K47 – Đề thi CKFREELý luận cơ bản y học cổ truyền Y Cần Thơ 1. Ứ huyết gây bệnh KHÔNG có đặc điểm sau: A. Đau C. Tím tái B. Sưng, u cục D. Phù thũng 2. Theo học thuyết Thủy Hỏa, bài thuốc Lục vị thích hợp dùng điều trị trong trường hợp: C. Chân hỏa sắp bị tuyệt B. Chân thủy hao kiệt D. Chân hỏa hư tổn A. Thủy hỏa cùng hư 3. Đặc điểm của phù lạc và tôn lạc: B. Tuần hành ở phần sâu trong cơ thể C. Có tác dụng thông dinh vệ A. Luôn có lộ trình nhất định D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường 4. Trong mối quan hệ giữa tạng phủ và sự sinh khí của cơ thể, tạng phủ có vai trò là nguồn sinh ra khí huyết chính là: C. Tâm, Tỳ D. Phế, Tam tiêu B. Thận, Can A. Tỳ, Vị 5. Các kinh âm ở chân có lộ trình bắt đầu từ: B. Đầu C. Ngón tay A. Ngón chân D. Ngực 6. Theo Y học cổ truyền, các kinh dương ở chân có nơi bắt đầu và kết thúc là: C. Vùng đầu, ngón chân D. Ngón chân, bụng ngực A. Tạng phủ, ngón tay B. Ngón tay, vùng đầu 7. Trong thuyết Ngũ hành, đặc tính của hành Mộc là: B. Nhuận hạ A. Viêm thượng C. Ái giá sắc D. Khúc trực 8. Thức ăn từ Vị đưa xuống, được Tiểu trường tiếp nhận để tiến hành tiêu hóa, đó là do Tiểu trường có chức năng: C. Tồn trữ dịch ruột A. Chủ hóa vật B. Tiết biệt thanh trọc D. Chủ thụ thịnh 9. Tạng Thận có chức năng: C. Tàng huyết A. Nạp khí D. Chủ khí, tư hô hấp B. Vận hóa thủy dịch 10. Theo học thuyết Tạng phủ, tạng Tỳ có quan hệ biểu lý với phủ: D. Tiểu trường A. Tâm bào C. Vị B. Đại trường 11. Đặc điểm thuộc về phần dịch trong tân dịch: B. Trong loãng D. Phân bố ở khớp, tạng phủ, não, tủy C. Có tác dụng tư nhuận A. Lưu động dễ 12. Hoạt động KHÔNG liên quan đến chức năng chủ thăng thanh của Tỳ: D. Đào tạo huyết dịch vận hành trong lòng mạch A. Giữ cho cơ quan nội tạng có vị trí hằng định B. Tỳ khí mang thủy cốc tinh vi đi lên đến Tâm, Phế, mắt... C. Thủy cốc tinh vi được hấp thu và phân bố bình thường 13. Đau như châm chích, điểm đau cố định, cự án, sưng đau bầm tím một vùng cơ thể, sắc mặt tím tối, môi tím, lưỡi tím tối hoặc có điểm ứ huyết, mạch sáp là biểu hiện của: A. Huyết ứ C. Huyết hư B. Huyết hàn D. Huyết nhiệt 14. Vận dụng thuyết Âm dương để giải thích kết cấu cơ thể người, các bộ phận trong cơ thể được giải thích như sau: D. Bên dưới là dương, bên trên là âm C. Phía lưng là dương phía bụng là âm A. Tạng phủ thuộc dương, kinh lạc thuộc âm B. Tạng thuộc dương, phủ thuộc âm 15. Vận dụng nội dung tương thừa trong học thuyết ngũ hành để giải thích tình huống Tâm suy: C. Can thừa D. Tỳ thừa A. Phế thừa B. Thận thừa 16. Vận động Âm Dương bình thường trong cơ thể biểu hiện: D. Trọc Âm chủ thăng A. Trọc Âm phát ra ngoài da B. Thanh Dương đi vào trong C. Tỳ thăng Vị giáng 17. Theo Y học cổ truyền, loại ngoại tà dễ gây hao thương khí và tân dịch: