Đề biên soạn theo đề cương BSNT 2024 – Đề 1 – Bài 2FREENội trú - Nhi khoa Y Dược Huế 1. Bé gái, đủ tháng, cân nặng lúc sinh 4200g, chủ động mổ lấy thai vì con to. Ối trắng đục, khóc ngay sau sinh. 2 giờ sau sinh, miệng sùi bọt nhớt, nhịp thở 86 lần/phút, không rút lõm ngực, phổi ít ran ẩm, độ bão hoà oxy ở khí trời 90 – 94%. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất? D. Hít ối phân su A. Teo thực quản bẩm sinh C. Cơn thở nhanh thoáng qua B. Hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh 2. Biến chứng nào sau đây thường gặp trong loét dạ dày? B. Hẹp môn vị C. Ung thư hoá A. Thủng và chảy máu D. Ung thư gây hẹp môn vị 3. Yếu tố tiên lượng quan trọng nhất về sinh học trong viêm gan siêu vi cấp là: D. Phosphatase trong máu tăng C. Siêu âm không có tắc mật B. Tỷ lệ prothrombin A. Bilirubin trong máu tăng cao, cả trực tiếp và gián tiếp, chủ yếu là trực tiếp 4. Phân loại suy dinh dưỡng theo WHO (2006) dựa vào, NGOẠI TRỪ: B. Cân nặng theo chiều cao A. Cân nặng theo tuổi D. Chiều cao theo cân nặng C. Chiều cao theo tuổi 5. Cơ chế tác dụng của thuốc động kinh là gì? B. Tăng ức chế hoạt động quá mức của các nơron D. Tăng dẫn truyền thần kinh C. Giảm ức chế và tăng kích thích hoạt động quá mức của các nơron A. Giảm kích thích hoạt động quá mức của các nơron 6. Trẻ nam, 13 tuổi, cân nặng 18 kg, vào viện vì sốt cao. Khám thấy trẻ mệt, da xanh niêm mạc nhợt nhiều, có xuất huyết dạng chấm nốt ở vùng bụng, đa hình thái, đa lứa tuổi. Hạch bẹn kích thước 1,1 x 0,9 cm, mềm, di động dễ. Tiến hành xét nghiệm máu ngoại vi cho đứa trẻ cho kết quả: Hb 6,9 g/dL; Bạch cầu 68,3 G/L (Bạch cầu đa nhân trung tính 8%; Bạch cầu lympho 87%; Bạch cầu mono: 3,5%; Bạch cầu ưa acid 1%; Bạch cầu ưa base: 0,5%); Tiểu cầu: 156 G/L. Trẻ được chỉ định chọc tuỷ đồ, cho kết quả 18 % tế bào non trong tuỷ. Xử trí nào dưới đây là phù hợp nhất ở trẻ: C. Sinh thiết hạch bẹn D. Cho trẻ nhập viện điều trị triệu chứng, đợi sau 1 tuần xét nghiệm lại tuỷ đồ A. Sinh thiết tuỷ xương B. Điều trị đa hoá trị liệu theo kết quả miễn dịch tế bào học tuỷ xương 7. Bé gái, 30 giờ tuổi, vàng da đến bụng, bú tốt, tiêu phân su, nước tiểu vàng nhạt. Bé là con so, sinh thường lúc 40 tuần, cân nặng lúc sinh 3000g. Tiền căn thai kỳ và lúc sinh không phát hiện gì lạ. Khám lâm sàng không có bất thường khác. Đâu là nguyên nhân phù hợp nhất gây vàng da tăng Bilirubin gián tiếp trong trường hợp này? C. Nhiễm trùng sơ sinh sớm A. Bất tương hợp ABO B. Bất tương hợp Rhesus D. Thiếu men G6PD 8. Bé trai 48 giờ tuổi được đưa đến khám vì bú kém từ 10 giờ qua. Bé sinh thường đủ tháng, 3000g. Mẹ sốt 39°C lúc sinh, ối vỡ 10 giờ, xanh hôi. Khám thấy bé đừ, bụng chướng nhẹ. Xét nghiệm nào sau đây KHÔNG cần thiết? C. Cấy máu D. Cấy nước tiểu A. Công thức máu B. CRP 9. Trẻ gái, 8 tuổi, vào viện vì xuất huyết dưới da nhiều vị trí kèm chóng mặt trong 1 tuần nay. Khám thấy trẻ mệt, da niêm mạc nhợt