2020-2021 – Đề thi CKFREEHệ tim mạch Y Dược Huế 1. Động mạch mu chân là sự tiếp nối của động mạch nào? C. Động mạch mác B. Động mạch gan chân ngoài A. Động mạch gan chân trong D. Động mạch chày trước 2. Chế độ ăn mặn được xem là yếu tố nguy cơ cho bệnh tăng huyết áp, hãy cho biết cơ chế chủ yếu là gì? B. Tăng độ quánh của máu gây tăng huyết áp A. Tăng áp suất thẩm thấu tác động lên vùng đồi, tăng tiết ADH, giữ nước, co mạch C. Uống nhiều nước làm tăng thể tích dịch ngoại bào dẫn đến tăng huyết áp D. Tăng giữ Na+ ở ống thận gây tăng huyết áp 3. Bệnh nhân nữ 34 tuổi, PARA: 3003, mang thai lần 4, thai 32 tuần, có triệu chứng phù, huyết áp 150/90 mmHg, protein niệu. Thuốc điều trị tăng huyết áp nào lựa chọn điều trị cho bệnh nhân này là phù hợp nhất? A. Valsartan C. Methyldopa B. Enalapril D. Spironolactone 4. Xét nghiệm NT-proBNP được chỉ định trong một số trường hợp bệnh lý tim mạch. NT-pro BNP có đặc điểm: C. Hữu ích trong xác định chức năng thất trái bất thường B. Giúp đánh giá chức năng thất trái A. Thời gian bán hủy ngắn hơn xét nghiệm BNP 5. Người bình thường, vị trí mỏm tim đối chiếu lên thành ngực tương ứng vị trí: A. Gian sườn V trên đường trung đòn trái D. Gian sườn IV trên đường trung đòn trái B. Gian sườn III trên đường trung đòn trái C. Gian sườn II trên đường trung đòn trái 6. Một bệnh nhi, 12 tuổi, nhập viện vì cơn nhịp nhanh trên thất, các phản xạ sau đây có thể thực hiện để làm chậm nhịp tim? A. Phản xạ mắt tim, xoa xoang cảnh, phản xạ Bainbridge D. Phản xạ mắt tim, xoa xoang cảnh, phản xạ Goltz B. Phản xạ mắt tim, xoa xoang cảnh, phản xạ Bainbridge, phản xạ Goltz C. Phản xạ mắt tim, phản xạ hầu họng, phản xạ Bainbridge, phản xạ Goltz 7. Một người có huyết áp trung bình là ... mmHg, thì huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ là ... mmHg; vậy là ... D. 90; 120/60; bình thường A. 125; 175/100; cao C. 125; 175/100; bình thường B. 100; 120/80; bình thường 8. Hạt Aschoff là tổn thương cơ bản của bệnh thấp tim, có thể hiện diện ở nhiều nơi trong cơ thể người bệnh tùy tình trạng nặng của bệnh. Thường thấy hạt Aschoff ở các mô nào? B. Tim, huyết quản, da, màng hoạt dịch D. Tim, màng hoạt dịch, da, bao khớp C. Tim, bao khớp, da, phổi A. Tim, huyết quản, da, bao khớp 9. Giãn tĩnh mạch chi dưới (hay bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là tình trạng tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Cấu trúc nào sau đây của tĩnh mạch có thể đã bị tổn thương? B. Áo ngoài C. Van tĩnh mạch A. Áo trong D. Áo giữa 10. Mào trên tâm thất là chi tiết thuộc phần nào của tim? A. Tâm thất trái B. Tâm thất phải C. Tâm nhĩ trái D. Tâm nhĩ phải 11. Một bệnh nhân nam 60 tuổi vào viện vì phù ở hai bàn chân, được chẩn đoán suy tim phải. Cơ chế chính gây ra tình trạng phù trên bệnh nhân này: A. Giảm áp lực keo máu C. Tăng áp lực thủy tĩnh trong mao mạch B. Tăng tính thấm thành mao mạch D. Tăng áp lực thẩm thấu ngoại bào 12. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do huyết khối gây tắc nghẽn động mạch đi trong rãnh gian thất sau. Động mạch đó là: D. Nhánh gian thất sau của động mạch vành phải C. Nhánh gian thất trước của động mạch vành trái A. Động mạch vành trái B. Nhánh mũ của động mạch vành trái 13. Nhánh tận của động mạch chủ: D. Động mạch dưới đòn trái A. Động mạch chậu chung C. Động mạch thân tay đầu B. Động mạch vành 14. Ở bệnh nhân rung nhĩ (loạn nhịp hoàn toàn), cung lượng tim thay đổi thế nào? A. Giảm 20% cung lượng tim vì nhĩ không co bóp B. Không thay đổi vì tâm thất hoạt động bình thường D. Giảm cung lượng tim khi gắng sức C. Tăng cung lượng tim bù trừ 15. Bệnh nhân nam 70 tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp đang được điều trị. Bệnh nhân có biểu hiện ho khan. Thuốc nào điều trị trên bệnh nhân có thể gây ho khan? A. Verapamil C. Furosemid B. Benazepril D. Amlordipin 16. Tổn thương đại thể ở van tim trong bệnh thấp tim có đặc điểm riêng cần phân biệt với khối sùi do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Các đặc điểm nào sau đây phù hợp với bệnh thấp tim? C. Đỏ, những ổ hoại tử huyết, các khối sùi A. Dày, đỏ, có nhiều khối sùi B. Đỏ, sưng dày, chất căn bản nhiều hơn D. Sưng dày, có khối sùi nhiễm khuẩn, chất căn bản ít hơn 17. Khi bắt mạch ở chi trên, có thể bắt mạch ở rãnh nhị đầu trong. Động mạch đập là động mạch nào sau đây? A. Động mạch trụ C. Động mạch cánh tay B. Động mạch bên trụ trên D. Động mạch quay 18. Bệnh nhân nam 60 tuổi được chẩn đoán rung nhĩ đang được điều trị với Digoxin. Tác dụng không mong muốn của Digoxin là: C. Block nhĩ thất cấp 2 A. Nhịp tim nhanh D. Táo bón B. Thiếu niệu 19. Trong quá trình biệt hóa của ống tim nguyên thủy để tạo tim chính thức, tâm thất phải có nguồn gốc từ: A. Xoang tĩnh mạch D. Tâm thất nguyên thủy B. Hành động mạch C. Hành tim 20. Thiếu máu nặng có thể dẫn đến suy tim. Cơ chế nào dẫn đến suy tim trong trường hợp này? C. Tăng hậu gánh B. Cơ tim giảm sức co bóp A. Giảm dự trữ tiền tải D. Tăng tiền gánh 21. Yếu tố nào sau đây là chỉ số chính của tiền gánh? B. Áp suất tĩnh mạch trung tâm A. Áp suất mao mạch phổi D. Thể tích máu C. Thể tích cuối tâm trương 22. Một thai phụ 40 tuổi tiền sử đái tháo đường đến khám và siêu âm sàng lọc quý II. Kết quả siêu âm cho thấy có bất thường dây rốn. Dây rốn thai nhi chỉ có 1 động mạch rốn. Phân bố mạch máu trong dây rốn thai nhi bình thường là: D. 1 động mạch, 2 tĩnh mạch C. 2 động mạch, 2 tĩnh mạch A. 2 động mạch, 1 tĩnh mạch B. 1 động mạch, 1 tĩnh mạch 23. Khi cơ tim tổn thương, sự tăng protein co cơ nào đặc hiệu cho cơ tim? D. Actin B. Phức hợp Troponin A. Troponin T và I C. Tropomyosin 24. Sự thay đổi nồng độ kali ở mọi trường hợp bệnh lý đều có thể ảnh hưởng hoạt động điện trong tim, ion K+ tham gia vào giai đoạn nào của điện thế hoạt động? C. Pha tái cực D. Pha khử cực chậm tâm trương B. Pha khử cực nhanh A. Pha bình nguyên 25. Van động mạch chủ có đặc điểm nào sau đây? D. Nối với cơ nhú bởi thừng gân B. Có lá van bán nguyệt trước C. Là cấu trúc thuộc tâm thất phải A. Đóng kín trong thời kỳ tâm trương 26. Myoglobin xuất hiện trong tuần hoàn khoảng 1-2h sau khi cơ tim hoại tử do đó hữu ích trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên hạn chế của xét nghiệm này là: B. Độ đặc hiệu thấp D. Độ nhạy thấp C. Kỹ thuật định lượng phức tạp A. Myoglobin có rất ít ở tế bào cơ tim 27. Động mạch bên trụ trên là nhánh của động mạch nào? D. Động mạch cánh tay C. Động mạch gian cốt chung B. Động mạch cánh tay sâu A. Động mạch quay 28. Một bệnh nhân nữ, 20 tuổi vào viện với vết thương ở phía sau mắt cá trong là đứt động mạch ở vị trí tương ứng. Bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc nào sau đây? D. Động mạch chày trước B. Động mạch gan chân ngoài A. Động mạch chày sau C. Động mạch gan chân trong 29. Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu nuôi dưỡng gần như toàn bộ ruột non và nửa phải ruột già, là nhánh của: D. Động mạch chủ bụng B. Động mạch chậu chung phải A. Động mạch chậu chung trái C. Động mạch thận tạng 30. Bệnh nhân nam, 60 tuổi, tăng huyết áp từ năm 10 tuổi, đo điện tâm đồ có sóng R cao trên 25 mm ở V5. Vậy sóng R được hình thành do đâu? D. Khử cực thành tự do hai tâm thất B. Tái cực thất A. Khử cực phần đáy 2 thất C. Khử cực vách liên thất 31. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, người cao tuổi tập thể dục buổi sáng sớm không có lợi cho sức khỏe tim mạch, quan niệm này xuất phát từ đâu? D. Sự kém đàn hồi của mạch máu có thể dẫn đến đột quỵ khi gặp lạnh B. Do bơm tim của người già chưa sẵn sàng hoạt động vào sáng sớm A. Hệ tim mạch người lớn tuổi chưa thích nghi vào buổi sáng sớm C. Có thể lên cơn đau ngực do lạnh 32. Mao mạch ở vùng vỏ tuyến ức thuộc loại: C. Kiểu xoang D. Liên tục B. Có cửa sổ A. Có lỗ thủng nội mô 33. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, vào viện vì cơn đau thắt ngực điển hình, nhịp tim 120 lần/phút, huyết áp 160/80 mmHg. Cơn đau thắt ngực điển hình ở bệnh nhân về cơ chế là cơn đau gì? A. Đau do nhịp tim nhanh B. Đau do huyết áp cao C. Đau do hẹp ĐM vành D. Đau quy chiếu 34. Một bào thai ở tuần 18 phát triển bình thường không có dị tật thai nhi hoặc nhau thai. Cấu trúc nào sau đây của mạch máu thai nhi có khả năng có nồng độ O2 cao nhất? D. Tâm nhĩ phải B. Tĩnh mạch phổi A. Tĩnh mạch rốn C. Động mạch chủ 35. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, vào viện vì cơn đau thắt ngực, nhịp tim 120 lần/phút, huyết áp 135/80 mmHg, nhịp tim nhanh ở bệnh nhân có thể dẫn đến hậu quả gì? D. Có thể xuất hiện cơn loạn nhịp nhanh A. Có thể gây nhồi máu cơ tim B. Có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho động mạch vành C. Có thể ngừng tim 36. Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, vào viện vì khó thở. Thăm khám có phù 2 chi dưới, phù mềm, ấn lõm. Bệnh nhân có tiền sử suy tim trái. Xét nghiệm máu cho thấy protid máu bình thường. Triệu chứng phù ở bệnh nhân này cơ chế chủ yếu là do: D. Tăng tính thấm thành mạch C. Tăng áp lực keo B. Tăng áp suất thủy tĩnh ở tĩnh mạch ngoại vi A. Tổn thương thận 37. Bệnh nhân nữ 55 tuổi vào viện vì tăng huyết áp, bệnh nhân được chỉ định điều trị thuốc nicardipin. Cơ chế hạ huyết áp của thuốc này là: D. Gắn vào kênh N trên cơ trơn thành mạch gây giãn cơ trơn thành mạch B. Gắn vào kênh M trên cơ trơn thành mạch gây giãn cơ trơn thành mạch A. Gắn vào kênh T trên cơ trơn thành mạch gây giãn cơ trơn thành mạch C. Gắn vào kênh L trên cơ trơn thành mạch gây giãn cơ trơn thành mạch 38. Homocystein khi tăng trong máu có thể gây bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân nào sau đây có thể gây tăng homocystein và gây bệnh xơ vữa động mạch? D. Tăng hoạt enzyme methionine synthase, tăng oxy hóa LDL-C, rối loạn chức năng tế bào nội mạc mạch máu, tăng NO A. Tăng hoạt enzyme cystathion synthase, tăng peroxide hóa lipid, tăng sinh cơ trơn mạch máu C. Tăng hoạt enzyme methionin synthase, giảm hoạt enzyme cystathion lyase, rối loạn chức năng tế bào nội mạc mạch máu B. Giảm hoạt enzyme cystathion lyase, tăng oxi hóa LDL-C, rối loạn chức năng tế bào nội mạc mạch máu 39. Một bệnh nhân nữ 30 tuổi mất máu cấp làm giảm cung lượng tim do tai nạn giao thông. Cơ chế thích nghi nào xảy ra sớm nhất góp phần điều hòa lại cung lượng tim trong trường hợp này? D. Giãn rộng mạch máu ngoại vi A. Co mạch ngoại vi C. Hoạt hóa hệ RAA B. Giãn buồng tim 40. Trong cuộc thi chạy marathon, một vận động viên đã gục ngã khi anh ấy đang tiến gần đến đích. Xét nghiệm cho thấy kết quả ECG bình thường, CK tăng cao 8500 U/L (bình thường 54-186 U/L), CK-MB chiếm 12% CK toàn phần, hsTnT trong giới hạn bình thường. ECG và hsTnT xét nghiệm lại sau 3h cho kết quả bình thường. Nhận xét nào sau đây đúng? C. CK-MB chiếm tỉ lệ lớn hơn 10% CK là tiêu chuẩn khẳng định có tổn thương cơ tim A. Tỉ lệ CK-MB/CK toàn phần tăng có thể bị nhiễu do macro CKs B. Vận động viên này bị nhồi máu cơ tim D. Tỉ lệ CK-MB/CK toàn phần tăng có thể do tập luyện, vận động quá mức 41. Một bé trai 8 tuổi đến khám vì ho và khó thở. Tiền sử viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần và hay mệt khi gắng sức. Thăm khám ghi nhận bé thở nhanh, nghe tim có tiếng thổi tâm thu dưới xương đòn. X-quang nhận thấy tim to toàn bộ, tăng áp phổi. Chẩn đoán được gợi ý là: B. Còn ống động mạch D. Tứ chứng Fallot A. Hẹp động mạch phổi C. Thông liên nhĩ 42. Một bệnh nhân nam, 45 tuổi vào viện với vết thương ở vị trí góc xương hàm dưới làm đứt động mạch ở vị trí tương ứng. Bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc nào? A. Động mạch hàm D. Động mạch thái dương nông C. Động mạch mặt B. Động mạch lưỡi 43. Một bệnh nhân nam 50 tuổi tiền sử tăng huyết áp 5 năm, vào viện với tình trạng khó thở dữ dội, phổi có ran ẩm, xét nghiệm NT-pro BNP 1500ng/L. Chẩn đoán nào phù hợp với bối cảnh của bệnh nhân này? A. Hen tim D. Suy tim toàn bộ B. Viêm phổi cấp C. Hen phế quản cấp 44. Bệnh nhân nữ 65 tuổi được chẩn đoán rối loạn lipid máu và được chỉ định dùng thuốc simvastatin. Tác dụng không mong muốn nào của thuốc có thể xảy ra trên bệnh nhân? B. Giảm men gan A. Giảm mức lọc cầu thận D. Giảm nồng độ creatine kinase C. Tăng men gan 45. Chi tiết nào thuộc tâm thất phải? B. Lỗ tĩnh mạch chủ dưới A. Van ba lá D. Lỗ xoang vành C. Van động mạch chủ 46. Bệnh nhi nam, 10 tuổi, sốt cao, mệt mỏi, ăn uống kém nên nhập viện. Tiền sử viêm họng nhiều lần, lần gần nhất cách đây 2 tuần. Thăm khám lâm sàng bệnh nhân sốt 39 độ C, điện tim có PR kéo dài. Xét nghiệm kháng thể kháng liên cầu dương tính, nghe tiếng tim có tiếng thổi tâm trương. Tổn thương đại thể và vi thể ở tim có khả năng lớn nhất là gì? B. Viêm cơ tim do thâm nhiễm nhiều tế bào viêm, có các hạt Aschoff ở cơ tim và ngoại tâm mạc C. Viêm ở cả 3 lớp của tim do liên cầu nhóm A, rõ nhất ở van 2 lá A. Các hạt Aschoff ở mép van tim, mô liên kết cạnh huyết quản, cơ tim thâm nhiễm tế bào viêm D. Nội tâm mạc và cơ tim đang bị viêm cấp do liên cầu tan máu beta nhóm A 47. Khi khám tim, vị trí khoảng gian sườn V trên đường trung đòn trái là ổ nghe của van nào sau đây? B. Van hai lá C. Van động mạch chủ D. Van động mạch phổi A. Van ba lá 48. Ở trẻ em, liên quan nhịp thở và nhịp tim như thế nào? A. Khi ngủ, nhịp tim thường giảm do trẻ thở sâu D. Hít vào nhịp tim tăng, thở