2024 – Sinh lý tế bào và màng tế bào – Phần 2FREEGiải phẫu và Sinh lý Đại học Y Dược 1. Một trong các đặc điểm của bơm Na⁺–K⁺ tại màng tế bào? D. Phần thò vào trong giáp với trung tâm gắn K⁺ có hoạt tính ATPase B. Có hai trung tâm tiếp nhận Na⁺ thò vào trong tế bào A. Là một protein màng gồm hai phân tử protein cầu, phân tử to có phân tử lượng 100000 dalton còn một phân tử nhỏ có phân tử lượng là 55000 dalton E. Mỗi lần hoạt động đưa 3 ion Na⁺ vào trong và 2 ion K⁺ ra ngoài C. Có ba trung tâm tiếp nhận K⁺ thò ra ngoài tế bào 2. Đặc điểm phù hợp với giai đoạn ưu phân cực: 1.Ion Na⁺ vẫn còn đi từ ngoài vào trong tế bào, ion K⁺ vẫn còn đi từ trong ra ngoài tế bào 2.Lượng ion K⁺ ở ngoài màng không kịp chuyển vào bên trong màng tế bào 3.Điện tích mặt ngoài càng âm hơn so với mặt trong màng tế bào 4. Chênh lệch điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài màng tế bào lúc này sẽ cao hơn so với lúc xuất phát điểm 5. Ngưỡng khử cực tăng cao hơn so với mức bình thường 6. Tăng khả năng hưng phấn của tế bào 7. Để gây được điện thế hoạt động cần có kích thích mạnh hơn ngưỡng kích thích ban đầu Đáp án đúng là: A. 1, 2, 4, 5, 7 D. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 6, 7 C. 1, 2, 4, 5, 6 E. 1, 3, 5, 6, 7 3. Bơm Na⁺- K⁺ tạo điện thế ( - ) bên trong màng là -86mV: B. Sai A. Đúng 4. Yếu tố tham gia tạo điện thế hoạt động, trừ: D. Hoạt động của bơm H⁺-K⁺ B. Mở kênh K⁺ C. Mở kênh Ca⁺⁺-Na⁺ A. Mở kênh Na⁺ 5. Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm của màng với Kali lớn nhất: A. Trong khi khử cực C. Trong khu ưu phân cực B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động D. Trong khi tái cực 6. Đặc điểm của định luật “không hoặc tất”? A. Xuất hiện ở các mô có tính hưng phấn E. Tất cả đáp án trên D. Nếu tăng cường độ kích thích sau khi kích thích mô với cường độ đạt tới ngưỡng thì đáp ứng của mô cũng đáp ứng tối đa và không tăng lên nữa C. Khi có một kích thích tác động lên một sợi thần kinh, nếu kích thích đó với cường độ đạt tới ngưỡng thì sợi thần kinh sẽ đáp ứng với giá trị biên độ tối đa B. Khi có một kích thích tác động lên một sợi thần kinh, nếu kích thích đó với cường độ dưới ngưỡng thì sợi thần kinh không đáp ứng 7. Tính thấm của màng đối với Na⁺ cao hơn đối với K⁺ 100 lần: B. Sai A. Đúng 8. Màng tế bào có tính thấm cao nhất đối với ion: A. Natri B. Kali D. Sắt C. Calcium 9. Vai trò của bơm Na⁺–K⁺ tại màng tế bào? A. Kiểm soát thể tích tế bào E. Cả A, B và C đều đúng D. Chỉ A và B đúng B. Tạo chênh lệch điện thế giữa hai mặt của màng tế bào C. Đồng vận chuyển Na⁺ và K⁺ vào trong tế bào để ổn định nồng độ thành phần hóa học trong tế bào 10. Nhận xét không đúng về điện thế hoạt động: B. Có cả hiện tượng feedback âm và feedback dương C. Bơm Na⁺/K⁺ trực tiếp liên quan đến việc tạo ra điện thế hoạt động A. Chỉ một lượng nhỏ Na⁺ và K⁺ khuếch tán qua màng E. Giai đoạn khử cực có sự khuếch tán K⁺ ra ngoài D. Trong