2022-2023 – Đề thi CK – Bài 2FREEModule 7 Y Dược Huế 1. Phát biểu nào sau đây là phù hợp về bệnh và gamma globulin liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X: D. Sự truyền tín hiệu cho các tế bào tiền B là bình thường B. Khiếm khuyết Btk dẫn đến rối loạn sự trưởng thành của Lympho T A. Bé gái không bao giờ mang gen bệnh C. Chỉ bé trai mới mắc bệnh 2. Sự kết hợp 3 CDR trên chuỗi nhẹ với 3 CDR trên chuỗi nặng (Vh ) của phân tử kháng thể tạo thành thành phần nào sau đây? B. Fc C. Epitop A. Fab D. Paratope 3. Cơ chế tác dụng của Aspirin: D. Hoạt hóa enzyme Thromboxan synthetase B. Hoạt hóa emzym Cyclooxygenase C. Ức chế emzym Thromboxan synthetase A. Ức chế enzym Cyclooxygenase 4. Trong huyết tương, trên mỗi phân tử kháng thể IgM có bao nhiêu vị trí cố định bổ thể? B. 5 A. 10 C. 4 D. 2 5. Cytokine nào sau đây tham gia chuyển đổi từ sản xuất kháng thể IgM sang IgG? C. IL-12 B. IL-5, IL-2 A. IL-4, IL-13 D. IFN 6. Khi có kết hợp KN-KT (IgM hoặc IgG), trên mảnh Fc bộc lộ vị trí cố định với bổ thể trên vùng: B. CH₄ C. CH₃ A. CH₁ D. CH₂ 7. Để tạo ra thụ thể BCR hoặc TCR đặc hiệu cho một loại kháng nguyên, tế bào tiền B và tế bào tiền T phải có hoạt động nào sau đây xảy ra đầu: B. Di chuyển đến các cơ quan lympho ngoại vi C. Nối lại các mRNA cho các thụ thể D. Kết hợp được với kháng nguyên A. Tái sắp xếp lại các DNA cho các thụ thể 8. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, tiền sử hút thuốc lá, vào viện vì liệt nửa người bên phải, sau đó được chẩn đoán nhồi máu não, thuốc nào được chỉ định dự phòng nhồi máu não tái phát trên bệnh nhân: B. Alteplase D. Warfarin A. Aspirin C. Heparin 9. Khi một đứa trẻ nhiễm liên cầu khuẩn lần đầu tiên, cơ thể có thể tạo ra một đáp ứng miễn dịch thể dịch đặc hiệu cho liên cầu khuẩn. Lớp kháng thể nào sau đây được tạo ra chủ yếu trong giai đoạn này: B. IgE D. IgD C. IgM A. IgG 10. Nếu không có sự tương tác CD40L và CD40, các tế bào dòng B không thể trải qua quá trị nào sau đây: D. Chuyển đổi sản xuất lớp kháng thể (isotype) A. Phát triển từ tế bào tiền C. Sắp xếp lại gen immunoglobulin B. Hình thành thụ thể đặc hiệu cho kháng nguyên 11. Trên tế bào lympho T, phân tử TCR kết hợp chặt chẽ với phân tử nào sau đây cho phép hoạt hoá tế bào sau khi nhận biết kháng nguyên: A. Phân tử CD3 C. Phân tử CD4 D. Phân tử CD2 B. Phân tử CD8 12. Bệnh nhân nữ 50t có chẩn đoán dương tính với Covid-19, bệnh nhân có triệu chứng khó thở khi vận động, SpO2 94%. Thuốc chống đông nào được Bộ Y Tế khuyến cáo dùng trên nhóm bệnh nhân này: A. Heparin D. Acenocoumarol C. Clopidogrel B. Rivaroxaban 13. Một bệnh nhân vào viện với chẩn đoán shock nhiễm trùng gram âm, xét nghiệm đông máu cho kết quả: Tiểu cầu 90 G/L, tỷ phức hệ prothrombin 60 %, aPTT 46 giây (chúng 30 giây), Fibrinogen 1,1 g/L. Trong các chỉ định xét nghiệm đông máu sau, ưu tiên chọn xét nghiệm nào? D. Định lượng yếu tố II A. Nghiệm pháp rượu B. Thời gian thrombin C. Ngưng tập tiểu cầu 14. Bệnh nhân nam, 43 tuổi, vào viện vì lý do chảy máu do chấn thương cắt cụt cổ chân, có kết quả xét nghiệm công thức máu và nhóm máu như sau: 1) Hồng cầu: 1,95T/l 2) Hb: 57g/l; Hct 16% 3) Bạch cầu: 8,5 G/l 4) Tiểu cầu: 46G/l 5) nhóm máu: AB Rh+. Bệnh nhân được chỉ định truyền 2 đơn vị