ra nhịp tim giảm B. Hít vào và thở ra đều làm nhịp tim tăng C. Hít vào nhịp tim giảm, thở ra nhịp tim tăng 49. Trong điều trị suy tim hiện nay có một nhóm thuốc mới ức chế neprilysin. Neprilysin làm giáng hóa thành phần nào? C. Angiotensin I D. Renin B. BNP A. Aldosteron 50. Trong hố khoeo, thành phần nào sau đây nằm sâu nhất? A. Động mạch khoeo D. Tĩnh mạch hiển bé C. Tĩnh mạch chày B. Tĩnh mạch khoeo 51. Động mạch nào là nhánh của động mạch đùi? B. Động mạch mũ đùi ngoài C. Động mạch xuyên D. Động mạch mũ đùi trong A. Động mạch gối xuống 52. Trong quá trình hình thành sóng trên điện tâm đồ, khử cực nhĩ sẽ như thế nào? B. Nhĩ phải khử cực trước nhĩ trái khoảng 0,02s C. Vector khử cực nhĩ có hướng từ phải sang trái A. Trục điện nhĩ khoảng 79 độ D. Có thể không thấy trên điện tâm đồ bình thường 53. Bệnh nhân nam 70 tuổi vào viện vì tăng huyết áp, đang điều trị thuốc chẹn kênh canxi tại nhà. Thuốc nào sau đây có thể bệnh nhân đang dùng? A. Bisoprolol C. Felodipin D. Captopril B. Thiazide 54. Đoạn màng của vách liên thất vĩnh viễn được tạo ra do sự phát triển của (1/vách ngăn thân nón động mạch; vách ngăn ống nhĩ thất) về phía bờ tự do và sát nhập với bờ tự do của (f/vách liên thất nguyên thủy; g/đoạn màng của vách liên thất) B. 1, f D. 1, 2, g A. 1, g C. 1, 2, f 55. Bệnh nhân nam, 70 tuổi, bị rung nhĩ. Vào viện vì đau bụng, được chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện huyết khối gây thuyên tắc nhánh của động mạch chủ bụng ngang mức đốt sống thắt lưng 1 (L1) kèm dấu thiếu máu hỗng tràng và hồi tràng. Động mạch nào sau đây có khả năng bị tắc? C. Động mạch mạc treo tràng dưới A. Động mạch mạc treo tràng trên B. Động mạch thận D. Động mạch phế quản 56. Động mạch màng não giữa là nhánh cấp máu chính cho màng cứng não là nguồn chảy máu quan trọng trong máu tụ ngoài màng cứng. Động mạch này là nhánh của: C. Động mạch hàm B. Động mạch thái dương nông D. Động mạch cảnh ngoài A. Động mạch cảnh trong 57. Mao mạch kiểu xoang được phân bố ở mô cơ quan nào sau đây? C. Tiểu cầu thận D. B, C đúng B. Tuyến ức A. Lách 58. Vạch bậc thang ở sợi cơ tim là nơi: D. Có mặt của màng đáy A. Hai đầu tế bào cơ tim tiếp giáp nhau B. Có phần ngang trùng với đĩa A C. Có thể bán liên kết 59. Bệnh nhân nữ, nhập viện vì tăng huyết áp có biến chứng suy thận, xét nghiệm điện giải đồ có tăng kali máu, nguy cơ xảy ra trong trường hợp này đối với hoạt động tim là gì? B. Tăng K+ làm tăng co bóp cơ tim quá mức A. Tăng K+ làm tăng nhịp tim và ngừng tim ở kỳ tâm trương C. Tăng K+ làm giảm nhịp tim và ngừng tim do loạn nhịp thất D. Tăng K+ làm tăng nhịp tim và ngừng tim ở kỳ tâm thu 60. Trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim, troponin T là một xét nghiệm rất có giá trị, đặc điểm nào sau đây đúng với troponin T? A. Tăng muộn hơn myoglobin sau nhồi máu và trở về bình thường sớm hơn CK-MB C. Trở về bình thường muộn hơn troponin I B. Tăng 1h sau nhồi máu và đạt đỉnh sớm hơn myoglobin D. Tăng 2h sau nhồi máu và đạt đỉnh sớm hơn CK-MB 61. Trong cấu tạo mô học của tim, cơ tim tương ứng với thành phần nào của thành động mạch? A. Lớp dưới nội mô C. Áo trong D. Áo giữa B. Áo ngoài 62. Thuốc có tác dụng hạ lipoprotein máu do ảnh hưởng sinh tổng hợp lipid? A. Colestipol D. Benzafibrate B. Cholestyramin C. Neomycin 63. Bệnh nhân nam 