B. Phong tà D. Thấp tà C. Hàn tà A. Thử tà 18. Nguyên nhân trực tiếp thường gây chứng huyết hư là: D. Phế khí hư B. Thận dương hư A. Tỳ Vị hư nhược C. Tâm dương hư 19. Bài thuốc có các vị gồm Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Phụ tử chế, Nhục quế có tác dụng: D. Hồi dương cứu nghịch A. Tư bổ thận âm B. Ôn bổ thận dương C. Âm dương cùng bổ 20. Điểm cần lưu ý về thuốc tư âm: A. Hay gây táo bón D. Dễ sinh huyền ẩm, chi ẩm B. Gây chân tay lạnh C. Hay gây nê trệ 21. Trong cơ thể, để thủy biến hóa được cần có sự thúc đẩy của: B. Dương khí C. Thủy thấp A. Huyết dịch D. Chân âm 22. Loại ngoại tà có đặc điểm gây bệnh là có thể sinh ra nội phong với biểu hiện sốt cao, tứ chi co giật, hai mắt trợn ngược, gồng cứng cổ gáy lưng: B. Hàn D. Phong C. Hỏa A. Thử 23. Nói về lao dật, các biểu hiện như hồi hộp, hay quên, mất ngủ, mơ nhiều và ăn kém, bụng trướng, tiêu chảy có nguyên nhân là do: B. Lao lực D. Phòng lao C. Lao thần A. Quá dật 24. Trong cơ thể con người, hệ kinh lạc có vai trò: B. Ngăn chặn sự xâm nhập của nguyên nhân bệnh từ bên ngoài D. Là nơi tuần hoàn của khí huyết trong cơ thể A. Dẫn thuốc vào cơ quan tạng phủ đúng theo quy kinh của vị thuốc C. Biểu hiện ra bên ngoài những bệnh lý của tạng phủ 25. Thở ngắn, hụt hơi, tiếng nói nhỏ, hoa mắt chóng mặt, tự hạn, khi vận động thì các triệu chứng trên gia tăng, lưỡi nhạt, mạch vô lực là biểu hiện của: D. Khí trệ C. Khí hãm A. Khí hư B. Khí nghịch 26. Theo thuyết Thiên nhân hợp nhất, dưới sự tác động của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát sinh bệnh chính là: A. Chính khí suy B. Ẩmm thực thất điều C. Thất tình uất kết D. Tà khí thịnh 27. Thủy bất túc, làm cho Mộc suy nhược, đó là mối quan hệ: A. Tương thừa C. Mẫu bệnh cập tử D. Tượng vũ B. Tử bệnh cập mẫu 28. Do khí có chức năng phòng ngự nên khi khí suy kém thì: D. Tất cả sai A. Nếu có bệnh cũng dễ chữa C. Tà khí có xâm nhưng khó mắc bệnh B. Tà khí dễ xâm nhập 29. Trong thuyết Ngũ hành, những sự vật, hiện tượng có tính chất hoặc tác dụng ôn nhiệt, hướng lên trên đều quy thuộc hành: B. Hỏa A. Kim D. Mộc C. Thủy 30. Theo học thuyết tạng phủ, chức năng tâm chủ huyết mạch bình thường thì biểu hiện ra bên ngoài sẽ là: B. Sắc lưỡi hồng nhạt, tư nhuận mà quang trạch C. Vùng ngực cảm giác đau nhẹ D. Sắc mặt trắng nhạt A. Mạch hòa hoãn, vô lực 31. Loại tình cảm mà khi thái quá sẽ làm tổn thương tạng Phế là: D. Buồn B. Suy nghĩ C. Vui A. Sợ hãi 32. Theo Y học cổ truyền, vệ khí đóng vai trò chính trong việc phòng ngừa đối với tác nhân gây bệnh là: D. Trùng thú cắn A. Hàn tà C. Quá dật B. Quá lao 33. Trong quá trình vận động khí bình thường của cơ thể, "thăng thanh” là đặc tính của: D. Tâm C. Vị A. Phế B. Тỳ 34. Tác động của Đại trường đối với phần trọc của