nhiều, nốt xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt. Xét nghiệm máu có kết quả: Hb 6,5 g/dL; Bạch cầu 28,2 G/L (NEU 10%; LYM 77%;); Tiểu cầu: 56 G/L. Tiến hành chọc tuỷ đồ cho kết quả: 38% tế bào blast, dòng tế bào CD10; CD19 (+); MPO ( - ). Gan to 3cm dưới bờ sườn, hạch cổ trái kích thước 0,8 x 1,2 cm. Phác đồ điều trị thích hợp nhất cho trẻ theo khuyến cáo hiện nay: C. Phác đồ Study 7 D. Phác đồ "3 + 7" A. Phác đồ CCG 1991 B. Phác đồ CCG 1961 10. Dạng bilirubin nào trực tiếp gây ra bệnh lý não do bilirubin? D. Bilirubin toàn phần A. Bilirubin kết hợp C. Bilirubin tự do liên kết với albumin B. Bilirubin tự do không liên kết 11. Một bệnh nhân nữ 22 tuổi bệnh 3 ngày, được xác định sốt xuất huyết Dengue có nôn và người mệt mỏi, vật vã. Cách xử trí trước mắt là thích hợp nhất: D. Lau mát toàn thân B. Truyền dịch thích hợp A. Cho uống ORS C. Cho thuốc hạ nhiệt 12. Xét nghiệm sàng lọc ban đầu chức năng tiểu cầu hiện nay thường dùng là: B. TS C. TC A. PT D. PFA-100 13. Bệnh nhân nam 3 tháng tuổi nhập viện vì xuất huyết da 2 ngày. Khám thấy nhiều chấm xuất huyết ở bụng, tay chân nhiều chấm xuất huyết vòm họng; xuất huyết tự nhiên. Tim đều phổi trong, bụng mềm, gan lách hạch không sờ chạm; không dị tật bẩm sinh. Tiền căn: không ghi nhận bất thường. Xét nghiệm ban đầu để chẩn đoán là gì? B. Coombs trực tiếp C. Định lượng kháng thể miễn dịch D. Tủy đồ A. Phết máu ngoại biên 14. Bé trai 5 giờ tuổi, con 1/1, sinh thường tại BV huyện do mẹ ra huyết, 32 tuần tuổi thai, CNLS 1200g, sau sinh khóc yếu, trương lực cơ phản xạ kém nên được chuyển lên BV Trung ương Huế. Thời gian chuyển dạ 6 giờ, vỡ ối 3 giờ, nước ối trắng trong. Khám: bé nằm yên, kích thích cử động, mạch 132 lần/phút, nhiệt độ 36,5°C, nhịp thở 52 lần/phút. Môi hồng/khí trời, SpO2 92%, tim không âm thổi, chi ấm mạch khuỷu rõ, CRT = 2s, thở không co kéo, phổi không ran, bụng mềm, thóp phẳng, chưa phát hiện thêm bất thường gì khác. Xử trí hô hấp nào sau đây phù hợp nhất cho tình trạng trẻ lúc này? C. Thở NCPAP với P = 5 cm H2O, FiO2 = 21% A. Theo dõi tình trạng lâm sàng suy hô hấp của trẻ và xử trí khi cần D. Chụp X-quang phổi, xử trí tuỳ kết quả X-quang B. Thở Oxy ẩm qua Cannula 0,5 Lít/phút 15. Thể động kinh nào sau đây ảnh hưởng nặng nề nhất? B. Cơn vắng ý thức C. Cơn động kinh cục bộ D. Cơn cục bộ toàn thể hóa A. Cơn co cứng - co giật 16. Triệu chứng sớm của hội chứng thận hư tái phát là gì? D. Mi mắt trẻ sưng nhẹ B. Trẻ tăng cân nhanh A. Trẻ phù mắt và lan toàn thân C. Que nhúng nước tiểu có đạm 3 ngày liên tiếp 17. Hai rối loạn sinh học quan trọng nhất trong sốt xuất huyết là: D. Gan lớn và xuất huyết da, niêm mạc C. Tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đông máu B. Tăng tính thấm mao mạch và giảm tiểu cầu A. Rối loạn đông máu nội mạch rải rác và xuất huyết 18. Biện pháp nào sau đây KHÔNG là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn sơ sinh? A. Tầm soát và điều trị nhiễm khuẩn niệu dục ở phụ nữ mang thai D. Thực hiện tốt nguyên tắc vô trùng trong các thủ thuật B. Tầm soát nhiễm Streptococcus nhóm B ở âm đạo của tất cả các phụ nữ mang thai vào tuần thứ 35 – 37 thai kỳ C. Cho kháng sinh dự phòng ở mọi trẻ nguy cơ cao 19. Bé sinh thường, 40 tuần, 3400g, khóc ngay sau sinh, bú tốt sữa mẹ và chuẩn bị xuất viện cùng mẹ lúc bé được 60 giờ tuổi. Mẹ nhóm máu A+. Khám lúc này ghi nhận bé vàng da đến mức rốn, ngoài ra không có bất thường nào khác. Xử lý nào phù hợp: C. Dặn phơi nắng mỗi ngày D. Hẹn tái khám 2 ngày sau hay ngay khi có gì lạ B. Dặn đưa bé tái khám khi vàng da đến bàn chân A. Trấn an mẹ rằng đây là vàng da sinh lý, không cần theo dõi gì 20. Bệnh nhân nam 3 tháng, nhập viện vì xuất huyết da 2 ngày. Khám thấy nhiều chấm xuất huyết da rải rác khắp bụng, tay chân, nhiều chấm xuất huyết vòm họng; xuất huyết tự nhiên. Tim đều, phổi trong, bụng mềm, gan lách hạch không sờ chạm; không dị tật bẩm sinh. Tiền căn: không ghi nhận bất thường. Công thức máu: số lượng bạch cầu 12.200/mm³, NEU 60%, Lym 40%, Hgb 9,8 g/dl, MCV 85 fL, MCH 30 pg, tiểu cầu 20.000/mm³. Nêu xử trí phù hợp là gì? A. Corticosteroids C. Anti D B. IVIg D. Cắt lách 21. Bệnh nhi nữ 4 tuổi, nhập viện vì sốt cao 2 ngày và than tiểu đau, lắt nhắt. Tiền căn chưa ghi nhận bất thường. Khám lâm sàng không ghi nhận bất thường. Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu 31.000/mm³, Neutro 85%, CRP máu 160 mg/L, Tổng phân tích nước tiểu: Blood +, Protein +, Leu +++, Nit (-), ASC (+). Điều trị ban đầu nào sau đây là phù hợp nhất? C. Kháng sinh cefixim uống D. Kháng sinh ciprofloxacin uống B. Kháng sinh gentamycin tiêm bắp A. Kháng sinh ceftriaxone đường tĩnh mạch 22. Bệnh nhi 15 tháng tuổi, đến khám vì sốt ngày 2. Bệnh 2 ngày: sốt cao liên tục 39-40°C, ăn uống kém, ngủ giật mình 3 lần trong đêm. Khám: Em tỉnh, sốt 39°C, môi hồng, chi ấm, mạch rõ 140 lần/phút, thở đều êm 35 lần/phút, Huyết áp không đo được do quấy khóc nhiều, tim đều rõ 140 lần/phút, phổi không rale, bụng mềm, sẩn hồng ban lòng bàn tay, chân, 2 vết loét vòm khẩu cái, không giật mình lúc khám, không run chi, đi đứng vững. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì? C. Bệnh tay chân miệng độ 2B nhóm 1 ngày 2 A. Bệnh tay chân miệng độ 1 ngày 2 B. Bệnh tay chân miệng độ 2A ngày 2 D. Bệnh tay chân miệng độ 2B nhóm 2 ngày 2 23. Trẻ nam, 2 tháng tuổi, vào viện vì 4 ngày nay trẻ chưa đi ngoài, mẹ thường xuyên phải thụt phân cho trẻ. Mẹ kể trẻ biếng ăn, ngậm bắt vú rất kém, nằm ngủ suốt ngày. Khám thấy thóp sau trẻ rộng 0,7 cm, tốc rậm, thô và khô, bụng chướng nhẹ. Bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc suy giáp trạng bẩm sinh, nhưng mẹ kể trẻ có được làm sàng lọc sau sinh ngày thứ 3 có kết quả nồng độ TSH trên giấy thấm là 8 µUI/ml. Nguyên nhân kết quả nồng độ TSH thấp hơn dự kiến ở trẻ này trong tiêu bản giấy thấm