67 tuổi có chẩn đoán đau thắt ngực ổn định. Thuốc nào sau đây dùng để cắt cơn đau thắt ngực? B. Amilordipine A. Nitroglycerin D. Telmisartan C. Bisoprolol 64. Trong thấp tim mạn, các hạt Aschoff ở van tim xơ hóa, vôi hóa là tổn thương gây hậu quả nặng nhất cho người bệnh. Van tim nào thường bị tổn thương nhất? A. Van ba lá D. Van động mạch phổi C. Van hai lá B. Van động mạch chủ 65. Van hai lá của tim có đặc điểm nào? C. Còn gọi là van nhĩ thất phải D. Có cấu tạo hình tổ chim A. Đóng kín trong thời kỳ tâm thu B. Là các van bán nguyệt 66. Nguồn gốc hệ tim mạch là (1/diện mạch; 2/ống tim nguyên thủy; 3/ống tim nội mô) và trong quá trình biệt hóa để tạo tim chính thức, tâm thất trái có nguồn gốc từ (f/hành động mạch; g/hành tim; h/tâm thất nguyên thủy) A. 1, g D. 2, g B. 1, h C. 3, h 67. Một bệnh nhân nữ, 35 tuổi vào viện với vết thương ngay trước bình tai làm đứt ĐM ở vị trí tương ứng. BN bị tổn thương cấu trúc nào sau đây? D. Động mạch thái dương nông A. Động mạch hầu lên B. Động mạch hàm C. Động mạch chẩm 68. Tính chất của điện trường tim như thế nào? B. Điện trường càng xa tim càng mạnh D. Điện trường lan từ đáy tim xuống mỏm tim C. Càng gần tim điện trường càng mạnh A. Điện trường tim lớn nhất ở đường vuông góc với trục điện tim 69. Động mạch thân tạng cấp máu cho hầu hết các tạng trong ổ bụng ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, là nhánh của: B. Động mạch chậu chung phải D. Động mạch mạc treo tràng dưới C. Động mạch chủ bụng A. Động mạch chậu chung trái 70. Một bệnh nhân vào viện vì khó thở về phương diện tim mạch, có thể xảy ra điều gì sau đây? D. Nhịp tim nhanh do mất nước qua đường hô hấp A. Huyết áp tăng do tăng hoạt giao cảm B. Nhịp tim nhanh do tăng hoạt giao cảm C. Nhịp tim nhanh do giảm nồng độ O2 71. Cơ chế làm hạ huyết áp của Furosemid là: C. Giảm thải natri, giảm thể tích dịch lưu hành A. Giảm thải natri, tăng thể tích dịch lưu hành B. Tăng thải natri, tăng thể tích dịch lưu hành D. Tăng thải natri, giảm thể tích dịch lưu hành 72. Bệnh nhi, 3 tuổi, nhập viện vì phù mặt. Tiền sử sởi biến chứng tiêu chảy kéo dài. Trẻ ăn uống kém, mặt tròn, nhưng tay chân gầy. Khám có gan to, rối loạn sắc tố da. Cơ chế phù trong trường hợp này có khả năng là gì? D. Suy gan A. Giảm áp suất thủy tĩnh B. Giảm áp suất keo C. Bệnh lý cầu thận sau sởi 73. Tăng tái hấp thu Natri và nước tại ống thận do tăng tiết aldosteron, giảm tiết renin là cơ chế chính gây tăng huyết áp trong trường hợp nào: B. Hẹp động mạch thận A. Hội chứng Cushing C. Hội chứng Conn D. Viêm cầu thận 74. Dẫn truyền điện thế ở tim theo thứ tự: C. Nút xoang - bộ nối nhĩ thất - các nhánh bó His - mạng Purkinje B. Nút xoang - cơ nhĩ - bộ nối nhĩ thất - các nhánh bó His - mạng Purkinje - cơ thất D. Nút xoang - cơ nhĩ - nút nhĩ thất - các nhánh bó His - mạng Purkinje A. Nút xoang - cơ nhĩ - bộ nối nhĩ thất - các nhánh bó His - mạng Purkinje 75. Bệnh nhân nữ 60 tuổi được chẩn đoán rối loạn lipid máu, đang điều trị với thuốc không rõ loại. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nào có thể gây tổn thương cơ vân? D. Rosuvastatin A. Nicotinic acid C. Fenofibrate B. Ezetimibe 76. Động mạch buồng trứng cấp máu nuôi dưỡng cho buồng trứng ở nữ, là nhánh của: D. Động mạch chậu chung phải A. Động mạch chậu chung trái C. Động mạch chủ bụng B. Động mạch mạc treo tràng dưới 77. Loại vitamin nào có tác dụng hạ lipid máu? B. Vitamin B12 A. Vitamin B3 D. Vitamin B6 C. Vitamin B1 78. Bệnh nhi, 10 tuổi, vào viện vì tiêu chảy cấp kèm nôn. Thăm khám có mất nước độ 2. Bệnh nhân được truyền 500 ml dung dịch Ringer lactat. Cung lượng tim sẽ đáp ứng thế nào? B. Cung lượng tim bình thường vì đã bù lượng dịch mất C. Tăng tần số tim do tăng thể tích dịch ngoại bào A. Tăng thể tích tống máu theo cơ chế Frank-Starling D. Giảm cung lượng tim do quá tải với dịch truyền quá nhiều 79. Dịch rỉ tơ huyết hoặc thanh dịch tơ huyết ở ngoại tâm mạc là hậu quả của thấp tim ở ngoại tâm mạc. Dịch rỉ này thường gây ra dấu chứng nào ở tim? C. rối loạn dẫn truyền, ngoại tâm thu B. tiếng cọ màng tim, tràn dịch màng ngoài tim A. tiếng thổi tâm thu, tiếng cọ màng tim D. tràn dịch màng ngoài tim, ngoại tâm thu 80. Một bệnh nhân nam, 65 tuổi, đưa vào hồi sức cấp cứu vì sốc nhiễm trùng, bệnh nhân cần đo cung lượng tim để đánh giá lượng dịch cần truyền. Vậy phương pháp cận lâm sàng để đo cung lượng tim trực tiếp thông dụng là gì? C. Phương pháp pha loãng nhiệt B. Siêu âm tim Doppler D. Phương pháp FICK A. Đo bằng máy cảm ứng qua da 81. Tĩnh mạch nào dẫn máu đổ trực tiếp vào tâm nhĩ phải? C. Tĩnh mạch tim lớn B. Tĩnh mạch tim trước D. Tĩnh mạch tim giữa A. Tĩnh mạch tim chếch 82. Trong cơ chế hình thành sóng điện tim, phức bộ QRS xảy ra sau khi ... và thường có biên độ ... sóng T. B. Khử cực nhĩ; bằng C. Khử cực nhĩ; lớn hơn D. Tái cực nhĩ; lớn hơn A. Nhĩ co; lớn hơn 83. Bệnh nhân nữ, 90 tuổi, bị té và gãy cổ xương đùi, nhập viện được 10 ngày nay, đang dùng nẹp chống xoay, bệnh nhân phải bất động. Hai hôm nay bệnh nhân đau và sưng vùng cẳng chân, được chẩn đoán viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Điều gì xảy ra đối với hệ tĩnh mạch ở bệnh nhân này? A. Ứ đọng dòng máu tĩnh mạch trở về do bất động D. Suy van tĩnh mạch do tuổi già B. Bị chèn ép tĩnh mạch do chấn thương C. Suy giãn tĩnh mạch ở người già 84. Khi bắt được mạch đập ở khoảng giữa xương đốt bàn I và II ở mặt mu chân, là mạch của động mạch nào? D. Động mạch mu chân B. Động mạch chày trước C. Động mạch mác A. Động mạch chày sau 85. Bệnh nhân bị bệnh lý van tim gây giãn buồng tim nằm ngay trước thực quản gây tình trạng khó nuốt. Buồng tim đó là: C. Tâm thất phải D. Tâm thất trái A. Tâm nhĩ phải B. Tâm nhĩ trái 86. Trên hình ảnh điện tâm đồ, sóng tái cực thất là sóng dương vì: D. Vách liên thất tái cực cùng chiều với khử cực B. Cơ thất tái cực ngược chiều với khử cực A. Tái cực thất xảy ra rất nhanh C. Tái cực thất đi từ nội tâm mạc ra thượng tâm mạc 87. Động mạch màng não sau là nhánh cấp máu cho màng cứng não, là nguồn chảy máu gặp trong máu tụ ngoài màng cứng. Động mạch này là nhánh bên của: D. Động mạch hầu lên A. Động mạch mặt B. Động mạch thái dương nông C. Động mạch hàm 88. Mặt hoành của tim có đặc điểm nào sau đây? C. Diện tích phần thất phải thường lớn hơn phần thất trái B. Có tĩnh mạch tim lớn đi trong rãnh gian thất sau A. Nằm đè lên cơ hoành ở phần trung tâm gân D. Còn gọi là mặt trái 89. Nhánh đầu tiên của động mạch chủ là: D. Động mạch vành A. Động mạch chậu trong C. Động mạch thân tạng B. Động mạch chậu chung 90. Màng đáy của mao mạch có cửa sổ có đặc điểm (1/có lỗ thủng; 2/liên tục) và loại mao mạch này