thức ăn trước khi được tống ra ngoài: C. Chứa đựng, làm mềm A. Chứa đựng, cô đặc B. Vận chuyển, hấp thu D. Vận chuyển, bài tiết 35. Theo thuyết Thiên nhân hợp nhất, lục khí bốn mùa làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thuộc về yếu tố: B. Thời tiết khí hậu D. Hoàn cảnh xã hội A. Tập quán sinh hoạt C. Hoàn cảnh địa lý 36. Khả năng trữ nước tiểu của bàng quang cần phải dựa vào chức năng của: B. Phế túc giáng A. Đại trường hấp thu một phần tân dịch C. Thận khí cố nhiếp D. Tỳ vận hóa 37. Theo học thuyết Âm dương, sự phát sinh và phát triển của bệnh tật liên quan đến quá trình đấu tranh giữa: D. Dinh khí và vệ khí C. Âm khí và dương khi B. Tạng khí và phủ khí A. Chính khí và tà khí 38. Theo học thuyết tạng phủ, đởm trấp thượng nghịch thường trực tiếp gây ra biểu hiện: D. Ho, ngạt mũi B. Sợ lạnh A. Tiểu nhiều C. Hoàng đản 39. Biện pháp kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền của y tế nước ta KHÔNG bao gồm việc: A. Kế thừa các kinh nghiệm của các lương y C. Khuyến khích tìm kiếm và trồng các loại dược liệu B. Phân biệt cụ thể những dạng bệnh cần chữa trị bằng Y học cổ truyền hoặc Y học hiện đại D. Khắc phục tư tưởng coi nhẹ giá trị và phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền của cán bộ y tế 40. Khí có hoạt lực rất mạnh, nó có thể kích phát và thúc đẩy: B. Quá trình lão hóa C. Sự lắng đọng của thủy dịch D. Quá trình sinh trưởng và phát dục A. Hiện tượng ứ huyết trong cơ thể 41. Theo học thuyết Thủy Hỏa, các triệu chứng như táo bón, phân khô, là biểu hiện của chúng D. Dịch thiếu C. Thủy thiếu A. Huyết hao B. Tinh hao 42. Số lượng của kỳ kinh trong cơ thể là: D. 12 A. 6 B. 8 C. 10 43. Cặp đường kinh có quan hệ biểu lý: A. Tâm - Tâm bảo D. Tiểu trường - Bàng quang C. Can – Đởm B. Phế – Tiểu trường 44. Các phần lỏng có chức năng nuôi dưỡng, chuyển hoá trong cơ thể được gọi là: C. Chân thủy A. Tân dịch B. Ẩm D. Thủy dịch 45. Trong điều trị, chân hỏa dễ bị hao tổn khi dùng lâu dài các loại thuốc có tính: B. Hàn lương A. Ôn táo C. Đại nhiệt D. Khinh thanh 46. Cơ quan vừa thuộc Phủ lại vừa thuộc Phủ kỳ hằng là: B. Nữ tử bào C. Não D. Đởm A. Vị 47. Thuộc tính âm dương của sự vật có tính: B. Luôn luôn tuyệt đối D. Không thể xác định C. Chỉ là tương đối A. Biến hóa khôn lường 48. Ví dụ nói về Âm chuyển hóa sang Dương: A. Can huyết hư can dương thượng kháng gây ra nhiệt chứng D. Khí hư lâu ngày sinh ra huyết ứ, đàm thấp trở trệ C. Tỳ dương hư sinh hàn thấp ngưng đọng lâu ngày hóa nhiệt B. Phong nhiệt phạm phế gây sốt cao lâu ngày không giải làm dương khí hao tổn gây biểu hiện sắc mặt tái nhợt, tứ chi quyết lãnh, tinh thần lơ mơ, mạch vi muốn tuyệt... 