Phần 1: Tuyên xưng đức tinFREEGiáo lý kinh thánh 1. Mầu nhiệm nhập thể là mầu nhiệm gì? C. Là mầu nhiệm bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong lòng Đức Mẹ Maria và được sinh ra cho chúng ta. B. Là mầu nhiệm bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người, trong cùng một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì thế, Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. D. Cả A và C A. Là mầu nhiệm bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người, vì thế, Chúa Giê-su vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật. 2. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người như thế nào? C. Chúa Cha đã dùng các Thiên Thần, mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria. D. Cả A, B và C A. Chúa Cha đã cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria. B. Chúa Cha đã dùng quyền năng Chúa Thánh Thần, mà cho Ngôi Hai nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria. 3. Phó tế là ai? B. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa và trợ giúp các giám mục qua việc rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái. D. Cả B và C A. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa và trợ giúp các giám mục qua việc cử hành phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái. C. Phó tế là những người được truyền chức thánh, để phục vụ dân Chúa qua việc cử hành phụng vụ, rao giảng Lời Chúa và thi hành các việc bác ái. 4. Ơn Chúa Thánh Thần là gì? B. Là những ơn ban, giúp chúng ta dễ dàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. C. Là những ơn ban, khiến chúng ta trở nên can đảm, dễ dàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. A. Là những xu hướng thường xuyên, giúp chúng ta dễ dàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. D. Cả A, B và C 5. Linh mục là ai? D. Cả A và B B. Linh mục là những người nhờ Bí tích Truyền Chức Thánh, được thánh hiến theo hình ảnh Đức Ki-tô Linh mục để rao giảng Tin Mừng, hướng dẫn các tín hữu và cử hành việc phụng tự linh thánh như những tư tế đích thực của Tân Ước. C. Linh mục là người tham dự vào chức vụ tư tế của Chúa Ki-tô để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa anh chị em mình qua thánh lễ mỗi ngày các ngài dâng trên bàn thờ. A. Linh mục là những người tham dự vào chức vụ tư tế thừa tác của các giám mục và chia sẻ sứ mạng của các ngài. 6. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa có bỏ loài người không? A. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa không bỏ, mà còn hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu độ loài người. C. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế. D. Cả A, B và C B. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng. 7. Vũ trụ được tạo dựng để làm gì? A. Để tôn vinh Thiên Chúa và đem lại hạnh phúc cho con người. D. Cả A, B và C C. Để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa bản thân mình. B. Để tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người. 8. Sau khi sống lại, Chúa Giê-su xuống ngục tổ tông để làm gì? D. Cả A, B và C B. Để đập tan xiềng xích của tử thần, giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc, và mở cửa trời cho họ. A. Để giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc, và mở cửa trời cho họ. C. Để đập tan xiềng xích của tử thần, giải thoát những người công chính đang mong chờ Đấng Cứu Chuộc. 9. Có bao nhiêu hoa trái của Chúa Thánh Thần? A. Theo truyền thống của Hội Thánh, có mườihaihoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, vui vẻ và bình an, kiên nhẫn, hiền hòa và nhẫn nại, từ tâm, khoan dung và trung tín; khiêm nhu, tiết độ và khiết tịnh. C. Theo truyền thống của Hội Thánh, có mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, hoan lạc và bình an, kiên nhẫn, hiền hòa và nhẫn nại, từ tâm, khoan dung và trung tín; khiêm nhu, tiết độ và khiết tịnh. D. Cả A, B và C B. Theo truyền thống của Hội Thánh, có mười hai hoa trái của Chúa Thánh Thần là: Bác ái, hoan lạc và bình an, kiên nhẫn, quảng đại và nhân từ, từ tâm, khoan dung và trung tín; khiêm nhu, tiết độ và khiết tịnh. 10. Chúa Giê-su chịu ma quỷ cám dỗ và chiến thắng để làm gì? A. Để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người và Ngài đã chiến thắng để tỏ lòng vâng phục Chúa Cha cách tuyệt đối. D. Cả A, B và C B. Để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người và Ngài đã chiến thắng để làm gương cho chúng ta trong việc nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. C. Để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người và để làm gương cho chúng ta trong việc nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. 