có thể do, NGOẠI TRỪ: B. Gót chân trẻ chưa được lau khô khi lấy mẫu D. Nồng độ TSH ở trẻ mấy ngày đầu chưa kịp tăng cao C. Tiêu bản giấy thấm lấy được quá ít máu A. Điều dưỡng đã vô tình dán kết quả sai tên với trẻ khác 24. Bạn trong vai trò bác sĩ đa khoa, đang công tác tại khoa Sản-Nhi một BV huyện. Bé gái 7 ngày tuổi, đến khám vì khó thở. Tiền căn: con 1/1, thai 35 tuần, cân nặng lúc sinh 2100g, sau sinh khóc ngay, bú mẹ được, về nhà được 3 ngày. Mẹ khai đêm qua bé đang bú bị sặc sữa, mẹ nhỏ mũi, hút mũi miệng có giảm, sáng nay bé khó thở nhiều nên đưa đến khám. Bé lừ đừ, M 112 lần/phút, t° = 36,5°C, cân nặng 2000g. Môi tím SpO2 80%, thở không đều, nhiều cơn ngưng thở 10 – 15”, phổi không ran, da nổi bông nhẹ, CRT = 3”, bụng mềm, gan 3cm dưới bờ sườn P, thóp phẳng, chưa phát hiện thêm gì. Xử trí hô hấp nào sau đây phù hợp nhất cho trẻ vào lúc này? D. Thở Oxy ẩm qua Cannula với Oxy 1 Lít/phút B. Bóp bóng qua mặt nạ với Oxy 6 Lít/phút A. Thở Oxy qua mặt nạ với Oxy 6 Lít/phút C. Thở NCPAP P = 5cmH2O, FiO2 = 60% 25. Phát biểu nào SAI về mức Bilirubin liên quan đến bệnh lý não ở trẻ sơ sinh? B. Mức Bilirubin TP ≥ 31,5 mg% ở trẻ không có bệnh lý tán huyết D. Bilirubin máu càng tăng chậm trẻ càng dễ bị bệnh lý não A. Mức Bilirubin TP ≥ 25,4 mg% ở trẻ có bệnh lý tán huyết C. Trẻ càng non càng dễ bị bệnh lý não dù Bilirubin máu không quá cao 26. Trong các cơ chế sinh lý bệnh gây suy hô hấp giảm oxy máu ở trẻ sơ sinh sau dây, cơ chế sinh lý bệnh nào thường gặp nhất gây suy hô hấp giảm Oxy máu trên lâm sàng ở trẻ sơ sinh? C. Giảm thông khí phổi A. Bất xứng V/Q B. Giảm khuếch tán D. Shunt P – T cố định 27. Cơ chế bệnh sinh trong viêm não do virus: A. Tổn thương thần kinh chỉ xảy ra ở 2 bán cầu đại não B. Virus xâm nhập vào tế bào thần kinh và hủy hoại tế bào D. Virus xâm nhập hệ thần kinh qua hàng rào máu não C. Cơ chế miễn dịch giữ vai trò chủ yếu làm tổn thương hệ thần kinh 28. Phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới dựa vào mốc giải phẫu nào sau đây? A. Góc tá hỗng tràng C. Góc tá manh tràng D. Góc hồi manh tràng B. Góc tá hồi tràng 29. Trẻ gái, 8 tuổi, vào viện vì xuất huyết dưới da nhiều vị trí kèm chóng mặt trong 1 tuần nay. Khám thấy trẻ mệt, da niêm mạc nhợt nhiều, nốt xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt. Xét nghiệm máu có kết quả: Hb 6,5 g/dL; Bạch cầu 28,2 G/L (NEU 10%; LYM 77%;); Tiểu cầu: 56 G/L. Tiến hành chọc tuỷ đồ cho kết quả: 38% tế bào blast, dòng tế bào CD10; CD19 (+); MPO ( - ). Gan to 3cm dưới bờ sườn, hạch cổ trái kích thước 0,8 x 1,2 cm. Xét nghiệm nào tiếp theo dưới đây cần ưu tiên ở trẻ này, NGOẠI TRỪ: A. Chọc dịch não tuỷ C. Sinh thiết tuỷ xương B. Xét nghiệm cấy nhiễm sắc thể bằng phương pháp lai huỳnh quang tại chỗ - FISH D. LDH huyết thanh 30. Bệnh nhân nam 18 tháng tuổi, nặng 5,3 kg, không phù, được chẩn đoán là suy dinh dưỡng thể Marasmus. Được điều trị tại bệnh viện đã