49. Thận chủ cốt, vì vậy chức năng của tạng Thận có liên quan đến chất lượng của: B. Gân cơ D. Móng A. Lông C. Răng 50. Đặc điểm chủ yếu của nền y học nước ta trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập lần thứ 1 (111 TCN - 938): C. Chủ trương kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại A. Có sự giao lưu về Y học cổ truyền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc B. Chữa bệnh bằng phù phép rất thịnh hành D. Chủ trương sử dụng thuốc nam trong điều trị 51. Lục khí là khái niệm dùng để chỉ về: A. Sáu loại tình cảm trong cơ thể người D. Sáu loại khí hậu bình thường trong tự nhiên C. Sáu loại tà khí gây bệnh bên ngoài B. Sáu đặc điểm của nguyên nhân gây bệnh bên ngoài 52. Quan hệ “Âm dương đối lập chế ước” chỉ về: C. Hai mặt âm dương có quan hệ về nguồn gốc và nương tựa nhau để tồn tại D. Hai mặt âm dương tuy không ngừng vận động nhưng vẫn duy trì thế cân bằng động ổn định B. Tỉ lệ âm và dương trong mỗi sự vật không ngừng thay đổi A. Hai mặt âm dương luôn chế ước lẫn nhau để cơ thể đạt được trạng thái cân bằng động 53. “Can tàng huyết” KHÔNG bao hàm ý nghĩa là tạng Can có khả năng: B. Thúc đẩy huyết dịch vận hành C. Đề phòng xuất huyết D. Điều tiết lưu lượng huyết A. Tăng trữ huyết dịch 54. Theo Y học cổ truyền, kết thạch thường gây bệnh tại: A. Bàng quang B. Đại trường D. Can C. Tiểu trường 55. Đàm ẩm thủy thấp gây ra nhiều dạng bệnh, nếu thấp đình trệ ở trung tiêu sẽ ảnh hưởng đến sự: B. Sơ tiết của Can C. Tiết mật của Đờm D. Tàng thần của Tâm A. Vận hóa của Tỳ Vị 56. Do di truyền từ cha mẹ ốm yếu nên con sinh ra không được khỏe, dễ mắc bệnh được xếp vào nhóm nguyên nhân: B. Tiên thiên bất túc A. Phòng lao quá độ D. Thất tinh C. Lệ khí 57. Theo quy luật Ngũ hành tương khắc, hành Hỏa sẽ khắc hành: D. Kim A. Thủy C. Thổ B. Mộc 58. Theo học thuyết tạng phủ, tạng Tâm khai khiếu tại: A. Mát B. Lưỡi C. Môi D. Mũi 59. Vận dụng học thuyết Âm dương trong điều trị, nguyên tắc điều trị chứng âm dương thiên suy là: A. Đuổi tà khi ra khỏi cơ thể B. Loại bỏ phần dư thừa C. Khống chế phẩm nổi trội D. Bổ sung phần thiếu hụt 60. Nước ứ đọng trong cơ thể bị thừa quá mức cần thiết được gọi là: D. Ẩm A. Tân dịch C. Thủy dịch B. Đàm 61. Loại tà khí mà khi xâm phạm cơ thể gây ra các chứng như ra mồ hôi, vị trí bệnh thường di chuyển, phát bệnh cấp, biến hóa nhanh là: A. Phong D. Hỏa B. Hàn C. Thử 62. Vận dụng quy luật Ngũ hành trong cơ thể người, theo sinh lý bình thường tạng Can sẽ khắc chế tạng: C. Thận B. Tâm A. Phế D. Tỳ 63. Loại tà khí mà khi xâm phạm cơ thể gây ra các chứng như tay chân nặng mỏi, đầu nặng như bó buộc, đau nhức nặng nề các khớp, bệnh trình kéo dài hay tái phát là: C. Thử tà D. Táo tà B. Thấp tà A. Hàn tà 64. Đặc điểm của kinh cân: A. Bắt đầu từ vùng đầu đi đến phần cuối của tứ chi B. Có quan hệ lạc thuộc với tạng phủ D. Phân bố