hồng cầu khối AB Rh+, nhưng ngân hàng máu không có hồng cầu khối AB Rh+. Chế phẩm máu nhóm nào có thể thay thế tốt nhất? B. Hồng cầu khối B Rh+, nhưng chỉ được truyền 1 đơn vị D. Máu toàn phần Ở Rh+, nhưng chỉ truyền 1 đơn vị C. Truyền 2 đơn vị hồng cầu khối O Rh+ A. Hồng cầu khối A Rh+, nhưng chỉ được truyền 1 đơn vị 15. Nhóm máu hệ ABO: C. Nhóm máu O không có kháng nguyên A và B trên hồng cầu nên chỉ có thể phát hiện bằng phương pháp hồng cầu mẫu B. Ở trẻ sơ sinh chỉ có 1 phương pháp định nhóm máu: sử dụng hồng cầu mẫu để phát hiện kháng thể tự nhiên có trong huyết thanh D. Có kháng thể tự nhiên trong huyết thanh nên có thể xác định nhóm máu bằng phương pháp hồng cầu mẫu A. Chỉ có 1 phương pháp định nhóm máu: sử dụng huyết thanh mẫu để phát hiện kháng nguyên trên hồng cầu 16. Một người bị thiếu yếu tố XIII rất nặng, vào viện vì xuất huyết da, niêm mạc. Kết quả xét nghiệm nào sau đây phù hợp với bệnh nhân ? A. PT: 18 giây (chứng 12 giây); aPTT: 31 giây (chứng 30 giây), Fibrinogen 1,5 g/L B. PT: 18 giây (chứng 12 giây); aPTT: 42 giây (chứng 30 giây), Fibrinogen 1 g/L C. PT: 12 giây (chứng 12 giây); aPTT: 45 giây (chứng 30 giây), Fibrinogen 3 g/L D. PT: 12,5 giây (chứng 12 giây); aPTT: 31 giây (chứng 30 giây) Fibrinogen 2 g/L 17. Hạch lympho và lách đều có các trung tâm mầm để biệt hóa lympho B thành tương bào sản xuất kháng thể. Tuy nhiên chức năng lách khác với hạch lympho ở chố: A. Là nơi sản xuất ra tế bào tua B. Loại bỏ các kháng nguyên xâm nhập vào máu C. Là nơi sản xuất ra hồng cầu D. Loại bỏ kháng nguyên xâm nhập qua da 18. Ngoài khả năng nhận biết peptide kháng nguyên, TCR còn có thể nhận biết được? C. Phân tử MHC A. Các kháng thể B. Các cytokine D. Hiện tượng ADCC 19. Khi quá trình đông máu huyết tương diễn ra, yếu tố VIII đóng vai trò gì? D. Là cơ chất đông máu B. Là yếu tố chuyển men A. Là tiền men C. Là đồng yếu tố 20. Trong cấu trúc của plasminogen, acid amin ở vị trí 562 là: D. Arginin C. Methionin B. Valin A. Lysin 21. Bệnh nhân nam 20 tuổi được chẩn đoán mày đay dị ứng và điều trị bằng thuốc kháng Histamin. Cơ chế tác dụng nào của thuốc kháng Histamin là đúng? A. Phong bế thụ thể H1 và H2 D. Làm tăng nồng độ cAMP B. Ức chế chuyển histidin thành histamin C. Ức chế dòng Ca²⁺ 22. Bệnh nhân nữ, 43 tuổi vào viện vì đau các khớp bàn ngón tay hai bên, được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thể nặng, đang được điều trị với Methotrexat. Khi dùng thuốc này phải bổ sung thêm: B. Vitamin B1 A. Rau xanh D. Cá tươi C. Acid folic 23. Ở những bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh sẽ khó tiến triển thành AIDS khi số lượng tế bào: A. Th1 < Th2 B. Th1 = Th2 C. Th1 > Th2 D. Lympho B tăng 24. Trong các yếu tố đông máu của phức hệ Prothrombin, yếu tố nào sẽ giảm khi dùng thuốc kháng vitamin K? A. II, V. VII C. II, VII, X D. V, VII, XI B. VII, IX, V 25. Hệ thống miễn dịch của cơ thể quyết định tạo ra phương thức đáp ứng miễn dịch dịch thể đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào phụ thuộc rất nhiều vào: B. Thời gian bán huỷ của kháng nguyên D. Số lần xâm nhập của kháng nguyên A. Đường vào của kháng nguyên C. Bản chất của kháng nguyên 26. INR là: D. Tỷ phức hệ Prothrombin C. Tỷ số giữa PT bệnh và PT chứng