11. Vì sao Hội Thánh là bí tích của ơn cứu độ? A. Vì Hội Thánh là dấu chỉ và khí cụ, mang lại sự bình an cho nhân loại, đồng thời, giúp toàn thể nhân loại kết hợp với Chúa và với nhau. D. Cả A, B và C C. Vì Hội Thánh là dấu chỉ, mang lại sự bình an cho nhân loại, đồng thời, giúp toàn thể nhân loại kết hợp với Chúa và với nhau. B. Vì Hội Thánh là dấu chỉ và khí cụ, giúp toàn thể nhân loại kết hợp với Chúa và với nhau. 12. Sau khi Chúa Giê-su chết và được mai táng trong mồ, điều kỳ diệu gì đã xảy ra? A. Sau khi chết chưa đủ ba ngày, Chúa Giê-su đã lên trời như Người đã báo trước. B. Sau khi chết chưa đủ ba ngày, Chúa Giê-su đã sống lại như Người đã báo trước. C. Sau khi chết và được mai táng trong mồ, Chúa Giê-su đã sai Chúa Thánh Thần xuống. D. Cả A, B và C 13. Ta phải có thái độ nào đối với Đấng Sáng Tạo? D. Cả A và B C. Ta phải luôn sống tâm tình con thảo, yêu mến, tôn thờ, phó thác vào Người và cùng với mọi người bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn và phát triển thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. B. Cùng với mọi người bảo vệ, phát triển thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. A. Ta phải luôn sống tâm tình con thảo, yêu mến, tôn thờ, phó thác vào Người. 14. Cuộc sống trần thế của Chúa Giê-su đã diễn ra thế nào? A. Chúa Giê-su đã sinh ra tại Bê-lem, sống ẩn dật tại Na-da-rét nước Do-thái. D. Cả A, B và C B. Khoảng 30 tuổi, Ngài đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. C. Sau cùng, Ngài chịu chết trên thập giá thời Phong-xi-ô Phi-la-tô, rồi sống lại và lên trời. 15. Hội Thánh Công giáo gồm có những thành phần nào? C. Gồm ba thành phần là: Giám mục, linh mục và phó tế. D. Cả A, B và C A. Gồm ba thành phần là: Giáo sĩ và giáo dân và tu sĩ. B. Gồm hai thành phần là Giáo sĩ và giáo dân. Trong hai thành phần này, có những người sống đời thánh hiến gọi là tu sĩ. 16. Sau khi được lên trời, Đức Maria trợ giúp Hội Thánh thế nào? D. Cả A và B A. Sau khi được lên trời, Đức Maria tiếp tục chuyển cầu và hằng ban muôn ơn lành cho con cái mình. C. Sau khi được lên trời, Đức Maria tiếp tục chuyển cầu cho con cái mình và là tấm gương cho các tín hữu về đức tin cũng như đức ái. B. Sau khi được lên trời, với tấm lòng từ mẫu, Đức Maria vẫn hằng tiếp tục chuyển cầu và ban muôn ơn lành cho con cái mình. 17. Tội tổ tông gây nên những hậu quả nào? D. Cả A và B A. Tội tổ tông làm cho loài người mất sự hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết. C. Tội tổ tông làm cho loài người mất hết ơn nghĩa với Thiên Chúa, mất sự hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết. B. Tội tổ tông làm cho loài người mất hết ơn nghĩa với Thiên Chúa, hướng chiều về tội lỗi, phải đau khổ và phải chết. 18. Được Thiên Chúa ban cho sự sống và phẩm giá cao quý như vậy, chúng ta phải làm gì? A. Chúng ta phải biết cám ơn và yêu mến Thiên Chúa, đồng thời làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và đầy yêu thương. D. Cả B và C C. Chúng ta phải cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ, thầy cô. B. Chúng ta phải biết cám ơn và yêu mến Thiên Chúa 19. Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Ki-tô giáo là gì? B. Là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. D. Cả A, B và C đều sai A. Là mầu nhiệm Thiên Chúa nhập thể làm người C. Là mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô 20. Nước Thiên Chúa sẽ hoàn tất thế nào trong ngày Chúa Giê-su trở lại? B. Vào ngày trở lại, Chúa Giê-su sẽ thực hiện cuộc chiến thắng cuối cùng của sự thiện trên sự ác và quy tụ vạn vật để dâng lên Thiên Chúa Cha. C. Vào ngày trở lại, cùng với các thiên thần của Thiên Chúa, Chúa Giê-su sẽ đứng ra để luận công, phạt tội, đồng thời, quy tụ muôn loài trong trời đất để dâng lên Thiên Chúa Cha. A. Vào ngày trở lại, Chúa Giê-su sẽ đứng ra để luận công, phạt tội, đồng thời, quy tụ muôn loài trong trời đất để dâng lên Thiên Chúa Cha. D. Cả A, B và C 21. Hội Thánh có những đặc tính nào? C. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Thông truyền. D. Tất cả đều sai B. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. A. Hội Thánh có bốn đặc tính này là: Duy nhất, Thánh thiện, Loan báo và Tông truyền. 