chủ yếu ở vùng nông của cơ thể C. Đa số kết tụ tại cơ nhục, bì phu 65. “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” là tác phẩm y học được viết bởi: C. Nguyễn Bá Tĩnh D. Lê Hữu Trác B. Nguyễn Đình Chiểu A. Nguyễn Tài Thu 66. Nói về sự rối loạn tình cảm mà gây bệnh, khi vui mừng quá độ có thể sẽ làm tổn thương tạng: A. Tâm B. Can C. Phế D. Tỳ 67. Danh y Tuệ Tĩnh được người đời suy tôn là: B. Thần y C. Thánh thuốc nam A. Y tổ của Y học cổ truyền Việt Nam D. Thánh châm cứu 68. Câu nói “Âm thắng tắc hàn” là chỉ về: D. Do âm hư không thể hóa sinh dương khí A. Nói về bệnh do âm tà gây ra B. Bệnh âm thắng tắc sẽ hại dương khí C. Do dương hư không thể hóa sinh âm dịch 69. Nhóm cơ quan chỉ bao gồm các phủ là: C. Can, Thận, Phổ, Tam tiêu A. Tâm, Phế, Can, Thận D. Phế, Đại trường, Thận, Bàng quang B. Đởm, Vị, Đại trường, Tiểu trường 70. Theo Y học cổ truyền, loại vật chất nào được hình thành trước khi sinh ra và có đặc tính di truyền: B. Thần A. Huyết C. Tinh khí D. Tạng phủ 71. Về quan hệ giữa tạng với dịch thì Can có quan hệ với: D. Diên B. Lệ A. Hạn C. Thóa 72. Pháp trị được vận dụng dựa vào quan hệ ngũ hành với mục đích tư bổ Can Thận: D. Kim thủy tương sinh C. Bồi thổ sinh Kim A. Tư thủy hàm mộc B. Ích hỏa bổ thổ 73. Theo học thuyết Tạng phủ, loại tình chỉ ảnh hưởng nhiều nhất đến chức năng sơ tiết của Can: A. Buồn C. Tức giận B. Lo lắng D. Sợ hãi 74. Vận dụng quy luật Ngũ hành vào tác dụng của thuốc đông dược, thuốc có vị cay thường có tác dụng: D. Thu liễm A. Bổ dưỡng B. Phát tán C. Thanh nhiệt 75. Trong điều trị theo học thuyết Thủy Hỏa, phương pháp tráng hỏa để chế thủy được dùng trong trường hợp: D. Chân Thủy và chân Hỏa cùng suy kiệt C. Chân Hỏa hư tổn sắp sửa bị tuyệt A. Chân Thủy bị ứ đọng quá nhiều B. Chân Thủy bị hư tổn nặng nề 76. Đường kinh Vị được tiếp nối từ đường kinh: A. Tỳ B. Bàng quang D. Tâm C. Đại trường 77. Vận dụng thuyết âm dương để phân biệt thuộc tính của mạch trong chẩn đoán: C. Mạch đi thuộc dương; mạch đến thuộc âm A. Mạch trầm, tế, sáp thuộc dương; mạch phù, đại, hồng thuộc âm D. Mạch thốn thuộc dương, mạch xích thuộc âm B. Mạch chậm thuộc dương; mạch nhanh thuộc âm 78. Kim khí hư nhược, Hỏa tuy vẫn trong trạng thái bình thường, nhưng Kim cũng không chịu nổi sự khắc chế của Hỏa, kết quả Kim càng hư nhược hơn, được gọi là hiện tượng: C. Kim hư Hỏa vũ D. Kim hư Hỏa thừa B. Hỏa vượng thừa Kim A. Hỏa kháng vũ Kim 79. Vận dụng thuyết thiên nhân hợp nhất để điều trị bệnh, ngoài các phương pháp thông thường, cũng cần quan tâm đến liệu pháp: D. Tâm lý A. Tâm thể C. Tâm linh B. Tâm thần 80. Thói quen nghiện rượu lâu ngày sẽ gây bệnh do cơ thể sản sinh ra: . A. Thấp nhiệt B. Hàn trệ D. Hỏa uất C. Thủy dịch Time's up # Đại Học Y Dược Cần Thơ# Đề Thi