qua giai đoạn cấp. Trong trường hiện tại trẻ đang có thiếu máu do thiếu sắt, có thể: B. Chỉ được bổ sung sắt khi trẻ bắt đầu tăng cân C. Bổ sung sắt ngay sau giai đoạn cấp D. Nên bổ sung sắt từ thức ăn hàng ngày A. Bổ sung sắt cho trẻ bất cứ lúc nào 31. Trình tự các triệu chứng ở trẻ mắc viêm cầu thận cấp thuyên giảm theo thời gian: B. Phù, tăng huyết áp, đái máu đại thể, bổ thể, đái máu vi thể, protein niệu A. Phù, tăng huyết áp, đái máu đại thể, bổ thể, protein niệu, đái máu vi thể C. Phù, đái máu đại thể, tăng huyết áp, bổ thể, đái máu vi thể, protein niệu D. Phù, đái máu đại thể, tăng huyết áp, bổ thể, protein niệu, đái máu vi thể 32. Bệnh nhi 12 tuổi xuất huyết tiêu hóa nôn ra máu nặng, tiền sử đau thượng vị, trước khi xuất huyết tiêu hóa có uống thuốc Diclophenac. Hướng chẩn đoán nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là: C. Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản D. Dị dạng mạch máu B. Loét dạ dày A. Viêm dạ dày 33. Một trẻ sơ sinh đủ tháng 9 ngày tuổi từ nông thôn chuyển lên vì bỏ bú, bụng chướng, thở nhanh và sốt. Trẻ được chẩn đoán là viêm phổi sau sinh, về điều trị, cần chỉ định kháng sinh: C. Amoxilline uống D. Cephalosporine thế hệ thứ III B. Ampicillin + Gentamycine A. Vancomycine 34. Tình huống nào sau đây nghi ngờ viêm màng não mủ ở tuyến y tế cơ sở: D. Sốt và phát ban toàn thân A. Ho và thở rít C. Sốt và thóp phồng B. Sốt và chấm xuất huyết trên da chảy máu mũi 35. Trẻ nam, 13 tuổi, cân nặng 18 kg, vào viện vì sốt cao. Khám thấy trẻ mệt, da xanh niêm mạc nhợt nhiều, có xuất huyết dạng chấm nốt ở vùng bụng, đa hình thái, đa lứa tuổi. Hạch bẹn kích thước 1,1 x 0,9 cm, mềm, di động dễ. Tiến hành xét nghiệm máu ngoại vi cho đứa trẻ cho kết quả: Hb 6,9 g/dL; Bạch cầu 68,3 G/L (Bạch cầu đa nhân trung tính 8%; Bạch cầu lympho 87%; Bạch cầu mono: 3,5%; Bạch cầu ưa acid 1%; Bạch cầu ưa base: 0,5%); Tiểu cầu: 156 G/L. Trẻ được chỉ định chọc tuỷ đồ, cho kết quả 18 % tế bào non trong tuỷ. Giả sử trẻ được chẩn đoán bạch cầu cấp thể lympho dòng tế bào B nguy cơ cao, thời gian điều trị duy trì ở trẻ này là: D. 3 năm A. 6 tháng B. 12 tháng C. 2 năm 36. Bé gái, 40 giờ tuổi, sinh thường lúc 40 tuần, cân nặng lúc sinh 3000g, được đưa đến khám vì vàng da. Khám lâm sàng thấy vàng da đến cẳng chân, ngoài ra không có bất thường nào khác. Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất? A. Bé cần được chiếu đèn ngay vì Bilirubin máu # 15 mg% D. Nên theo dõi lâm sàng thêm 24 giờ nữa C. Cần thử Bilirubin máu B. Bé này vàng da nặng 37. Mệnh đề nào sau đây SAI về triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết sơ sinh? D. Có thể nôn và tiêu chảy B. Luôn luôn kèm sốt C. Bụng có thể chướng A. Da có thể tái, thời gian phục hồi màu da > 3 giây 38. Triệu chứng nào sau đây khiến ta nghi ngờ viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh? D. Bụng chướng, tuần hoàn bàng hệ, gan lách to