A. Tỷ số bình thường hóa quốc tế B. Chỉ số nhạy cảm quốc tế 27. Yếu tố nào dưới đây có liên quan đến con đường xử lý kháng nguyên được trình diện trong giới hạn của phức hợp hòa hợp tổ chức lớp I: B. B2 microglobulin C. Proteasome A. Lysosome D. Peptid vận chuyển (TAP) 28. Bệnh Cooley B. Do sự tổng hợp chuỗi B globin bị giảm một phần, thiếu máu tan máu mức độ trung bình, điện di Hb có tăng HbF và/hoặc HbA2 D. Do mất 3 gen a goblin, xét nghiệm huyết đồ có nhiều hồng cầu non ra máu, ferritin, bilirubin huyết thanh tăng C. Thiếu máu mức độ trung bình, thỉnh thoảng mới cần truyền máu, nhuộm xanh Cresyl có thể Heinz A. Do sự tổng hợp chuỗi β globin mất hoàn toàn, thiếu máu tan máu rất nặng, có cơn tan máu, suy tim, biến dạng xương 29. Thuốc kích thích miễn dịch: B. Interferon C. Cysclosporin A. Corticoid D. Methhotrexat 30. Một loại vi khuẩn mới được phát hiện có tên là Immunologium basicus tiết ra một loại độc tố liên kết với bề mặt tế bào biểu mô của đường ruột. Loại immunoglobulin nào sau đây sẽ có hiệu quả nhất trong việc vô hiệu hóa hoạt động của độc tố này? B. IgM D. IgG A. IgE C. IgA 31. Khi mẹ bị Basedow kháng thể kháng thụ thể TSH lớp nào có thể truyền qua cho thai nhi: B. IgD A. IgG D. IgM C. IgA 32. Bệnh nhân đang được mổ lấy thai do nhau tiền đạo, xét nghiệm Thời gian tiêu Euglobulin là 20 phút, mức độ tiêu sợi huyết (TSH) được xác định là: A. TSH cấp C. TSH nhẹ D. TSH thoáng qua B. TSH trung bình 33. Kháng thể tự nhiên của hệ nhóm máu ABO: D. Thường là IgG, qua được hàng rào nhau thai C. Gây ra bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ và con B. Có khả năng kết hợp bổ thể mạnh nên truyền nhằm nhóm máu hệ ABO có thể xảy ra tan máu cấp trong lòng mạch A. Người nhóm máu O có kháng thể chống A và chống B, là những kháng thể không có khả năng kết hợp bổ thể 34. Cơ chế tác dụng của Aspirin: A. Ức chế enzyme Thromboxan synthetase D. Hoạt hóa enzyme Thromboxan synthetase B. Ức chế enzym Cyclooxygenase C. Hoạt hóa enzym Cyclooxygenase 35. Bệnh HbH: C. Do mất 3 gen α globin, thường thiếu máu tan máu mức độ trung bình, có thể phụ thuộc truyền máu A. Do mất 3 gen α globin, gây ra thiếu máu tan máu nặng. suy tim, suy dinh dưỡng, thường trẻ không sống được qua tuổi trưởng thành B. Do đột biến xảy ra trên gen β globin, thiếu máu tan máu mức độ trung bình, có thể phụ thuộc truyền máu D. Xét nghiệm huyết đồ: thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, chỉ số hồng cầu lưới tăng, điện di Hb có HbH 36. Bệnh nhân nam, 27 tuổi, được chẩn đoán hội chứng thận hư, đang được điều trị với Prednisolon 1,5mg/ kg cân nặng/ ngày, tác dụng không mong muốn nào có thể xảy ra trên bệnh nhân này: C. Hạ huyết áp B. Tăng glucose máu D. Hội chứng Lyell A. Hạ glucose máu 37. Một nghiên cứu lâm sàng được đề xuất trong việc điều trị HIV đó là dùng kháng thể đơn dòng kháng lại: B. CD4 D. CCR5 A. CD3 C. IL2R 38. Chỉ định thuốc ức chế miễn dịch: A. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn B. Sốt xuất huyết D. Viêm phổi C. Lupus ban đỏ 39. Thành phần nào của hệ thống bổ thể có khả năng phân cắt để tham gia vào vòng thường trực? A. C1q C. C3 B. C4 D. C1s 40. Enzyme hoặc phân tử nào sau đây liên quan đến cơ chế siêu đột biến thân của tế bào Lympho B để tăng tính đa dạng của kháng thể: D. CD28 A. CD80 B. AID C. Recombinase 41. Trong cấu trúc của plasminogen, acid amin ở vị trí 561 là? A. Valin B. Arginin C. Lysin D. Methionin 42. Bệnh nhân nữ, 18 tuổi, được chẩn đoán hội chứng thận hư, đang được điều trị với Prednisolone 1,5mg/ kg cân nặng/ ngày, tác dụng không mong muốn nào có thể xảy ra trên bệnh nhân này: B. Hội chứng Cushing C. Hạ đường máu D. Hạ huyết áp A. Hội chứng Steven - Johnson 43. Biểu hiện của suy giảm miễn dịch phối hợp nặng (SCID) là: C. Các hạch bạch huyết có nhiều tế bào lympho A. Số lượng dòng tế bào lympho T bình thường B. Vẫn còn khả năng đáp ứng với hiện tượng quá mẫn và thải ghép D. Không còn khả năng đáp ứng tạo kháng thể 44. Nhóm máu hệ Rh: B. Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng hệ Rh thường nhẹ nên không cần phòng ngừa trong trường hợp mang thai bất thuận hợp A. Kháng nguyên đa dạng: 46 kháng nguyên, không có kháng thể tự nhiên, chỉ có kháng thể miễn dịch C. Bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh xảy ra ở người mẹ có nhóm máu Rh(+) và thai có nhóm máu Rh(-) D. Kháng thể tự nhiên không có khả năng kết hợp bổ thể nên truyền máu không phù hợp hệ Rh xảy ra tan 45. Cơ chế ADCC (độc tế bào phụ thuộc kháng thể) của tế bào NK xảy ra qua trung gian qua lớp kháng thể: D. IgG B. IgE A. IgA C. IgD 46. Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, tiền sử thay van 2 lá cơ học, đang điều trị Sintrom 4mg x 1/4 viên/ngày,chỉ số nào cần được theo dõi trên bệnh nhân: C. Ts B. Tc D. INR A. APTT 47. Thromboxan A2: D. Do tế bào nội mạc sản xuất ra C. Vừa gây co mạch vừa gây ngưng tập tiểu cầu A. Có khả năng gây ngưng tập tiểu cầu B. Có khả năng gây co mạch 48. Chất A có thể kết hợp với sIg trên một tế bào lympho B nhưng không hoạt hóa được tế bào này. Chỉ khi nào chất này kết hợp với albumin thì kích thích tế bào lympho B này biệt hóa thành tương bào. Chất A là gì? A. Chất gây miễn dịch D. Chất dung nạp B. Tá chất C. Bán kháng nguyên 49. Test chẩn đoán dị ứng nào sau đây dùng để định lượng được IgE đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân? D. Test hấp phụ dị nguyên phóng xạ (Radioallergosorbent Test: RAST) A. Test hấp phụ miễn dịch phóng xạ (Radioimmunosorbent Test: RIST) C. Test lẩy da (Prick test) B. Test trong da (Intradermo-reaction: IDR) 50. Kháng nguyên được sử dụng phổ biến trong tiêm chủng vaccine có bản chất là Protein do: D. Giá thành rẻ vì dễ sản xuất A. Tồn tại lâu trong cơ thể B. Tính sinh miễn dịch mạnh C. Bảo quản dễ dàng 51. TLR-2 của đại thực bào kết hợp với thành phần nào sau đây của vi khuẩn hoặc virus để tạo thuận lợi cho sự thực bào? D. LPS A. Mannose C. Lectin B. Proteoglycan 52. Kháng nguyên có các quyết định lặp lại (ví dụ polysaccharides) gây đáp ứng miễn dịch theo cơ chế sau: C. Đại thực bào xử lý và trình diện kháng nguyên cho tế bào Th A. Ở nguyên dạng trực tiếp tác động với tế bào B D. Miễn dịch bền vững với nhiều tế bào nhỏ B. Miễn dịch lâu dài với sự chuyển đổi IgM sang IgA 53. Chức năng nào sau đây thuộc về mảnh Fc của phân tử kháng thể khi chống lại các vi sinh vật, đặc biệt là các vi khuẩn có vỏ? B. Ngưng kết kháng nguyên A. Trung hòa kháng nguyên C. Nhận diện kháng nguyên D. Gây hiện tượng opsonin