giai đoạn điện thế hoạt động, tổng nồng độ ion Na⁺ và K⁺ không thay đổi đáng kể 11. Vai trò của kênh K⁺ và kênh Ca⁺⁺ chậm trong giai đoạn khử cực của điện thế hoạt động? B. Thời gian mở kênh K⁺ trùng với thời gian giảm tốc độ Na+ vào tế bào làm cho quá trình khử cực diễn ra rất nhanh A. điện thế đó làm mở kênh K⁺ từ từ làm ion K+ khuếch tán qua kênh ra ngoài màng C. Kênh Ca⁺⁺ hoạt hóa chậm hơn so với kênh Na⁺ nhưng cũng đưa ion Ca⁺⁺ vào trong màng, góp phần vào sự khử cực màng E. Cả A, B, C đúng D. Chỉ có A và B đúng 12. Nồng độ ion Na⁺ ở dịch ngoại bào cao hơn ở dịch nội bào: B. Sai A. Đúng 13. Khi nói về giai đoạn khử cực của điện thế hoạt động: 1. Trong giai đoạn khử cực, kênh Na⁺ là kênh có cánh cổng điện thế với cổng ở hai đầu, cổng phía đầu ngoài gọi là cổng khử hoạt, cổng phía trong gọi là cổng hoạt hóa 2. Kênh Na⁺ có trạng thái khác nhau là bình thường, hoạt hóa và khử hoạt 3. K⁺ vẫn còn đi từ trong ra ngoài tế bào 4. Tại thời điểm điện thế nghỉ –90mV, cổng hoạt hóa đóng, Na⁺ không vào trong tế bào, cổng khử hoạt mở và màng ở trạng thái phân cực 5. Trạng thái hoạt hóa: kích thích tác dụng làm tăng tính thấm của màng đối với Na⁺ Do đó, dòng ion Na⁺ mang điện tích dương từ dịch ngoại bào vào trong tế bào cao hơn dòng K⁺ đi trong ra ngoài tế bào 6. Khi hoạt hóa kênh Na⁺ ,màng bị phân bố lại điện tích làm cho mặt ngoài trở nên dương so với mặt trong tế bào 7. Điện thế màng tăng dần từ –90mV về phía 0mV, khi lên tới trị số khoảng –70mV đến –50mV thì cổng hoạt hóa mở, ion Na⁺ ùa qua kênh vào trong tế bào 8. Sự tăng tính thấm của màng với các ion Na⁺ chỉ kéo dài khoảng vài phần vạn giây Đáp án đúng là: E. 1, 3, 4, 6, 7 A. 1, 2, 4, 5, 6 B. 2, 3, 4, 6, 7 C. 3, 4, 5, 6, 7 D. 2, 3, 5, 6, 7 14. Giảm tính thấm với natri, tăng tính thấm với kali xảy ra ở giai đoạn: B. Ưu phân cực D. Tất cả đều đúng A. Tái cực C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động 15. Các biểu thị toán học trong phương trình Nernst mô tả điện thế màng của một tế bào có thể bị ảnh hưởng bởi nồng độ ion và tính thấm của màng với ion đó: A. Đúng B. Sai 16. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng khuếch tán đơn giản là không đúng: C. Khi đã đạt được sự cân bằng, sự khuếch tán của các phân tử sẽ ngừng lại E. Các phân tử tan trong lipid có thể dễ dàng đi qua lớp phospholipid kép của màng bào tương theo cả 2 phía bằng hình thức này và các phần tử có kích thước nhỏ không tan trong lipid cũng có thể khuếch tán qua màng theo hình thức này thông qua các kênh D. Hiện tượng này phụ thuộc vào động năng (kinetic energy) của các phần tử nên sự khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng, gradient nồng độ lớn và vật thể có kích thước nhỏ A. Sự khác biệt về nồng độ của một chất hai bên màng bào tương tạo nên một gradient nồng độ, gradient này thúc đẩy hiện tượng khuếch tán của vật chất qua màng B. Phần tử vật chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho tới khi đạt tới sự cân bằng hai bên màng 17. Cổng hoạt hoá của kênh Na⁺: C. Đóng khi mặt trong màng mất điện tích (-) A. Mở khi mặt trong màng mất điện tích (-) B. Mở khi mặt trong màng tích điện tích (-) mạnh D. Đóng khi mặt trong màng tích điện tích (+) 18. Các đặc điểm phù hợp với nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ màng tế bào cơ và tế bào thần kinh? 1. Bơm Na⁺ – K⁺ là nguyên nhân chính tạo điện thế màng vì bơm hoạt động liên tục 2. Bơm Na⁺ – K⁺ đưa 3 ion Na⁺ ra ngoài và 2 ion K⁺ vào trong tế bào trong mỗi vòng bơm làm cho liên tục có sự mất điện tích dương vào trong tế bào, tạo thêm điện thế âm trong màng 3. Bơm Na⁺ – K⁺ còn tạo ra sự chênh lệch nồng độ các ion Na⁺, K⁺ và Cl⁻ bên trong và bên ngoài màng tế bào 4. Tính thấm của màng không giống nhau đối với các ion khác nhau, thay đổi có tính quy luật theo các trạng thái chức năng khác nhau của tổ chức cơ thể 5. K⁺ là yếu tố cơ bản để xác định điện thế nghỉ của sợi thần kinh 6. Ở trạng thái nghỉ, sụ khuếch tán ion K⁺ mang điện tích dương từ nguyên sinh chất ra ngoài tế bào thấp hơn dòng ion Na⁺ đi từ ngoại bào vào trong nguyên sinh chất làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương, mặt trong màng tế bào tích điện âm 7. Khi Na⁺ đi ra ngoài, nó để lại các ion âm có kích thước lớn không thấm qua được màng như phân tử protein, các hợp chất phosphat hữu cơ, các hợp chất sulfat,… Đáp án đúng là: E. 1, 3, 4, 5, 7 B. 2, 4, 5, 6, 7 D. 2, 3, 5, 6, 7 C. 3, 4, 5, 6, 7 A. 1, 2, 3, 4, 5 19. Điện thế hoạt động xuất hiện khi: A. Tăng điện thế màng trong nhiều miligiây C. Tăng đột ngột điện thế màng lên thêm 10 mV D. Tăng đột ngột điện thế màng từ -90mV đến -50mV B. Tăng đột ngột điện thế màng trong vài phần vạn giây 20. Sắp xếp các hiện tượng: 1. Bắt đầu khử cực màng 2. Cổng K⁺ bắt đầu mở 3. cổng K⁺ bắt đầu đóng 4. Cổng Na⁺ bắt đầu mở 5. Cổng Na⁺ bắt đầu đóng 6.Tái cực màng Đáp án đúng là: D. 1, 4, 2, 5, 6, 3 A. 1, 2, 4, 3, 5, 6 C. 4, 6, 2, 1, 5, 3 B. 2, 6, 3, 4, 1, 5 21. Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm với natri tăng: D. Trong khi tái cực B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động C. Trong khi ưu phân cực A. Trong khu khử cực 22. Điện thế Nernst đối với Cl⁻: A. +61 mV D. -94 mV C. -70 mV B. -4 mV 23. Điện thế màng bớt âm có ý nghĩa: D. Làm cho màng tiến đến trạng thái ưu phân cực C. Màng dễ bị ức chế B. Điện thế âm của màng tăng dần về giá trị 0 mV A. Giá trị điện thế âm của màng lớn hơn 24. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng khuếch tán nhờ chất mang là không đúng: D. Sự khuếch tán được thực hiện qua trung gian của các các protein đóng vai trò chất vận chuyển trên màng A. Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp B. Oxygen, CO₂, nitrogen, các steroid, các vitamin như A, D, E và K, glycerol, rượu và ammonia ion, urê, glucose, fructose, galactose sẽ di chuyển qua màng theo hình thức này C. Sự khuếch tán được thực hiện nhờ các kênh nằm trong các phân tử protein xuyên màng E. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào sự khác biệt về nồng độ của chất được vận chuyển ở hai bên màng và số lượng của các kênh hoặc chất vận chuyển đặc hiệu cho chất đó 25. Dùng phương trình Goldman để tính điện thế khuếch tán khi màng thấm nhiều loại ion khác nhau: A. Đúng B. Sai 26. Đặc điểm của vận chuyển tích cực thứ phát: 1. Dùng năng lượng trực tiếp được giải phóng từ bậc thang nồng độ ion sinh ra do vận chuyển thụ động 2. Các chất tải cần có sự kết hợp với ion Na⁺ 3. Gồm 2 quá trình là đồng vận chuyển và vận chuyển xuôi 4. Đồng vận chuyển là vận chuyển các chất đi ngược chiều với ion Na⁺ 5. Vận chuyển ngược là vận chuyển các chất ngược chiều với ion Na⁺ 6. Nếu nồng độ Na⁺ trong tế bào thấp, tốc độ vận chuyển các chất sẽ chậm lại Đáp án đúng là: E. 1, 3, 5, 6 D. 2, 3, 5, 6 C. 3, 4, 5, 6 A. 1, 2, 3, 6 B. 2, 3, 4, 5 27. Trong giai đoạn tái cực, vai trò của kênh Na⁺ và K ⁺ diễn ra như thế nào? C. Tái tạo lại trạng thái phân cực của màng với điện thế nghỉ –90mV D. Cả 3 đáp án trên A. Tính thẩm ion Na⁺ của màng giảm, kênh Na⁺ bắt đầu đóng làm giảm dòng Na⁺ vào trong tế bào B. Tính thấm ion K⁺ của màng tăng, kênh K⁺ mở rộng làm tăng dòng K⁺ ra ngoài tế bào 28. Yếu tố tham gia tạo điện thế nghỉ: A. K⁺ khuếch tán từ ngoài vào trong màng C. Các phân tử protein không khuếch tán ra ngoài được D. Cl⁻ khuếch tán từ ngoài vào trong màng B. Na⁺ khuếch tán từ trong ra ngoài màng 29. Ở mức điện thế màng là -70 mV sẽ làm khuếch tán Na⁺ ra ngoài tế bào: A. Đúng B. Sai 30. Trong giai đoạn điện thế hoạt động, tính thấm của kali giảm nhẹ: A. Trong khu khử cực C. Trong khi phân cực B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động D. Trong khi tái cực 31. Trong lúc xuất hiện điện thế hoạt động, tính thấm của màng đối với natri giảm nhanh: B. Trong giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động A. Trong khi khử cực D. Trong khi tái cực C. Trong khi ưu phân cực 32. Các phân tử phospholipid với đặc điểm cấu trúc một đầu phân cực còn gọi là đầu ưa nước do có chứa (P: phosphat; A: 2 đuôi acid béo) tạo thành một lớp lipid kép với 2 đầu(U: ưa nước; K: kỵ nước) quay vào nhau tạo thành bộ khung của màng bào tương Các phân tử phospholipid (D:di chuyển dễ dàng; T: không thể di chuyển) giữa 2 lớp lipid này: A. A ; P ; K ; D E. A ; P ; U ; T D. P ; A ; K ; D C. P ; A ; U ; D B. A ; P ; K ; T 33. Trong dung dịch(Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu duy trì hình dạng bình thường, trong dung dịch (Đ:đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu bị tan vỡ và trong dung dịch (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu bị teo bào: C. U; Đ; N A. Đ; U; N B. Đ; N; U E. N; Đ; U D. U; N; Đ 34. Đặc điểm phù hợp với giai đoạn giảm phân cực: 1. Xảy ra sau giai đoạn ưu phân cực 2. Ion K⁺ đã chuyển hết từ ngoài vào