22. Những ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su? A. Một số người Do-thái thời đó phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su. B. Một số người Do-thái và Rô-ma thời đó phải chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su. D. Tất cả đều sai C. Một số người Do-thái và Rô-ma thời đó cùng mọi tội nhân, nhất là người Ki-tô hữu phạm tội, đều chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giê-su. 23. Nhờ đâu chúng ta biết được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi? A. Nhờ Chúa Giê-su mạc khải C. Nhờ Giáo Hội hướng dẫn D. Cả A, B và C B. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng 24. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại » nghĩa là gì? B. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ được phục sinh. C. Nghĩa là thân xác của người công chính sẽ không bị hư nát, nhưng được lên trời vinh hiển với Chúa. D. Cả A, B và C A. Nghĩa là thân xác con người sau khi chết sẽ hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy được sống lại trong ngày tận thế. 25. Giáo sĩ gồm những ai? D. Cả A. B và C C. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Thêm Sức là Giám mục, linh mục và phó tế. B. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa Tội là Giám mục, linh mục và phó tế. A. Gồm những người đã lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh là Giám mục, linh mục và phó tế. 26. Tại sao Chúa Giê-su chịu phép Rửa của ông Gio-an Tẩy Giả? D. Cả A, B và C A. Để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa Tội của chúng ta. B. Để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa Tội của chúng ta. Và làm gương cho chúng ta về sự khiêm nhường. C. Để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa Tội của chúng ta. Và làm gương cho chúng ta trong sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa. 27. Con người được Thiên Chúa dựng nên thế nào? A. Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài C. Con người được dựng nên có nam có nữ. B. Con người được ban cho khả năng nhận biết và yêu mến cách tự do Đấng tạo dựng nên mình. D. Cả A và B 28. Đức Maria đã cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa thế nào? D. Cả A, B và C A. Nhờ ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa, Đức Maria đã hoàn toàn vâng phục và tự hiến trọn vẹn thân mình cho công trình cứu độ của Thiên Chúa. B. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Maria đã cộng tác vào công trình cứu độ bằng sự vâng phục của đức tin và sự tự hiến hoàn toàn cho công trình cứu độ của Thiên Chúa. C. Nhờ ân sủng và phúc lành của Thiên Chúa, Đức Maria đã mau mắn đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc vâng phục và tự hiến hoàn toàn cho công trình cứu độ của Ngài. 29. Để ngày càng lớn lên trong đức tin, ta cần phải làm gì? C. Ta cần không ngừng đào sâu giáo lý, siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và góp phần truyền bá đức tin. B. Ta cần không ngừng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và góp phần truyền bá đức tin. A. Ta cần không ngừng đào sâu giáo lý, học hỏi văn hóa, siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích và góp phần truyền rao Tin Mừng. D. Cả A, B và C 30. Vì sao chúng ta tin xác loài người ngày sau sống lại? A. Vì Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết và đã lên trời. B. Vì Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết và sẽ làm cho chúng ta sống lại trong ngày sau hết, với một thân xác không còn hư nát. C. Vì Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết chúng ta là chi thể của Ngài cũng sẽ được sống lại như Ngài. D. Cả A, B và C 31. Chúa Giê-su vào thành Giê-ru-sa-lem như Đấng Mê-si-a để làm gì? C. Để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến và chính Ngài sẽ hoàn thành Nước Thiên Chúa bằng cái chết và sự sống lại của Ngài. B. Để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến là cái chết và sự sống lại của Ngài. A. Để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến và chính Ngài sẽ hoàn thành Nước Thiên Chúa bằng cuộc Vượt qua, là cái chết và sự sống lại của Ngài. D. Cả A, B và C 32. Các tín hữu và các thánh trên trời hiệp thông với nhau thế nào? B. Các tín hữu noi gương đời sống thánh thiện của các thánh và xin các ngài chuyển cầu cùng Chúa cho mình. C. Cả A và B D. Tất cả đều sai A. Các tín hữu hằng hướng lòng lên trời cao, để khẩn nài phúc lành của các thánh nam nữ trên trời. 33. Vì sao gọi Hội Thánh là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần? B. Vì Chúa Thánh Thần luôn ở trong Hội Thánh như linh hồn của Nhiệm Thể. A. Vì chỉ nơi Ngài, Hội Thánh mới thực sự trở nên nơi Thiên Chúa ngự trị. C. Vì Chúa Thánh