế làm cản trở dòng Kali này C. Ion Kali di chuyển ồ ạt ra ngoài tế bào qua bơm Kali 50. Một neuron (1) có mức điện thế bên trong màng là -70mV và một neuron (2) có mức điện thế -90mV thì neuron nào khử cực nhanh hơn? D. Không thể so sánh do chưa đủ dữ kiện A. Neuron (1) C. Cả 2 neuron đều khử cực với thời gian như nhau B. Neuron (2) 51. Vì sao dòng điện lại nguy hiểm với cơ thể? A. Dòng điện đi qua cơ thể có thể gây những hiệu ứng sinh lý khác nhau, có thể là tổn thương, gây đau đớn, nặng hơn thì có thể tử vong D. Tất cả các ý trên B. Khi dòng điện chạy qua cơ thể, nhiệt lượng dòng điện tỏa ra có thể gây bỏng C. Xung điện từ bên ngoài có thể gây hỗn loạn hoạt động các buồng tim (rung thất) 52. Hiện tượng tắt mạch máu do bóng hơi được giải thích dựa trên hiện tượng vật lý nào sau đây? D. Do áp suất phụ tổng hợp ngược chiều với chiều chuyển động của máu C. Do áp suất phân tử ngược chiều với chiều chuyển động của máu A. Do áp suất phụ ngược chiều với áp suất phân tử nên giảm áp lực lên máu B. Do áp suất phụ cùng chiều với áp suất phân tử nên tăng áp lực lên máu 53. Phát biểu định luật thực nghiệm Hess (1840): D. Không có câu nào đúng C. Hiệu ứng nhiệt của một quá trình hóa học phức tạp phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian và trạng thái đầu – cuối của quá trình. A. Hiệu ứng nhiệt của một quá trình hóa học phức tạp không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu – cuối của quá trình. B. Hiệu ứng nhiệt của một quá trình hóa học phức tạp chỉ phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian mà không phụ thuộc vào trạng thái đầu – cuối của quá trình. 54. Phát biểu nào sau đây về sự lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh là SAI? D. Đối với các sợi thần kinh có cùng đường kính, sợi có bao myelin sẽ truyền nhanh hơn sợi không có B. Sóng hưng phấn là một hoặc một chuỗi các xung điện động tại điểm phát sinh ban đầu trên sợi thần kinh A. Sự lan truyền xung điện động theo sợi thần kinh nhằm mục đích dẫn truyền các thông tin trong cơ thể C. Sóng hưng phấn khi truyền trong môi trường sẽ yếu dần đi do sự thất thoát năng lượng 55. Hai dung X và Y ngăn cách nhau bởi một màng bán thấm, X là dung dịch glucose 5%, còn Y là dung dịch glucose 3%. Nước sẽ di chuyển như thế nào giữa 2 dung dịch này? D. Tự di chuyển trong mỗi dung dịch B. Từ Y sang X A. Từ X sang Y C. Không di chuyển 56. Thể tích khí O2 trao đổi được trong 1ml máu là? Cho biết áp suất riêng phần của hơi nước ở phế nang luôn bằng 47tor, hệ số khuếch tán của oxy vào máu là 0,023. A. 0,0024ml C. 0,0098ml D. 0,0029ml B. 0,0032ml 57. Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng đến 3270C thì áp suất không khí trong bơm là bao nhiêu? A. 7.105 Pa B. 8.105 Pa D. 10.105 Pa C. 9.105 Pa Time's up # Đề Thi# Đại Học Y Dược TP.HCM