trong tế bào nhưng ion Na⁺ thì chưa được bơm hết từ trong ra ngoài tế bào 3. Mặt trong màng tích nhiều điện dương hơn so với lúc xuất phát điểm 4. Chênh lệch điện thế giữa mặt trong và mặt ngoài màng tế bào giảm xuống còn khoảng –50mV đến – 60mV hoặc thấp hơn 5. Ngưỡng khử cực của màng tế bào cao hơn so với mức bình thường 6. Khả năng hưng phần của màng tế bào tăng lên 7. Chỉ cần một kích thích có cường độ ngưỡng cao hơn cường độ ngưỡng ban đầu thì cũng có thể gây ra hưng phấn cho tế bào Đáp án đúng là: C. 1, 2, 5, 6, 7 E. 1, 2, 4, 5, 7 A. 1, 2, 3, 5, 7 D. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 3, 4, 5, 6 35. Phương trình Nernst hay được dùng để tính: B. Áp suất thẩm thấu qua màng D. Ngưỡng điện thế A. Điện thế màng C. Điện thế khuếch tán của Na⁺ hoặc K⁺ 36. Giảm tính thấm từ từ với kali xảy ra ở giai đoạn: C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động D. Tất cả đều đúng A. Tái cực B. Ưu phân cực 37. Yếu tố tham gia tạo điện thế hoạt động: A. Mở kênh Na⁺ C. Mở kênh Ca⁺⁺-Na⁺ D. Hoạt động của bơm Na⁺-K⁺ B. Mở kênh K⁺ 38. Đặc điểm của cơ chế lan truyền điện thế hoạt động? B. Điện tích dương của Na⁺ trong sợi trục sẽ đứng yên làm phát sinh điện thế hoạt động ở vùng tiếp giáp C. Liên tục lan truyền mỗi lúc một xa các điện thế nghỉ A. Tạo nên một “mạch điện tại chỗ” giữa vùng đang khử cực và phần màng ở vùng tiếp giáp D. Làn sóng lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh gọi là xung động mô E. Tất cả các đáp án trên 39. Tăng tính thấm với natri gây ra: D. Tất cả đều đúng C. Giai đoạn tăng nhanh của điện thế hoạt động B. Ưu phân cực A. Tái cực 40. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra điện thế nghỉ của màng tế bào: D. Các ion (-) trong màng tế bào B. Khuếch tán ion Na⁺ A. Khuếch tán ion K⁺ C. Bơm Na⁺ - K⁺ - ATPase 41. Do tác dụng của bơm Na⁺/K⁺, nồng độ cả Na⁺ và K⁺ hoàn toàn cân bằng giữa hai phía của màng: B. Sai A. Đúng 42. Sắp xếp các bước trong cơ chế hoạt động chính của bơm Na⁺–K⁺ tại màng tế bào? 1. Phát động hoạt tính ATP của bơm Na⁺–K⁺ 2. Một phân tử ATP tách thành ADP và giải phóng một dây nối giàu năng lượng 3. Đẩy ion Na⁺ ra ngoài và ion K⁺ vào trong tế bào 4. 3 ion Na⁺ gắn vào đầu trong và 2 ion K⁺ gắn vào đầu ngoài của protein mang 5. Năng lượng của dây nối giàu năng lượng làm thay đổi hình dạng phân tử protein mang Đáp án đúng là: D. 4, 1, 2, 5, 3 E. 5, 2, 3, 4, 1 C. 3, 1, 2, 5, 4 A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 2, 3, 5, 4, 1 43. Vận chuyển tích cực thứ phát là gì? C. Là vận chuyển thụ động các chất qua màng có sự tham gia của ion K⁺ E. Chỉ có A và D đúng B. Là vận chuyển thụ động các chất qua màng với nguồn năng lượng trực tiếp được giải phóng từ ATP hoặc chất phosphat giàu năng lượng A. Là vận chuyển tích cực các chất qua màng với nguồn năng lượng gián tiếp được giải phóng từ bậc thang nồng độ ion sinh ra do vận chuyển tích cực nguyên phát D. Là vận