Phần 2: Đời sống trong Đức Ki-tôFREEGiáo lý kinh thánh 1. Nhân đức là gì ? B. Nhân đức là những việc tốt lành ta làm cho tha nhân. A. Nhân đức là một xu hướng thường xuyên và bền vững để làm điều thiện. C. Nhân đức là người yêu thương anh em mình hết lòng. D. Cả B và C 2. Các thói xấu có liên hệ với những tội nào ? A. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, nóng nảy, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng. C. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng. B. Các thói xấu có liên hệ với bảy mối tội đầu gồm: Kiêu ngạo, hà tiện, dâm ô, giận hờn, nóng nảy, gian dối và lười biếng. D. Cả A, B và C 3. Ngoài ơn công chính hóa còn có ơn nào khác nữa không ? D. Tất cả đều đúng B. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đoàn sủng. C. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn đặc sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đoàn sủng. A. Ngoài ơn Công chính hóa còn có ơn hiện sủng, ơn bí tích và các ơn đặc biệt gọi là đặc sủng. 4. Điều răn thứ bảy dạy chúng ta sự gì ? C. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ. Và tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng. A. Dạy chúng ta sống công bằng, tức là: Tôn trọng của cải của người khác. D. Tất cả đều sai B. Dạy chúng ta sống công bằng, tức là: Tôn trọng của cải của người khác. Sử dụng của cải trong tinh thần liên đới và chia sẻ. Và tôn trọng tính toàn vẹn của công trình tạo dựng. 5. Muốn giữ tâm hồn trong sạch chúng ta phải làm gì? D. Cả A, B và C A. Chúng ta phải chuyên chăm cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích và trông cậy vào ơn Chúa. B. Phải sáng suốt làm chủ ngũ quan và trí tưởng tượng. Sống đoan trang trong ăn mặc, nói năng, cư xử với người khác và xa lánh dịp tội. C. Phải năng đọc Lời Chúa và sách báo lành mạnh. 6. Điều răn thứ bốn dạy chúng ta sự gì ? C. Dạy chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ, khi các ngài còn sống. Đồng thời, cầu nguyện cho các ngài, khi các ngài đã qua đời. D. Cả A, B và C B. Dạy chúng ta thảo kính cha mẹ và những người được Chúa trao quyền, để mưu ích cho chúng ta. A. Dạy chúng ta phải phụng dưỡng cha mẹ, khi các ngài còn sống. 7. Khi nào các tín hữu buộc phải xưng các tội trọng? D. Cả A, B và C B. Khi đến tuổi khôn, tức là khi con người kịp suy biết, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ. A. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ. C. Khi đến tuổi khôn, mọi tín hữu bắt buộc phải xưng các tội trọng của mình, ít nhất một năm một lần và trong mọi trường hợp, phải xưng các tội trọng trước khi rước lễ. 8. Có mấy thứ nhân đức ? B. Có hai thứ nhân đức. Một là nhân đức căn bản ; Hai là nhân đức đối thần. D. Tất cả đều sai C. Có hai thứ nhân đức. Một là nhân đức nhân bản ; Hai là nhân đức đối thần. A. Có ba thứ nhân đức. Một là nhân đức nhân bản ; Hai là nhân đức đối nhân ; Ba là nhân đức đối thần. 9. Điều răn thứ tám đòi buộc những gì? D. Cả A và B B. Đòi buộc luôn bảo vệ các bí mật nghề nghiệp cũng như tôn trọng những chuyện riêng tư mà ta đã hứa giữ kín. C. Đòi buộc phải tôn trọng sự thật và bảo vệ danh dự của mọi người, nhất là những người có chức vụ cao trong xã hội cũng như Giáo Hội. A. Đòi buộc phải tôn trọng sự thật và danh dự của mọi người, nhất là trong lãnh vực truyền thông, 10. Ơn công chính hóa là gi ? B. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa và có khả năng hành động vì yêu mến Ngài. C. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta không thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa vì có khả năng yêu mến Ngài. A. Ơn công chính hóa là hồng ân Chúa ban, giúp chúng ta thông phần vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa. D. Tất cả đều sai 11. Phải làm gì để đạt tới sự trong sạch của tâm hồn? C. Phải chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, không nhìn xem những hình ảnh hoặc đọc các sách báo xấu, đồng thời không được coi thường những lời răn dạy chỉ bảo của người trên. A. Phải chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, không nhìn xem những hình ảnh hoặc đọc các sách báo xấu, đồng thời phải chuyên chăm cầu nguyện và cậy vào ơn Chúa. D. Cả A, B và C B. Phải chế ngự các giác quan và trí tưởng tượng, đồng thời phải chuyên chăm cầu nguyện và cậy vào ơn Chúa. 12. Ơn Chúa hoạt động nơi ta như thế nào ? B. Ơn Chúa thúc giục ta tin vào Chúa Ki-tô, ban cho ta được ơn tha tội, được thánh hóa và trở nên con người mới, được làm con cái Chúa và làm anh chị em với nhau. A. Ơn Chúa thúc giục ta tin vào Chúa Ki-tô, ban cho ta được ơn tha tội, được thánh hóa và trở nên con người mới. C. Ơn Chúa thúc giục ta tin vào Chúa Ki-tô, rồi khi chịu phép Rửa Tội ta được công chính hóa, tức là được ơn tha tội, được thánh hóa và trở nên con người mới. D. Cả A, B và C 13. Bởi sức tự nhiên, ta có thể sống đẹp lòng Chúa được không? B. Nếu không có ơn Chúa giúp thì chẳng được, như lời Chúa Giê-su phán rằng: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”. C. Nếu ta hết sức cố gắng, thì việc gì cũng có thể làm được. A. Nếu không có ơn Chúa giúp thì chẳng được, như lời Chúa Giê-su phán rằng: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. D. Cả A, B và C 14. Chúng ta có bổn phận nào đối với những người trong gia tộc? D. Cả A, B và C A. Chúng ta có bổn phận tỏ lòng kính trọng, yêu mến và cầu nguyện cho mọi người trong gia tộc còn sống cũng như đã qua đời. C. Chúng ta có bổn phận tỏ lòng kính trọng, yêu mến và cầu nguyện cho mọi người trong gia tộc. Đồng thời trợ giúp họ trong khả năng của mình. B. Chúng ta có bổn phận tỏ lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến, giúp đỡ và cầu nguyện cho mọi người trong gia tộc còn sống cũng như đã qua đời. 15. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa thế nào? D. Cả A, B và C A. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, cùng vâng theo thánh ý Ngài, để đáp lại tình Ngài thương ta. B. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, cùng vâng theo những gì Ngài truyền dạy, để đáp lại tình Ngài thương ta. C. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự, cùng vâng theo thánh ý Ngài, để đáp lại tình Ngài thương ta. 16. Đức cậy là gì ? C. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, mà vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời. D. Cả A và B B. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng cậy dựa vào ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh. A. Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời. 17. Vì sao chúng ta không được bội thề? A. Vì khi bội thề, chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với những lời Ngài đã hứa. B. Vì khi bội thề, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối. D. Cả A, B và C C. Vì khi bội thề, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối. Đồng thời xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng luôn trung thành với những lời Ngài đã hứa. 18. Tự do là gì ? C. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ tùy nghi có thể làm theo những gì mình ưa thích. D. Cả A, B và C B. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ tùy nghi có thể làm hoặc không làm theo những gì mình ưa thích. A. Là khả năng Thiên Chúa ban cho con người, để họ có thể cân nhắc, chọn lựa quyết định và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. 