được phân bố nhiều ở (f/cầu thận; g/chất xám thần kinh;h/trục liên kết mao mạch ruột non) D. 2, f A. 1, f B. 2, f, h C. 1, f, g 91. Bệnh nhân nam 65 tuổi có chẩn đoán tăng huyết áp, đang điều trị với amlodipine. Liều điều trị tối đa của amlodipine là: D. 10 mg/ngày B. 90 mg/ngày C. 80 mg/ngày A. 60mg/ngày 92. Một bệnh nhân nam, 30 tuổi vào viện với vết thương ở mu chân vị trí kẻ xương bàn I và II làm đứt động mạch ở vị trí tương ứng. Bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc nào? A. Động mạch chày sau B. Động mạch chày trước D. Động mạch gan chân ngoài C. Động mạch mu chân 93. Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch đều được đo điện tâm đồ khi nhập viên, chỉ định chủ yếu của điện tâm đồ là gì? B. Bất thường nhịp tim A. Xác định hình thái tim D. Đánh giá lưu lượng máu mạch vành C. Xác định rối loạn điện giải 94. Động mạch nách cấp máu nuôi dưỡng chi trên. Động mạch nách thắt ở vị trí nào thì nguy hiểm nhất? D. Giữa động mạch cùng vai ngực và động mạch ngực ngoài B. Giữa động mạch ngực trên và động mạch cùng vai ngực A. Giữa động mạch ngực ngoài và động mạch dưới vai C. Giữa động mạch dưới vai và động mạch mũ cánh tay 95. Bệnh nhân nam 60 tuổi được chẩn đoán rung nhĩ đang được điều trị với Digoxin. Các thuốc nào sau đây làm tăng nguy cơ ngộ độc digoxin? D. Amlodipin A. Verospiron C. Furosemid B. Canxi 96. Một bệnh nhân nam, 57 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu với triệu chứng đột ngột đau thắt ngực, đau lan cánh tay trái, khó thở và mệt sau khi vừa rời khỏi nhà để đi công tác. Tiền sử không có gì đặc biệt, ngoại trừ hút thuốc lá ngày 2 gói, kéo dài 15 năm. Xét nghiệm tại thời điểm nhập viện (3h sau khi có triệu chứng) cho thấy: CK-MB tăng nhẹ, myoglobin tăng, hsTnT bình thường. Sau khi kết hợp các thăm dò khác, bệnh nhân được nghi ngờ nhồi máu cơ tim. Theo bạn, nếu xét nghiệm lại ở thời điểm 8h kể từ khi có triệu chứng, khả năng nào là phù hợp? A. Myoglobin tăng cao, CK-MB tăng, hsTnT tăng D. Myoglobin giảm, CK-MB về bình thường, hsTnT tăng C. Myoglobin và CK-MB về bình thường, hsTnT tăng B. Myoglobin tăng cao, CK-MB về bình thường, hs TnT bình thường 97. Ở cơ tim loại liên kết nằm trong vạch bậc thang có vai trò tương tự vạch Z ở đĩa I là: A. Liên kết khe D. Liên kết bó B. Liên kết vòng dính C. Thể liên kết 98. Thấp tim là một bệnh có cơ chế miễn dịch, là hậu quả của đáp ứng miễn dịch do kháng thể kháng liên cầu phản ứng chéo với kháng nguyên bình thường của cơ thể. Kháng nguyên nào sau đây thường gặp nhất trong bệnh thấp tim? B. Kháng nguyên tim D. Kháng nguyên nội mạc C. Kháng nguyên liên cầu cùng nhóm A. Kháng nguyên mô liên kết 99. Khi sử dụng tâm thanh đồ có thể nghe được 4 tiếng tim, cơ chế của T4 là gì? C. Sự co của tâm nhĩ tống máu xuống tâm thất B. Sự va vào dây chằng cột cơ khi máu qua van nhĩ thất A. Co bóp muộn của tâm thất D. Sóng dội của dòng máu động mạch chủ trở về đầu tâm trương 100. Bệnh nhân nam 60 tuổi được chẩn đoán rung nhĩ đang được điều trị với Digoxin. Dấu hiệu ngộ độc Digoxin trên bệnh nhân này là: A. Nhịp tim nhanh D. Rung nhĩ C. Khoảng PR ngắn B. ST cong lõm đáy chén Time's up # Đề Thi# Đại Học Y Dược – Đại Học Huế
2025 – Nguyên tắc xây dựng bài tập điều hợp và thăng bằng – Bài 3 FREE, Vận động trị liệu Khoa Y Đại học Quốc tế Hồng Bàng