hoá 54. Một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ngoại bào, IgM được tạo ra bởi đáp ứng miễn dịch của tế bào đó. Chức năng bảo vệ quan trọng nhất của IgM trong sự nhiễm trùng này là ? D. Opsonin hoá C. Hoạt hoá bổ thể B. Độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC) A. Trung hòa độc tố của vi khuẩn 55. Một bệnh nhân nam 60 tuổi vào viện vì chấn thương sọ não, hiện tại đang bị đông máu rải rác trong lòng mạch và có biểu hiện tiêu sợi huyết thứ phát. Các thành phần đông máu nào đang giảm ? B. Fibrinogen, anti-thrombin C. Tiểu cầu, Yếu tố VII, yếu tố XI, yếu tốXII D. Prothrombin, Fibrinogen, yếu tố VIII, anti-thrombin A. Fibrinogen, Proconvertin, Stuart, Prothrombin 56. Bệnh nhân nữ, 43 tuổi vào viện vì đau các khớp bàn ngón tay hai bên, được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thể nặng, đang được điều trị với Methotrexat. Cơ chế tác dụng của thuốc này: A. Kích thích miễn dịch tế bào C. Ức chế miễn dịch tế bào B. Ức chế miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể D. Kích thích miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể 57. Bệnh nhân nữ, 70 tuổi có chẩn đoán U xơ tiền liệt tuyến/ Van 2 lá cơ học có chỉ định phẫu thuật chương trình, Bệnh nhân đang được điều trị ở nhà với Sintrom 1mg/ngày. Ý kiến nào sau đây là đúng? D. Không nên phẫu thuật trên bệnh nhân A. Nên phẫu thuật ngay cho bệnh nhân C. Ngưng Aspirin trước 5 ngày trước phẫu thuật B. Ngưng Sintrom và dùng Heparin cho bệnh nhân 58. Chỉ định thuốc ức chế miễn dịch: C. Viêm dạ dày A. Sốt siêu vi D. Sốt xuất huyết B. Ghép tạng 59. Một đứa trẻ bị chó cắn được tiêm 4 mũi vacxin bệnh dại bằng đường tiêm bắp vào các ngày 0, 3, 7, 14 . Mục đích tiêm vacxin là để kích thích cơ thể đứa trẻ này tạo ra? B. Thành phần hoá học C. IgG đặc hiệu D. Đại thực bào đặc hiệu A. Thành phần bổ thể 60. Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, tiền sử thay van 2 lá cơ học, đang điều trị Sintrom 4mg x 1/4 viên/ngày, thức ăn nào cần hạn chế dùng trên bệnh nhân: D. Rau củ có màu đỏ đậm A. Thức ăn giàu Phytonadione B. Thức ăn giàu Menaquinone C. Thức ăn giàu Menadione 61. Quá trình chịu ảnh hưởng trực tiếp vào sự tương tác giữa tế bào lympho B và tế bào lympho T là quá trình: B. Biệt hóa của tế bào lympho B thành plasmocyte D. Ly giải tế bào do hoạt hóa bổ thể C. Nhận diện kháng nguyên của các lympho bào A. Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể 62. Bệnh α thalassemia: A. Thể phù thai là thai mất 4 gen α globin, có thể được sinh ra từ người mẹ mất 3 gene α và người bố không mang gen bệnh α thalassemia B. Thể phù thai là: thai thiếu máu rất nặng, gan và lách của thai rất lớn, bánh nhau mủn nát, gây sảy thai hoặc thai chết lưu D. Thể phù thai là thai mất 3 gene a goblin, thai thiếu máu rất nặng, điện di Hb thành phần chủ yếu là HbBarts C. Thế phù thai là thai mất 4 gene α globin, thai thiếu máu rất nặng, điện di Hb thành phần chủ yếu là HbH 63. Cùng một loại kháng nguyên nhưng các thể khác nhau có đáp ứng miễn dịch ở những mức độ khác nhau là do: A. Tính lạ của kháng nguyên B. Tính đặc hiệu kháng nguyên D. Tính di truyền của cá thể C. Tính sinh miễn dịch của kháng nguyên 64. Cơ chế tác dụng của Heparin: B. Kích thích enzyme epoxide – reductase A. Chống ngưng tập tiểu cầu D. Kích thích quá trình khử Vitamin K – epoxide C. Tạo phức hợp phản ứng với Thrombin 65. Đáp ứng miễn dịch loại bỏ virus chủ yếu nhờ vào tế bào nào sau đây: C. Tế bào diệt tự nhiên (NK cells) A. Tế bào lympho Tc và tế bào NK B. Tế bào lympho Tc D. Đại thực bào/tế bào đơn nhân 66. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, tiền sử xuất huyết dạ dày, vào viện vì liệt nửa người bên phía sau đó được chẩn đoán nhồi máu não, thuốc nào được chỉ định dự phòng nhồi máu não tái phát trên bệnh nhân: D. Alteplase A. Clopidogrel C. E. Aspirin B. Sintrom 67. Thiếu máu thiếu sắt: D. Triệu chứng lâm sàng biến đổi biểu mô tổ chức đặc hiệu cho thiếu sắt: khó thở do biến đổi biểu mô thanh khí quản A. Nguyên nhân chủ yếu là mất máu mạn tính, xét nghiệm quyết định chẩn đoán là tủy đồ C. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng thiếu máu thường không rõ ràng vì thiếu máu mạn tính B. Xét nghiệm tủy đồ không giúp chẩn đoán xác định nhưng cho phép loại trừ các nguyên nhân tại tủy xương gây thiếu máu 68. Một bệnh nhân nhi 7 tháng tuổi được chẩn đoán suy giảm miễn dịch phối hợp nặng (SCID). Thay đổi nào sau đây phù hợp trên đứa trẻ này? D. Số lượng dòng tế bào lympho T bình thường B. Các hạch bạch huyết có nhiều tế bào lympho C. Vẫn còn khả năng đáp ứng với hiện tượng quá mẫn và thải ghép A. Không còn khả năng đáp ứng tạo kháng thể 69. Các thành phần như nickel, formaldehyde, chất nhuộm tóc…. Có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng do chúng có: D. Kích thước phân tử lớn C. Kết hợp được với protein ở da B. Nhiều loại epitope A. Tính sinh miễn dịch mạnh 70. Khi bước vào một căn phòng nhiều bụi bặm, bạn cảm thấy ngứa mũi và hắt hơi. Đây là hoạt động thuộc cơ chế miễn dịch bẩm sinh của: A. Quá trình thực bào bởi đại thực bào D. Hàng rào vật lý với sự chuyển động của lông mũi B. Hàng rào hoá học với pH thấp C. Các thành phần tiết ra từ bạch cầu hạt 71. Bệnh thalassemia: A. Là bệnh thiếu máu tan máu di truyền có tỷ lệ khá cao ở người châu Á, chỉ gặp ở vùng biển, thường là thiếu máu bình sắc D. Thường là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, chỉ số hồng cầu lưới tăng, ferritin và bilirubin gián tiếp tăng C. Là bệnh thiếu máu tan máu, lâm sàng có vàng da, lách lớn, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, chỉ số hồng cầu lưới giảm B. Là bệnh thiếu máu tan máu di truyền khá phổ biến ở người Việt Nam, thường là thiếu máu bình sắc, sức bền hồng cầu giảm 72. Lysozyme có trong nước bọt, nước mắt và trong một số hạt của bạch cầu trung tính. Nó rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn. Cơ chế bảo vệ nào sau đây thuộc về lysozyme? A. Phá hủy peptidoglycan của vách vi khuẩn C. Phá vỡ màng vi khuẩn gram âm B. Kích hoạt quá trình apoptosis D. Trung hòa độc tố 73. Bổ thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh của quá mẫn type II thông qua chức năng nào sau đây: A. Gây trung hòa kháng nguyên C. Gây ngưng kết kháng nguyên D. Thanh thải phức hợp miễn dịch B. Làm vỡ tế bào 74. Trong quá mẫn typ IV, thành phần nào sau đây do tế bào Th1 tiết ra có tác dụng hoạt hóa đại thực bào để tăng khả năng thực bào? A. IL-17 C. INF-γ D. IL-4 B. IL-13 Time's up # Tổng Hợp# Đề Thi