19. Muốn chống lại tính ghen tỵ, ta cần làm những gì? B. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác, không ghen tị khi họ được những điều may lành. Đồng thời, xin ơn biết sống khiêm tốn hơn để được đẹp lòng Chúa. D. Cả A, B và C A. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác, không ghen tị khi họ được những điều may lành. C. Ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác và xin ơn biết vui mừng khi họ được may lành. 20. Vì sao chúng ta không được thề gian? C. Vì khi thề gian, chúng ta nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối. A. Vì khi thề gian, chúng ta không những không làm chứng cho sự thật mà còn nại đến Thiên Chúa là chân lý để làm chứng cho một lời nói dối. B. Vì khi thề gian, chúng ta đã làm điều trái với lương tâm của mình để làm chứng cho một lời nói dối. D. Cả A, B và C 21. Vì sao chúng ta phải sống thành thật? A. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Ngài không chấp nhận những kẻ gian dối; và sự thành thật rất cần cho đời sống chung. B. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Sự thành thật làm tăng giá trị con người và Sự thành thật rất cần cho đời sống chung. C. Chúng ta phải sống chân thật vì Thiên Chúa là Đấng chân thật; Ngài không chấp nhận những kẻ gian dối và sẵn sàng kết án họ. D. Cả A, B và C 22. Ta phải cộng tác với ơn Chúa thế nào ? A. Ta phải tỉnh thức để mau mắn lắng nghe và thực hành Lời Chúa. C. Ta phải tỉnh thức để mau mắn đón nhận và nỗ lực cộng tác với ơn Thiên Chúa ban. D. Cả A, B và C B. Ta phải nhiệt tình cộng tác với ơn Chúa bằng hết khả năng Chúa ban. 23. Chúng ta phải làm gì khi có những hình ảnh, tư tưởng dâm ô trong tâm trí? D. Cả A, B và C B. Chúng ta phải may mắn loại bỏ và tránh dịp tội, đồng thời cầu xin Chúa và Đức Mẹ trợ giúp để thắng vượt cám dỗ. C. Chúng ta phải may mắn loại bỏ và tránh dịp tội bằng cách không đi làm một công việc khác. A. Chúng ta phải may mắn loại bỏ và tránh dịp tội bằng cách đi làm một công việc khác. 24. Nhân đức đối thần là gì ? A. Là nhân đức tự nhiên mà Thiên Chúa ban cho người Ki-tô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời. B. Là nhân đức mà Thiên Chúa ban cho người Ki-tô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời. D. Cả A, B và C C. Là nhân đức siêu nhiên mà Thiên Chúa ban cho người Ki-tô hữu, để giúp họ trực tiếp đến với Thiên Chúa, hành động như con cái Thiên Chúa và đáng hưởng sự sống đời đời. 25. Điều răn thứ hai dạy chúng ta sự gì ? C. Điều răn thứ hai dạy chúng ta không khi nào được phép nêu Danh Thiên Chúa, vì Danh Ngài là Thánh. B. Điều răn thứ hai dạy chúng ta không được nêu Danh Thiên Chúa cách vô cớ, vì Danh Ngài là Thánh. D. Cả A, B và C A. Điều răn thứ hai dạy chúng ta phải tôn kính Danh Chúa, vì Danh Ngài là Thánh. 26. Đức mến là gì ? B. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta yêu thương mọi người. C. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự. A. Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa, mà yêu thương mọi người. D. Cả A, B và C 27. Điều răn thứ nhất dạy chúng ta sự gì ? B. Dạy ta phải thờ phượng một Thiên Chúa và kính mến Ngài trên hết mọi sự. C. Dạy ta phải thời phượng một Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. A. Dạy ta phải thờ phượng một Thiên Chúa và chỉ một mình Ngài mà thôi. D. Cả A, B và C 28. Chúng ta phải trông cậy Thiên Chúa thế nào? A. Chúng ta phải luôn trong cậy vững vàng, phó thác mọi sự trong tay Chúa, để được Ngài ban phúc lành đời này và đời sau. C. Chúng ta phải luôn trong cậy vững vàng vào mọi điều Thiên Chúa truyền dạy, cùng hết lòng phó thác mọi sự trong tay Chúa, để được Ngài ban phúc lành đời này và đời sau. B. Chúng ta phải luôn trong cậy vững vàng vào mọi điều Thiên Chúa truyền dạy, phó thác mọi sự trong tay Chúa, để được Ngài ban phúc lành đời này và đời sau. D. Cả A, B và C 29. Con cái có những bổn phận nào đối với cha mẹ? C. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời, phải trợ giúp các ngài về vật chất cũng như tinh thần. A. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, đồng thời, phải trợ giúp các ngài về vật chất cũng như tinh thần, khi còn sống cũng như khi đã qua đời. B. Con cái phải tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và vâng phục cha mẹ, khi còn sống cũng như khi các ngài đã qua đời. D. Cả A, B và C 30. Điều răn thứ ba dạy chúng ta sự gì ? B. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa Nhật. C. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải thánh hóa Chúa Nhật và các ngày lễ buộc. A. Điều răn thứ ba dạy chúng ta phải cố gắng tham dự thánh lễ Chúa Nhật dưới bất cứ hình thức nào. D. Cả A, B và C 31. Điều răn thứ tám dạy chúng ta sự gì ? B. Dạy chúng ta sống thành thật và tôn trọng danh dự của mọi người. C. Dạy chúng ta không được thề gian hay làm chứng dối, nhưng biết tôn trọng danh dự của mọi người. A. Dạy chúng ta sống thành thật, làm chứng cho chân lý và tôn trọng danh dự của mọi người. D. Cả A, B và C 32. Điều răn thứ năm dạy chúng ta những gì ? C. Điều răn thứ năm dạy chúng ta không được phép tước đoạt sự sống của người khác cách bất công. A. Điều răn thứ năm dạy chúng ta quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác. B. Điều răn thứ năm cấm mọi hình thức xâm phạm đến sự sống con người. D. Cả A và B 33. Ngoài quan hệ gia đình, chúng ta còn quan hệ nào khác nữa không? A. Chúng ta còn có những mối liên hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh. Ta phải kính trọng và vâng lời những người ấy. C. Chúng ta còn có những mối liên hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh, những người cầm quyền trong xã hội và những người hướng dẫn giáo dục ta. Ta phải kính trọng và vâng lời những người ấy. D. Cả A, B và C B. Chúng ta còn có những mối liên hệ với các phẩm chức trong Hội Thánh, những người cầm quyền trong xã hội và những người hướng dẫn giáo dục ta. 34. Đạo hiếu của dân tộc Việt Nam dạy chúng ta điều gì? C. Dạy chúng ta thảo kính đối với ông bà cha mẹ còn sống cũng như khi đã qua đời. A. Dạy chúng ta luôn vâng lời ông bà cha mẹ còn sống cũng như khi đã qua đời. B. Dạy chúng ta luôn vâng lời ông bà cha mẹ trong mọi sự. D. Cả A, B và C 35. Chúng ta phải tôn kính Danh Chúa thế nào ? A. Chúng ta phải thường xuyên ngợi ca Danh Chúa, trong mọi nơi và mọi lúc. B. Chúng ta phải kêu cầu, chúc tụng Danh Chúa, lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện. D. Cả A, B và C C. Chúng ta phải kêu cầu, chúc tụng, ca ngợi và tôn vinh Danh Chúa. 36. Tội là gì ? B. Tội là lời nói, việc làm xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác. A. Tội là lời nói, việc làm trái với Luật Chúa dạy. C. Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với Luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác. D. Cả A, B và C 37. Điều răn thứ sáu dạy chúng ta sự gì ? B. Dạy chúng ta không được làm hay suy tưởng đến những điều trái với đức trong sạch. D. Cả A, B và C C. Dạy chúng ta không được nhìn xem hay tiếp xúc với những điều xấu xa, không phù hợp với lứa tuổi của mình. A. Dạy chúng ta giữ khiết tịnh trong tư tưởng, lời nói và việc làm. 38. Điều răn thứ mười dạy chúng ta sự gì ? C. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của mình cũng như của người khác. D. Cả A, B và C B. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính. Đồng thời, phải trả lại cho họ tất cả những gì mình đã cầm giữ. A. Dạy chúng ta phải tôn trọng tài sản của người khác, không ganh tị, tham lam và ham muốn của cải một cách bất chính. 39. Chúng ta phải làm gì để thờ phượng Thiên Chúa ? C. Chúng ta phải siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ. D. Cả A, B và C A. Chúng ta phải tin kính, trông cậy và yêu mến Ngài. B. Chúng phải hết lòng thờ lạy Ngài ở mọi nơi và trong mọi lúc. 40. Điều răn thứ bảy đòi buộc những gì? D. Cả A, B và C C. Đòi buộc sử dụng khôn ngoan và chừng mực những tài nguyên thiên nhiên. A. Đòi buộc những điều này: Tôn trọng của cải người khác. Giữ các lời hứa đã cam kết; B. Đòi buộc đền bù thiệt hại đã gây ra và trả lại cho người khác những gì đã lấy. 41. Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ tám ? B. Có những tội này là: Làm chứng gian, thề gian, nói dối; Xét đoán hồ đồ, nói xấu, vu khống và bôi nhọ; nịnh hót, tâng bốc và xu nịnh nhằm thủ lợi bất chính. A. Có những tội này là: Làm chứng gian, thề gian, nói dối. D. Cả A, B và C C. Có những tội này là: nói xấu, vu khống và bôi nhọ nhằm hạ danh dự của người khác. 42. Có mấy nhân đức nhân bản ? B. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. C. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bằng, chăm chỉ và tiết độ. D. Tất cả đều đúng A. Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là khôn ngoan, nhiệt thành, can đảm và tiết độ. 43. Khi nào con người có được tự do đích thực ? D. Cả A và C B. Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do để làm điều thiện. Tự do ấy đạt tới mức hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa là Sự Thiện tuyệt đối. C. Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do để làm điều thiện. Họ sẽ được hưởng phúc hay tội tùy vào việc họ sử dụng tự do ấy như thế nào. A. Con người có được tự do đích thực khi biết sử dụng tự do để làm điều thiện. 44. Nhân đức nhân bản là gì ? B. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, nếp sống và các thói quen, nhờ đó có thể điều tiết các đam mê, hướng dẫn đời sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin. D. Cả A, B và C A. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, điều tiết các đam mê, hướng dẫn nếp sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin. C. Là nhân đức giúp con người điều chỉnh các hành vi, tập quán, nếp sống và các thói quen, nhờ đó có thể điều tiết các đam mê, hướng dẫn đời sống của mình cho phù hợp với lý trí và đức tin 45. Điều răn thứ chín dạy ta sự gì? B. Dạy ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng cũng như trong hành động. C. Dạy ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng cũng như ước muốn. D. Cả A, B và C A. Dạy ta phải chiến thắng đam mê xác thịt, trong tư tưởng, hành động cũng như trong ước muốn. 46. Sự tham lam làm hại chúng ta thế nào ? B. Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra rối loạn, phán đoán sai lạc và dễ sa ngã, phạm tội. A. Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra mù tối, rối loạn, phán đoán sai lạc, phải lạt tình yêu mến và dễ sa ngã, phạm tội. D. Cả A, B và C C. Sự tham lam khiến lòng chúng ta ra mù quáng, phán đoán sai lạc và dễ sa ngã, phạm tội. Nhất là khi có cơ hội thuận tiện. 47. Đức tin là gì ? A. Đức tin là nhân đức giúp chúng ta có lòng tin vào Thiên Chúa là Cha quan phòng. D. Cả A, B và C C. Đức tin là nhân đức giúp chúng ta tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. B. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp chúng ta tin vào Thiên Chúa và tất cả những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy, vì Thiên Chúa chính là chân lý. 48. Điều răn thứ bảy cấm những điều gì? B. Điều răn thứ bảy cấm gian lận, trốn thuế, cho vay nặng lãi, tham nhũng, lạm dụng hoặc lãng phí của công, cố ý phá hoại tài sản của công và làm không tốt công việc bổn phận. A. Điều răn thứ bảy cấm trộm cắp, trả lương không công bằng, đầu cơ tích trữ, giả mạo chi phiếu hay hóa đơn. D. Tất cả đều sai C. Cả A và B 49. Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ năm? C. Phá hoại hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của người khác. D. Cả A, B và C B. Tự sát hay cộng tác vào việc ấy; Làm gương xấu khiến người khác phạm tội trọng; A. Có những tội này: Cố ý giết người; trực tiếp hay cộng tác vào việc phá thai; Làm cho chết êm dịu; 50. Có mấy nhân đức đối thần ? A. Có ba nhân đức đối thần là công bằng, can đảm và tiết độ. B. Có ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến. C. Có ba nhân đức đối thần là thờ lạy, tuân phục và yêu mến. D. Cả A, B và C 51. Có những tội nào nghịch lại điều răn thứ hai? A. Có những tội này là: Lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề; Sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa. D. Cả A, B và C C. Có những tội này là: Sử dụng Danh Chúa cách bất xứng như kêu tên Chúa vô cớ, lộng ngôn, nguyền rủa và không tuân giữ những lời hứa nhân danh Chúa. B. Có những tội này là: Lấy Danh Chúa làm chứng cho tội ác như thề gian, bội thề 52. Người đã lỗi đức công bằng thì phải làm thế nào ? B. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt trong khả năng mình có thể. A. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt, và bồi thường cân xứng những thiệt hại đã gây ra. D. Cả A, B và C C. Phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt, và bồi dưỡng cân xứng những thiệt hại đã gây ra. Nếu không thể hoàn trả được thì phải cầu nguyện cho họ. 53. Con người có thể lạm dụng tự do không ? D. Cả A, B và C C. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. A. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. Họ cũng có thể dùng tự do để làm những điều tốt lành như Thánh ý Chúa mong muốn. B. Con người có thể lạm dụng tự do, khi chọn lựa điều xấu và nô lệ cho tội lỗi. Họ cũng có thể dùng tự do để làm những việc tốt lành và lập công phúc cho chính mình. 54. Tội nhẹ làm hại chúng ta thế nào ? C. Tội nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến công phúc chúng ta lập được, mà chỉ làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa. B. Tội nhẹ làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn. A. Tội nhẹ không làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa, nhưng làm cho chúng ta giảm bớt lòng yêu mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn. D. Cả A, B và C 55. Tội nhẹ là gì ? D. Cả A, B và C B. Tội nhẹ là phạm những tội vặt thường ngày mà mình không cố ý phạm. C. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng, nhưng chưa kịp suy biết hay chưa hoàn toàn ưng theo. A. Tội nhẹ là phạm một điều luật nhẹ do chưa kịp suy biết. 56. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật thế nào cho đúng luật Hội Thánh ? C. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật cách đầy đủ, với thái độ trang nghiêm và sốt sắng. Ngoài ra, còn cần phải rước lễ khi đi tham dự thánh lễ. B. Chúng ta phải tích cực tham dự thánh lễ từ đầu cho đến cuối. Ai cố tình bỏ lễ Chúa Nhật mà không có lý do chính đáng thì mắc tội trọng. D. Cả A, B và C A. Chúng ta phải tham dự thánh lễ Chúa Nhật cách đầy đủ, với thái độ trang nghiêm và sốt sắng. 57. Anh chị em có bổn phận nào đối với nhau ? A. Anh chị em trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. B. Anh chị em trong gia đình phải có bổn phận nhắc nhở nhau, giúp nhau mỗi ngày trở nên hoàn thiện hơn. D. Cả A, B và C C. Anh chị em trong gia đình cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng giúp nhau chu toàn những giới luật của Chúa và Hội Thánh. 