C. Bỏ bú, nôn, suy hô hấp, vàng da B. Tam chứng màng não, Kernig (+) A. Vàng da, lách to, chảy máu 39. Trẻ gái, 8 tuổi, vào viện vì xuất huyết dưới da nhiều vị trí kèm chóng mặt trong 1 tuần nay. Khám thấy trẻ mệt, da niêm mạc nhợt nhiều, nốt xuất huyết dưới da dạng chấm, nốt. Xét nghiệm máu có kết quả: Hb 6,5 g/dL; Bạch cầu 28,2 G/L (NEU 10%; LYM 77%;); Tiểu cầu: 56 G/L. Tiến hành chọc tuỷ đồ cho kết quả: 38% tế bào blast, dòng tế bào CD10; CD19 (+); MPO ( - ). Gan to 3cm dưới bờ sườn, hạch cổ trái kích thước 0,8 x 1,2 cm. Chẩn đoán đặt ra phù hợp nhất cho trẻ: A. Bạch cầu cấp thể lympho dòng tế bào B nguy cơ thường D. Bạch cầu cấp thể tuỷ nguy cơ thường C. Bạch cầu cấp thể lympho dòng tế bào T nguy cơ thường B. Bạch cầu cấp thể lympho dòng tế bào B nguy cơ cao 40. Sucralfate là thuốc có tác dụng sau trong điều trị loét dạ dày tá tràng vì lý do: D. Thuốc băng niêm mạc dạ dày A. Thuốc trung hoà acid dịch vị B. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tạo ra lớp trung hoà điện tích trên bề mặt ổ loét C. Thuốc kháng tiết dịch vị 41. Trong các cơ chế sinh lý bệnh gây suy hô hấp giảm oxy máu ở trẻ sơ sinh sau đây. Khi tình trạng suy hô hấp không cải thiện với oxy liệu pháp, cơ chế nào sau đây phù hợp nhất đáp ứng với tình trạng này? A. Giảm khuếch tán C. Shunt P – T cố định D. Bất xứng V/Q B. Giảm thông khí phổi 42. Đặc điểm khởi phát của viêm gan vi rút A, E thường là: C. Không rõ ràng B. Cấp tính A. Cấp tính nhưng kéo dài D. Đột ngột hôn mê 43. Trẻ nam, 2 tháng tuổi, vào viện vì 4 ngày nay trẻ chưa đi ngoài, mẹ thường xuyên phải thụt phân cho trẻ. Mẹ kể trẻ biếng ăn, ngậm bắt vú rất kém, nằm ngủ suốt ngày. Khám thấy thóp sau trẻ rộng 0,7 cm, tốc rậm, thô và khô, bụng chướng nhẹ. Bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc suy giáp trạng bẩm sinh, nhưng mẹ kể trẻ có được làm sàng lọc sau sinh ngày thứ 3 có kết quả nồng độ TSH trên giấy thấm là 8 µUI/ml. Kết quả lấy máu tĩnh mạch xét nghiệm ở trẻ thu được kết quả: TSH: 4 µUI/ml, FT4: 8 pmol/L. Hướng xử trí nào dưới đây là thích hợp nhất: D. Sử dụng ngay Levothyroxine cho trẻ A. Tiến hành siêu âm tuyến giáp vùng cổ C. Cho trẻ về theo dõi, hẹn khám lại sau 1 tuần B. Tiến hành xạ hình tuyến giáp 44. Bé nam, 6 tháng cư ngụ tại Huế, có sốt cao, ói nhiều 2 ngày nay. Sáng nay bé được uống primperan viên 10mg (cân nặng 7kg). Sau khi uống thuốc 30 phút bé trợn mắt, ưỡn người. Xử trí lúc nhập viện: A. Kháng sinh, hạ sốt, dung dịch đường ưu trương, làm xét nghiệm C. Kháng sinh, thuốc đối kháng với primperan, theo dõi lâm sàng D. Hạ sốt, thuốc đối kháng với primperan, dung dịch ưu trương, theo dõi lâm sàng B. Kháng sinh, hạ sốt, thuốc đối kháng với primperan, làm xét nghiệm 45. Bé trai, 7 tuổi, nặng 13kg, được đưa đến khám vì bé phát hiện nước đái có màu đỏ nhạt. Mẹ bé kể trước đây có 2 lần trẻ có tình trạng nước tiểu tương tự, nhưng tự khỏi sau 3 ngày. Trước đó 4 ngày trẻ có tình trạng viêm họng và ho khan, tự điều trị tại nhà bằng Augmentin. Khám thấy trẻ phù nhẹ hai chi dưới, huyết áp 100/80 mmHg. Kết quả xét nghiệm cho thấy có hồng cầu trong nước tiểu. Xét nghiệm tiếp theo cần làm để chẩn đoán xác định bệnh, NGOẠI TRỪ: A. Tiến hành sinh thiết thận D. Soi hình dạng hồng cầu trong nước tiểu B. Xét nghiệm bổ thể C3, C4 C. Protein niệu 24 giờ 46. Trẻ nam 22 tháng tuổi, nặng 9 kg, được mẹ đưa đến khám vì trẻ chậm tăng cân. Trẻ đã được cai sữa, bà mẹ muốn được tư vấn chế chế độ ăn cho trẻ. Hướng dẫn chế độ ăn trong 1 ngày cho trẻ: B. 3 bữa cháo xay (250 ml/bữa)+ 600 ml sữa A. 2 bữa cháo (200 ml/bữa) + 800 ml sữa D. 3 bữa cơm xay (250 - 300 ml/bữa) + 600 ml sữa C. 3 bữa cháo (250 - 300 ml/bữa) + 500 ml sữa 47. Tại sao VPA lại được lựa chọn khởi đầu cho động kinh toàn thể? D. Phù hợp cho các loại động kinh B. Thuốc chống động kinh phổ rộng, dùng cho tất cả các dạng cơn C. Thuốc chống động kinh tác dụng nhanh A. Rẻ, dễ uống 48. Bệnh nhân 9 tháng tuổi đến khám với lý do chậm tăng cân. Khám lâm sàng thấy trẻ có biểu hiện nhẹ cân so với tuổi, trẻ chưa biết ngồi, trẻ có thiếu máu nhẹ. Với tình huống này, mức năng lượng cần cung cấp cho trẻ là: C. 80 - 100 Kcal/kg/ngày B. 120 - 140 Kcal/kg/ngày D. 150 - 200 Kcal/kg/ngày A. 100 - 110 Kcal/kg/ngày 49. Nguyên nhân gây trụy tim mạch trong bệnh tay chân miệng là gì? B. Mất nước do sốt cao, ói, tiêu chảy A. Sốc do cơ chế phản vệ với độc tố của virus D. Liên quan đến tổn thương vùng thân não C. Các cytokin của phản ứng viêm quá mức làm dãn mạch toàn thân 50. Bé trai, 7 tuổi, nặng 13kg, được đưa đến khám vì bé phát hiện nước đái có màu đỏ nhạt. Mẹ bé kể trước đây có 2 lần trẻ có tình trạng nước tiểu tương tự, nhưng tự khỏi sau 3 ngày. Trước đó 4 ngày trẻ có tình trạng viêm họng và ho khan, tự điều trị tại nhà bằng Augmentin. Khám thấy trẻ phù nhẹ hai chi dưới, huyết áp 100/80 mmHg. Kết quả xét nghiệm cho thấy có hồng cầu trong nước tiểu. Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất với trẻ là: B. Bệnh Berger C. Đái máu tái phát gia đình lành tính D. Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu A. Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu 51. Bé gái đẻ non 32 tuần thai, được nuôi dưỡng dịch truyền và kháng sinh kết hợp 3 loại Claforan, Ampicilline, Gentamycine để điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm, từ ngày thứ 4 trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau (không có trong 3 ngày đầu sau đẻ): thở nhanh, bụng chướng, phân xanh nhầy. Chẩn đoán nghi ngờ trong trường hợp này là: D. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện dạng nhiễm trùng huyết A. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh tại đường hô hấp B. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải sau sinh tại đường tiêu hóa C. Nhiễm trùng sơ sinh mắc phải ở bệnh viện tại đường tiêu hóa Time's up # Tổng Hợp# Nội Trú