Thần không ngừng xây dựng, thánh hóa và canh tân Hội Thánh bằng các ân sủng của Người. D. Cả B và C 34. Đức Giáo Hoàng là ai? B. Đức Giáo Hoàng là vị đại diện Đức Ki-tô, thủ lãnh giám mục đoàn, và là mục tử của toàn thể Hội Thánh. D. Cả A và B A. Đức Giáo Hoàng là Giám mục Rô-ma, kế vị Thánh Phê-rô; là nguyên lý và nền tảng cho sự hợp nhất của Hội Thánh; C. Đức Giáo Hoàng là đấng được Thiên Chúa sai đến để lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ và dẫn đưa mọi người về với Chúa Ki-tô. 35. Tin vào Chúa Giê-su Phục sinh, chúng ta phải sống thế nào? C. Chúng ta luôn sống lạc quan, can đảm theo đường lối Chúa, đồng thời, trở nên chứng nhân cho Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì tin rằng, chúng ta sẽ được dự phần vinh quang với Ngài. A. Chúng ta luôn sống lạc quan, tin tưởng, can đảm theo đường lối Chúa, vì tin rằng chúng ta sẽ được dự phần vinh quang với Ngài. B. Chúng ta luôn sống lạc quan, tin tưởng, can đảm theo đường lối Chúa, dầu phải chấp nhận những thiệt thòi, mất mát, vì tin rằng chúng ta sẽ được dự phần vinh quang với Ngài. D. Cả A, B và C 36. Loài người có sống mãi trong tình nghĩa với Thiên Chúa không? C. Tổ tông loài người đã nghe ma quỷ cám dỗ, lạm dụng tự do, không tin tưởng và tuân phục Thiên Chúa, nên đã phạm tội mất lòng Chúa; đó là tội tổ tông. D. Cả A, B và C B. Loài người vì kiêu căng, đã tự ý chống lại Thiên Chúa A. Tổ tông loài người đã nghe ma quỷ cám dỗ, nên đã phạm tội mất lòng Chúa. 37. Phán xét chung là gì? A. Là sự phán xét cuối cùng trước tòa án chung thẩm về hạnh phúc hay án phạt đời đời mà Chúa Giê-su công bố cho mọi người khi Ngài trở lại trong vinh quang. B. Là sự phán xét cuối cùng của Chúa Giê-su. Mọi người sẽ phải ra trước tòa án chung thẩm để nghe tuyên án về hành vi và đời sống của mình khi còn sống ở trần gian. D. Cả A, B và C C. Là sự phán xét cuối cùng về hạnh phúc hay án phạt đời đời mà Chúa Giê-su công bố cho mọi người khi Ngài trở lại trong vinh quang. 38. Chúa Giê-su sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết thế nào? B. Ngài sẽ đưa ra trước tòa những kẻ đã từng công khai chống đối Ngài khi còn sống ở trần gian, đồng thời thưởng công xứng đáng cho những người sống công minh chính trực. D. Cả A, B và C C. Ngài sẽ đưa ra trước tòa những kẻ đã từng sống bất lương, chẳng có lòng thương xót anh em mình, đồng thời, thưởng công xứng đáng cho những người sống công minh chính trực. A. Ngài sẽ xét xử và thưởng phạt mỗi người tùy theo các công việc họ đã làm. 39. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo điều gì? D. Cả A, B và C C. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa. A. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa. B. Khi rao giảng, Chúa Giê-su loan báo Tin Mừng Nước Trời và mời gọi mọi người hãy thống hối và tin vào Tin Mừng. 40. Các tín hữu ở trần gian hiệp thông với nhau thế nào? D. Tất cả đều sai B. Các tín hữu còn hiệp thông qua việc chia sẻ của cải vật chất với nhau trong tinh thần liên đới và tương trợ. C. Cả A và B A. Các tín hữu ở trần gian hiệp thông với nhau trong đức tin, đức ái, kinh nguyện, các bí tích và các đoàn sủng, 41. Vì sao Thiên Chúa lại muốn Chúa Giê-su phải chết? D. Tất cả đều sai C. Vì Thiên Chúa muốn giải thoát chúng ta, và giao hòa thế gian với Ngài, nên Ngài đã cho Đức Giê-su, Con của Ngài chết trên thập giá. A. Vì Thiên Chúa muốn giao hòa chúng ta với Ngài, nên đã “sai Con Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”. B. Vì Thiên Chúa muốn giải thoát chúng ta, và giao hòa chúng ta với Ngài, nên Ngài đã cho Con của Ngài chết trên thập giá. 42. Các tín hữu và các linh hồn trong luyện ngục hiệp thông với nhau thế nào? B. Ngoài ra, các tín hữu còn hiệp dâng thánh lễ, làm việc bác ái mỗi ngày để chỉ cho các linh hồn, nhờ đó, các linh hồn được tha thứ các hình phạt tạm để xứng đáng vào hưởng hạnh phúc Nước Trời. D. Tất cả đều sai C. Cả A và B A. Các tín hữu dâng việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn, còn các linh hồn chuyển cầu cùng Chúa cho các tín hữu. 43. Giáo dân là ai? C. Giáo dân là nhưng người làm chứng cho Đức Ki-tô và xây dựng Nước Trời theo ơn gọi riêngcủamình. D. Cả A và C A. Giáo dân là các Ki-tô hữu được dự phần vào sứ vụ Tư tế, Tiên tri và Vương đế của Đức Ki-tô bằng việc nên thánh. B. Giáo dân là người không có chức thánh. 44. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su có tầm quan trọng thế nào? D. Cả A, B và C C. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài để cứu độ loài người chúng ta. B. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Ngài. A. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giê-su là trung tâm của đức tin Ki-tô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài. 45. Chúng ta phải làm gì để được vào Nước Thiên Chúa? A. Chúng ta phải hết lòng trông cậy vào lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa, cùng sám hối và tin vào Tin Mừng. C. Chúng ta phải sám hối, tin vào Tin Mừng và khiêm tốn đón nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. D. Tất cả đều sai B. Chúng ta phải hết lòng trông cậy vào lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa, cùng sám hối, tin vào Tin Mừng và khiêm tốn đón nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. 46. Việc Chúa Giê-su lên trời có ý nghĩa gì? B. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là an ủi chúng ta khỏi mọi lo ấu sợ hãi. Hai là mở đường cho chúng ta được lên trời với Chúa. D. Cả A, B và C C. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là an ủi chúng ta khỏi mọi lo ấu sợ hãi. Hai là mở đường cho chúng ta được lên trời với Chúa. Ba là giúp chúng ta hăng say đi loan báo Tin Mừng Nước Trời. A. Việc Chúa Giê-su lên trời có những ý nghĩa này: Một là Ngài được Chúa Cha tôn vinh và không ngừng chuyển cầu cho chúng ta; Hai là cử Thánh Thần đến với chúng ta và ban cho chúng ta niềm hy vọng được lên trời với Ngài. 47. Vì sao Hội Thánh có đặc tính Duy nhất? C. Vì Hội Thánh có một đức tin, một đức cậy, một đức mến, một đời sống bí tích; Có một sự kế nhiệm tông truyền duy nhất. D. Cả A, B và C A. Vì Hội Thánh có nguồngốc và khuôn mẫu là Chúa Ba Ngôi; B. Vì Hội Thánh có Đấng sáng lập là ĐứcKi-tô; Có Chúa Thánh Thần hợp nhất các tín hữu với ĐứcKi-tô; 48. Có mấy ơn Chúa Thánh Thần? A. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan, Ơn hiểu biết, Ơn thông minh, Ơn biết lo liệu, Ơn sức mạnh, Ơn đạo đức và Ơn biết kính sợ Thiên Chúa. B. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan, Ơn hiểu biết, Ơn thông minh, Ơn biết lo liệu, Ơn mạnh mẽ, Ơn sốt sắng và Ơn biết kính sợ Thiên Chúa. C. Có bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan, Ơn hiểu biết, Ơn thông minh, Ơn biết chu toàn mọi sự, Ơn khỏe mạnh, Ơn đạo đức và Ơn biết kính sợ Thiên Chúa. D. Tất cả đều đúng 49. Hy tế của Chúa Giê-su trên Thập giá đem lại cho chúng ta điều gì? C. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha. A. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá xóa bỏ tội trần gian. D. Cả A, B và C B. Hy tế của Chúa Giê-su trên thập giá xóa bỏ tội trần gian và giao hòa toàn thể nhân loại với Chúa Cha. 50. Phán xét riêng là gì? B. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, mọi người sẽ được phán xét dựa trên các việc làm, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục. D. Cả A, B và C A. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, tùy theo đức tin và các việc làm, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục hoặc vào luyện ngục. C. Là cuộc phán xét ngay sau khi chết, mọi người sẽ được phán xét dựa trên các công phúc mà người ấy đã lập được khi còn sống ở trần gian, mà được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục. 51. Hội Thánh là gì? B. Hội Thánh gồm những người nhờ đức tin và Bí tích Rửa tội, trở nên con cái Thiên Chúa, chi thể của Đức Ki-tô và đền thờ của Chúa Thánh Thần. C. Cả A và B D. Tất cả đều sai A. Hội Thánh là dân được Thiên Chúa kêu gọi và quy tụ, làm thành cộng đoàn. 52. Có những “dấu chỉ” nào cho biết Chúa Giê-su đã phục sinh? B. Có những “dấu chỉ” này: Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa; Hai là Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. D. Cả A, B và C C. Có những “dấu chỉ” này: Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa; Hai là Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Ba là Ngài ban bình an cho các tông đồ, yên ủi các ông khỏi sự hoang mang và sợ hãi. A. Có những “dấu chỉ” này: Một là ngôi mộ trống, không còn xác Chúa; Hai là Ngài đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ. Ba là Ngài trao quyền cầm buộc và tháo cởi cho Giáo Hội. 53. Ơn gọi của giáo dân là gì? D. Cả A, B và C A. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian. C. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc học hỏi và khám phá Lời Chúa và dấn thân phục vụ anh chị em đồng loại và làm tông đồ giữa trần gian. B. Là tìm kiếm Nước Thiên Chúa qua việc học hỏi và khám phá Lời Chúa và dấn thân làm tông đồ giữa trần gian. 54. Chúng ta phải tôn kính Đức Maria thế nào? B. Chúng ta phải siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ qua các kinh nguyện, nhất là kinh Mân Côi. A. Chúng ta phải đặc biệt tôn kính và mến yêu Đức Maria, bằng cách tham dự các ngày lễ kính Đức Mẹ. D. Cả A. B và C C. Chúng ta phải noi gương bắt chước các nhân đức của Mẹ. 55. Vì sao gọi Đức Maria là Mẹ Hội Thánh? C. Cả A và B A. Vì Đức Maria đã sinh ra Chúa Giê-su là đầu của Hội Thánh. D. Tất cả đều đúng B. Vì trên Thánh giá, Chúa Giê-su đã trối Đức Maria làm Mẹ Hội Thánh qua thánh Gioan Tông đồ. 56. Vì sao Hội Thánh có đặc tính Thánh thiện? A. Vì Hội Thánh bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Chí Thánh. C. Vì Hội Thánh được Chúa Thánh Thần làm cho sống động và phát sinh nhiều hoa trái thánh thiện. D. Cả A, B và C B. Vì Hội Thánh được Đức Ki-tô thánh hóa và làm cho có khả năng thánh hóa. 57. Sự phục sinh của Chúa Giê-su mang lại cho chúng ta điều gì? D. Cả A, B và C B. Mang lại cho chúng ta niềm hy vọng được sống lại trong ngày sau hết. A. Mang lại cho chúng ta ơn giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết. C. Mang lại cho chúng ta ơn làm con Thiên Chúa và thân xác chúng ta được sống lại trong ngày sau hết. 58. Các tín hữu hiệp thông với nhau thế nào? C. Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn mồ côi và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công. B. Các tín hữu ở trần gian và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công. D. Cả A, B và C A. Các tín hữu ở trần gian, các linh hồn nơi luyện ngục và các thánh trên thiên đàng cùng hiệp thông trong Đức Ki-tô và chia sẻ mọi ơn lành cho nhau. Đây là mầu nhiệm các thánh thông công. 59. Hội Thánh tuyên xưng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thế nào? D. Cả A, B và C C. Hội Thánh tuyên xưng một Thiên Chúa mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, ngôi thứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thánh Thần. B. Hội Thánh từ xa xưa đã luôn đề cao mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi như là trung tâm điểm của niềm tin của mình. Trong đó: Ngôi thứ nhất là Cha, Ngôi thứ hai là Con và Ngôi thứ ba là Thánh Thần. A. Hội Thánh tuyên xưng một Thiên Chúa mà Ngài có Ba Ngôi: Ngôi thứ nhất là Cha, ngôi thứ hai là Con, ngôi thứ ba là Thiên Thần. 60. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để làm gì? A. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi. D. Cả A, B và C C. Để làm mẫu mực cho chúng ta sống thánh thiện; và để chúng ta được kết hợp với Ngài mà trở nên con cái Thiên Chúa. B. Để tỏ cho chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa. 61. Tuổi đời đã có ảnh hưởng nào đối với ta? A. Tuổi đời càng lớn, thì ta càng hiểu biết nhiều hơn. B. Tuổi đời đã làm cho ta nên khôn lớn về thể xác và tinh thần. C. Tuổi đời càng lớn, thì ta càng hiểu biết nhiều hơn. Nhờ đó, ta có thể biết thêm về Thiên Chúa cũng như về mọi vật quanh mình. D. Cả A, B và C 62. Các Thiên Thần có sống mãi trong tình nghĩa với Thiên Chúa không? C. Có một số Thiên Thần chống lại Thiên Chúa, nên đã bị phạt thành ma quỷ. A. Các Thiên Thần luôn sống trong tình nghĩa với Thiên Chúa. B. Có một số Thiên Thần đã dứt khoát từ chối vương quyền của Thiên Chúa, quyến rũ loài người chống lại Ngài; đó là ma quỷ. D. Cả A, B và C 63. Khi chết con người sẽ ra sao? C. Cả A và B đều sai B. Khi chết, thân xác con người sẽ chịu cảnh hư nát, còn linh hồn sẽ chịu sự phán xét của Thiên Chúa và chờ ngày kết hợp lại với thân xác được biến đổi, khi Chúa lại đến trong vinh quang. D. Cả A và B A. Khi chết, linh hồn và thân xác con người sẽ tách rời nhau. 64. Khi nào Chúa Giê-su sẽ trở lại trong vinh quang? A. Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, nhưng chúng ta không biết được lúc nào. Vì vậy, ta được mời gọi luôn sống tỉnh thức đợi chờ. D. Cả A, B và C C. Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, ngày ấy không còn xa nữa, chỉ có điều, chúng ta không biết được lúc nào mà thôi. B. Chắc chắn Người sẽ trở lại trong vinh quang, ngày ấy không còn xa nữa, chỉ có điều, chúng ta không biết được lúc nào. Vì vậy, ta được mời gọi luôn sống tỉnh thức đợi chờ. 65. Đời sống ẩn dật của Chúa Giê-su dạy chúng ta điều gì? A. Dạy chúng ta sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương. D. Tất cả đều sai B. Dạy chúng ta sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương. Đồng thời, còn dạy chúng ta sống hiếu thảo với cha mẹ. C. Dạy chúng ta sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương. Đồng thời, còn dạy chúng ta sống hiếu thảo với cha mẹ qua việc vâng lời các ngài và trợ giúp các ngài trong khả năng của mình. 66. Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh thế nào? C. Chúa Thánh Thần xây dựng, ban sức sống và thánh hóa Hội Thánh. D. Cả A, B và C B. Chúa Thánh Thần làm cho đời sống của Hội Thánh luôn tươi mới. A. Chúa Thánh Thần thường ở bên để củng cố Hội Thánh. 67. Ta phải sống với Chúa Thánh Thần như thế nào? A. Ta phải tin kính, thờ phượng Chúa Thánh Thần. B. Ta phải không ngừng cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng. C. Ta phải tôn trọng hồn xác ta là đền thờ của Người. D. Cả A, B và C 68. Giám mục là ai? D. Cả A, B và C B. Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ cai quản Hội Thánh địa phương và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu. A. Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ giảng dạy, thánh hóa, cai quản Hội Thánh địa phương và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu. C. Giám mục là những người kế vị các Tông đồ, có sứ vụ giảng dạy, thánh hóa, và cùng với Đức Giáo Hoàng phục vụ Hội Thánh toàn cầu. 69. Tu sĩ là ai? B. Là những Ki-tô hữu sống đời khắc khổ, xa tránh trần thế, tự nguyện sống gắn bó với Chúa Giê-su cách triệt để hơn. D. Cả A, B và C C. Là những Ki-tô hữu muốn bước theo Chúa Giê-su cách triệt để hơn, qua việc giữ các lời khuyên Phúc Âm về khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, trong một bậc sống bền vững được Hội Thánh công nhận. A. Là những Ki-tô hữu muốn đi tu 70. Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã ban cho con người có những đặc ân nào? C. Thiên Chúa ban cho con người được sống hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, không phải đau khổ và không phải chết. A. Thiên Chúa ban cho con người được sống thân tình với Ngài, không phải đau khổ và không phải chết. D. Cả A và C B. Thiên Chúa ban cho con người được sống thân tình với Ngài, sống hòa hợp với bản thân, với mọi người mọi vật, không phải đau khổ và không phải chết. 71. Vì sao Hội Thánh có đặc tính Tông truyền? C. Vì Hội Thánh vẫn tiếp tục được giáo huấn, thánh hóa và hướng dẫn bởi các đấng kế nhiệm các Tông đồ là các Giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. B. Vì Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn của các Tông đồ. A. Vì Hội Thánh được xây dựng trên nền tảng các Tông đồ. D. Cả A, B và C 72. Vì sao Hội Thánh có đặc tính Công giáo? D. Cả A, B và C B. Vì Hội Thánh gìn giữ và quản lý đầy đủ các phương tiện cứu độ. C. Vì Hội Thánh được sai đến với muôn dân thuộc mọi thời đại A. Vì Hội Thánh loan báo toàn bộ đức tin và đức tin toàn vẹn. 73. Vì sao chỉ riêng tổ tông phạm tội mà cả dòng dõi loài người đều mắc tội? B. Vì mọi người đều có chung một nguồn gốc duy nhất, cùng liên đới với nhau trong mọi sự, nên tội này truyền lại cho loài người. A. Vì mọi người đều có chung một nguồn gốc duy nhất, nên tội này truyền lại cho loài người. C. Vì mọi người đều có chung một nguồn gốc duy nhất, cùng liên đới với nhau trong mọi sự, cả trong sự tội cũng như trong hạnh phúc, nên tội này truyền lại cho loài người. D. Cả A và B 74. Hoa trái của Chúa Thánh Thần là gì? A. Là những điều tốt lành mà chúng ta có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần. C. Là những điều tốt lành, sự hiểu biết cùng ơn khôn ngoan mà chúng ta có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần. B. Là những điều tốt lành và sự hiểu biết mà chúng ta có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần. D. Cả A, B và C 75. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria những đặc ân nào? A. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria 4 đặc ân này là: Vô nhiễm Nguyên tội, làm Mẹ Thiên Chúa, Đồng trinh trọn đời và Hồn xác lên trời. B. Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria 4 đặc ân này là: Vô nhiễm Nguyên tội, làm Mẹ Thiên Chúa, làm Mẹ Giáo Hội và Hồn xác lên trời. D. Cả A, B và C C. Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ 4 đặc ân này là: Vô nhiễm Nguyên tội, làm Mẹ Giáo Hội, Đồng trinh trọn đời và Hồn xác lên trời. 76. Vì sao các tín hữu trong Hội Thánh hiệp thông với nhau? A. Vì tất cả các tín hữu đểu là anh chị em với nhau, họ cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh trong Đức Ki-tô, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. D. Cả A, B và C C. Vì tất cả các tín hữu cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh trong Đức Ki-tô, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. B. Vì tất cả các tín hữu đểu là anh chị em với nhau, họ cùng làm thành một gia đình duy nhất là Hội Thánh có Thiên Chúa là Cha, để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi. 77. Thiên Chúa tạo dựng những gì? B. Thiên Chúa tạo dựng muôn vật hữu hình và vô hình C. Thiên Chúa chỉ dựng nên con người mà thôi D. Cả A và B A. Thiên Chúa tạo dựng trời và đất 78. Chúa Thánh Thần thánh hóa Hội Thánh thế nào? D. Cả A và B A. Chúa Thánh Thần làm cho các tín hữu trở nên con cái Chúa Cha, và dự phần vào chính sự sống của Chúa Ki-tô. C. Chúa Thánh Thần là cho gương mặt của Hội Thánh trở nên tinh tuyền. Ban sinh lực, giúp Hội Thánh luôn can đảm, trung thành làm chứng cho Chúa Ki-tô. B. Người còn cho họ nhận biết sự thật, dạy họ cầu nguyện, thúc đẩy họ sống mến Chúa yêu người, và làm chứng cho Chúa Ki-tô. 79. Chúa Thánh Thần là Đấng nào? A. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa C. Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. B. Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra D. Cả A, B và C 80. Con người cộng tác vào sự quan phòng của Thiên Chúa thế nào? D. Cả A và B đều sai B. Đồng thời, cùng với Ngài làm cho trái đất này ngày càng trở nên tươi đẹp hơn. C. Cả A và B A. Con người cộng tác vào sự quan phòng của Thiên Chúa qua hành động, kinh nguyện và sự đau khổ. 81. Điều gì đã xảy ra trong ngày lễ Ngũ Tuần? C. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Giê-su ban tràn đầy Thánh Thần cho các tín hữu, để họ ra đi công bố và loan truyền Tin Mừng cứu độ. A. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Giê-su ban tràn đầy Thánh Thần cho các tín hữu, để họ ra đi công bố và loan truyền mầu nhiệm hiệp thông này. B. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Giê-su ban tràn đầy Thánh Thần cho các tín hữu, nhờ đó, họ được hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và được sai đi để công bố và loan truyền mầu nhiệm hiệp thông này. D. Cả A, B và C 82. Việc Chúa Giê-su lại đến trong vinh quang có nghĩa gì? C. Đó là sự chiến thắng tối hậu và là cuộc phán xét cuối cùng của Ngài đối với kẻ sống và kẻ chết. D. Cả A, B và C B. Đó là việc Ngài sẽ trở lại trần gian trong vinh quang, để phán xứ người lành, kẻ dữ, giải thoát những kẻ bị giam cầm trong cuộc phán xét cuối cùng của Ngài. A. Đó là việc Ngài sẽ trở lại trần gian trong vinh quang, để phán xứ người lành, kẻ dữ trong cuộc phán xét cuối cùng của Ngài. 83. Ba Ngôi hiệp nhất với nhau thế nào? A. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng gắn kết mật thiết với nhau, vì có cùng một bản thể và một uy quyền như nhau. C. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng gắn kết mật thiết với nhau, vì có cùng một bản thể và một uy quyền như nhau. Không ngôi nào hơn ngôi nào. D. Tất cả đều sai B. Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể và một uy quyền như nhau, nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi. 84. Sự quan phòng của Thiên Chúa là gì? D. Cả A, B và C B. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài muôn vật tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn. Để họ khỏi sa vào những chước cám dỗ của quỷ ma. A. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài muôn vật tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn. C. Là việc Thiên Chúa tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn muôn loài tiến dần đến mức hoàn hảo như Ngài muốn. 85. Vì sao gọi Hội Thánh là dân Thiên Chúa? C. Cả A và B A. Vì Thiên Chúa muốn thánh hóa và cứu độ mọi người không phải cách riêng rẽ, nhưng quy tụ họ thành một dân duy nhất. D. Tất cả đều sai B. Vì đây là tập hợp những người được Thiên Chúa tuyển lựa. 86. Ba Ngôi hoạt động thế nào? D. Cả A, B và C A. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Con tạo dựng, Chúa Cha cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. C. Ba Ngôi nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha thánh hóa, Chúa Con tạo dựng và Chúa Thánh Thần cứu chuộc. B. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. 87. Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh thế nào? C. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một cộng đoàn yêu thương và một cộng đoàn Loan báo Tin Mừng. D. Cả A, B và C B. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô, và làm cho họ trở nên một Hội Thánh tinh tuyền, không vết nhăn, không tì ố. A. Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Ki-tô, và thúc đẩy Hội Thánh chu toàn sứ mệnh Chúa Ki-tô giao phó. Time's up # Tổng Hợp# Môn Khác