chuyển tích cực các chất qua màng trong đó các chất tải cần có sự kết hợp với ion Na+ 44. Điện thế nghỉ do khuếch tán K⁺ là +61 mV: A. Đúng B. Sai 45. Ion dương có nồng độ bên ngoài cao hơn bên trong tế bào là: C. Fe⁺⁺ B. K⁺ D. H⁺ A. Na⁺ 46. Cân bằng điện thế là một giả thiết về điện thế mà thực tế không xảy ra ở tế bào sống trong điều kiện bình thường: A. Đúng B. Sai 47. Đặc điểm quan trọng nhất đối với một chất không hòa tan được trong nước để nó có thể khuếch tán được qua màng tế bào là: C. Điện tích E. Cấu trúc không gian ba chiều B. Trọng lượng phân tử D. Khả năng tan trong lipid A. Đường kính của nó sau khi đã hydrat hóa 48. Sử dụng phương trình Nernst sẽ tính được điện thế của Na⁺ là: A. -90 mV C. 0 mV B. -70 mV D. +61mV 49. Các đặc điểm phù hợp với điện thế màng tế bào: 1. Dòng điện sinh vật gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động 2. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế qua màng ở trạng thái nghỉ 3. Điện thế hoạt động là quá trình biến đổi rất nhanh của điện thế màng lúc nghỉ 4. Nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ là do vai trò của bơm Na⁺ – K⁺, sự rò rỉ ion qua màng và các ion dương bên trong màng 5. Một điện thế hoạt động bắt đầu bằng sự biến đổi đột ngột từ điện thế âm lúc nghỉ sang điện thế dương của màng, rồi quay trở lại cũng rất nhanh trở về điện thế âm 6. Điện thế hoạt động trải qua 4 giai đoạn lần lượt là: khử cực – tái cực – giảm phân cực – ưu phân cực 7. Ngưỡng kích thích để phát sinh điện thế hoạt động là –65mV 8. Vòng feedback dương tính mở kênh Na⁺ làm mở các kênh Na⁺ trong một thời gian ngắn thông qua hai yếu tố tăng điện thế và mở kênh 9. Sự thích nghi của màng đối với kích thích làm cho điện thế màng cần phải vượt qua một ngưỡng kích thích cao hơn, thậm chí đến các trị số dương mới tạo được điện thế hoạt động Đáp án đúng là: C. 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9 B. 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8 A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 D. 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8 E. 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9 50. Các yếu tố sau đây đều tham gia tạo điện thế hoạt động, trừ: C. Mở kênh Ca⁺⁺-Na⁺ D. Hoạt động của bơm Na⁺-K⁺ B. Mở kênh K⁺ A. Mở kênh Na⁺ 51. Đặc điểm của vận chuyển tích cực: 1. Vận chuyển các chất, các ion qua màng (từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài) ngược bậc thang nồng độ, điện thế hay áp suất 2. Không tiêu hao năng lượng ATP của tế bào 3. Có sự tham gia của chất mang 4. Gồm 2 loại vận chuyển tích cực là nguyên phát và tiên phát 5. Trong vận chuyển tích cực nguyên phát, năng lượng được giải phóng trực tiếp từ sự phân giải ATP hoặc chất phosphat giàu năng lượng 6. Vận chuyển giữa Na⁺– Ca⁺⁺ và Na⁺–H⁺ là đồng vận chuyển Đáp án đúng là: C. 3, 4, 5, 6 D. 1, 3, 4, 5 A. 1, 2, 3, 4 E. 2, 3, 5, 6 B. 2, 3, 4, 5 Time's up # Tổng Hợp# Đề Thi