58. Tội trọng là gì ? D. Tất cả đều sai C. Tội trọng là phạm những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết. B. Tội trọng là cố tình phạm Luật Thiên Chúa, trong những điều quan trọng mà chúng ta đã kịp suy biết. A. Tội trọng là cố tình phạm Luật Thiên Chúa, trong những điều mà chúng ta đã kịp suy biết. 59. Tội trọng làm hại chúng ta thế nào ? C. Tội trọng làm chúng ta bị loại ra khỏi gia đình con cái Thiên Chúa, không còn được sống trong tình nghĩa với Ngài. B. Tội trọng làm mất tình nghĩa giữa chúng ta với Thiên Chúa và nếu không hoán cải, chúng ta phải xa cách Ngài đời đời. A. Tội trọng làm chúng ta phải xa lìa Thiên Chúa mãi mãi. D. Cả A, B và C 60. Thiên Chúa đòi chúng ta phải làm gì để xây dựng hòa bình? A. Để xây dựng hòa bình, Thiên Chúa đòi chúng ta không giận dữ, oán thù người khác. B. Để xây dựng hòa bình, Thiên Chúa đòi chúng ta tìm mọi cách để ngăn ngừa chiến tranh. Kiên trì thức hiện công lý và tình huynh đệ. C. Để xây dựng hòa bình, Thiên Chúa đòi chúng ta có sự bình an trong tâm hồn, không giận dữ, oán thù người khác. Tìm mọi cách để ngăn ngừa chiến tranh. Kiên trì thức hiện công lý và tình huynh đệ. D. Cả A, B và C 61. Chúa Nhật nghĩa là gì? B. Chúa Nhật hoàn tất ý nghĩa ngày lễ nghỉ của dân Do-thái và loan báo sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên Chúa. C. Chúa Nhật nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Đức Ki-tô; Nhờ đó mời gọi mọi người cùng cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo của Ngài bằng việc tiếp tục xây dựng và bảo vệ vũ trụ tươi đẹp này. D. Cả A và B A. Chúa Nhật nhắc nhở việc sáng tạo mới, được thực hiện nhờ cuộc phục sinh của Đức Ki-tô; 62. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa thế nào? B. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa hết lòng, hết sức trên hất mọi sự, không được nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy. C. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa hết lòng, hết sức trên hết mọi sự và không bao giờ được nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Hội Thánh truyền dạy. D. Tất cả đều đúng A. Chúng ta phải tin kính Thiên Chúa hết lòng, không được nghi ngờ hoặc chối bỏ những gì Ngài đã mạc khải và Hội Thánh truyền dạy. 63. Chúng ta phải làm gì để thánh hóa Chúa Nhật và các ngày lễ buộc? A. Chúng ta phải tham dự thánh lễ, tránh mọi hoạt động làm ngăn trở việc thờ phượng Thiên Chúa hay làm mất đi niềm vui trong ngày của Chúa cũng như sự nghỉ ngơi cần thiết cho tinh thần và thể xác. B. Chúng ta phải tham dự thánh lễ trong những ngày này. Ngoài ra, chúng ta còn phải dành thời giờ để thăm viếng anh chị em, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật. D. Cả A, B và C C. Chúng ta có ý thức đây là ngày của Chúa, nên phải tôn trọng ngày Chúa Nhật cũng như các ngày lễ buộc bằng việc tham dự thánh lễ và làm việc bác ái. 64. Vì sao con người phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm ? D. Cả A, B và C C. Vì con người có tự do, cùng với sự hiểu biết Thiên Chúa ban, nên phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm. B. Vì con người có tự do, nên phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm, tùy theo mức độ hiểu biết và ước muốn của mình. A. Vì con người có tự do, cùng với sự hiểu biết Thiên Chúa ban, nên phải chịu trách nhiệm về các việc mình làm, tùy theo mức độ và ước muốn của mình. Time's up # Tổng Hợp# Môn Khác