Sự biến đổi năng lượng trên cơFREELý Sinh 1. Một trong những hạn chế của nguyên lí thứ nhất là: D. Không nói về việc ở nhiệt độ cao, nhiệt lượng chuyển thành công dễ hơn khi ở nhiệt độ thấp B. Các quá trình nhiệt động trong tự nhiên đều xảy ra theo hai chiều C. Công và nhiệt lượng là hai dạng năng lượng A. Sự vi phạm định luật bảo toàn trong tự nhiên 2. Chọn phát biểu SAI. A. Nhiệt lượng do thức ăn cung cấp cho cơ thể bằng nhiệt lượng sinh ra khi đốt thức ăn đó trong nhiệt lượng kế C. Nhiệt thứ cấp là nhiệt lượng tỏa ra khi đứt các liên kết giàu năng lượng dự trữ sẵn. trong cơ thể để điều hòa các hoạt động chủ động của cơ thể D. Theo nguyên lý I, hệ muốn thực hiện công thì phải nhận nhiệt lượng từ bên ngoài B. Nhiệt sơ cấp là kết quả của sự phân tán năng lượng tất nhiên trong quá trình trao đổi vật chất vì phản ứng hóa sinh không thuận nghịch 3. Nhiệt có thể được trao đổi giữa các vật và hệ vật thông qua: D. Tất cả đều đúng A. Dẫn nhiệt C. Bức xạ B. Đối lưu 4. Chọn phương án SAI. B. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn A. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật C. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ D. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn 5. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng: A. Nhiệt độ D. Tất cả đều sai C. Sóng điện từ B. Phóng xạ 6. Việc tạo nên nhiệt lượng sơ cấp tỉ lệ với cường độ quá trình trao đổi chất và tỉ lệ nghịch với hiệu suất của chúng. A. Đúng B. Sai 7. Có thể tồn tại động cơ vĩnh cửu loại I. A. Đúng B. Sai 8. Nhiệt lượng là một đại lượng đặc trưng cho mức độ trao đổi năng lượng của hệ. A. Đúng B. Sai 9. Chọn phát biểu SAI. D. Theo nguyên lý I, nếu hệ không nhận năng lượng từ môi trường ngoài và nội năng của hệ không thay đổi thì hệ cũng có khả năng sinh công. A. Khi sự tỏa nhiệt tăng sẽ kéo theo quá trình sinh nhiệt cũng tăng C. Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng của hệ và biến ra công thực hiện bởi lực của hệ đặt lên môi trường ngoài B. Nội năng của hệ cô lập được bảo toàn 10. Trong Y học, định luật Hess được ứng dụng rộng rãi để xác định khả năng sinh nhiệt của thức ăn cho cơ thể: B. Sai A. Đúng 11. Việc tiêu hao năng lượng sẽ phụ thuộc vào thể trạng từng cá thể và hoạt động của cá thể đó. B. Sai A. Đúng 12. Chọn phát biểu SAI. Bức xạ nhiệt: D. Không truyền trong chân không A. Là sự truyền nhiệt bằng sóng điện từ C. Là một hình thức truyền nhiệt B. Xảy ra ở môi trường rắn, lỏng, khí 13. Đơn vị đo nhiệt lượng là: B. Cal D. V A. cal/gam.độ C. Ci 14. Điền vào chỗ trống: Nếu nhiệt độ của vật nào đó.........thì ta nói vật đó nhận được nhiệt lượng. B. Không đổi C. Tăng D. Không xác định A. Giảm 15. Chọn phát biểu ĐÚNG. C. δQ là hàm của trạng thái B. U là một hàm của quá trình D. δA là công mà hệ sinh ra và là hàm của trạng thái A. dU chỉ biến thiên nội năng 16. Lớp cách nhiệt bên trong cơ thể do cơ chế của: B. Cơ D. Máu C. Mô A. Da 17. Định luật Hess là: A. Năng lượng sinh ra bởi quá trình sinh học phức tạp không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào các trạng thái ban đầu và cuối cùng của hệ sinh học B. Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng của hệ và biến ra công thực hiện bởi lực của hệ đặt lên môi trường ngoài C. Năng lượng sinh ra bởi quá trình hoá học phức tạp không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào các trạng thái ban đầu và cuối cùng của hệ hoá học D. Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm giảm nội năng của hệ và biến ra công thực hiện bởi lực của hệ đặt lên môi trường ngoài 18. Khi δQ=0 thì δA=-dU, nghĩa là khi không cung cấp nhiệt lượng cho hệ, để sinh công δA, thì nội năng của hệ phải: D. không xác định được dU B. dU không đổi C. tăng một lượng dU A. giảm một lượng dU 19. Các dạng công trong cơ thể, ngoại trừ: B. Công thẩm thấu C. Công điện D. Công sinh học A. Công cơ học 20. Khi sự tỏa nhiệt tăng sẽ kéo theo quá trình sinh nhiệt sẽ giảm. A. Đúng B. Sai 21. Nội năng của hệ là: C. Năng lượng dự trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của một phần tử trong hệ D. Năng lượng dự trữ một phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của một phần tử trong hệ A. Năng lượng dự trữ một phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của tất cả các phần tử trong hệ B. Năng lượng dự trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của tất cả các phần tử trong hệ 22. Nguồn gốc của việc tăng cường sinh nhiệt trong rất nhiều trường hợp là sử dụng nhiệt lượng lượng thứ cấp thông qua sự tăng cường các phản ứng của cơ thể, ví dụ phản ứng men. A. Đúng B. Sai 23. Đổ 1kg nước sôi ở 100°C vào 9kg nước ở 20 °C. Nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là: C. 24,5°C D. 26°C B. 28°C A. 33,3°C 24. Khi truyền cho hệ khí một nhiệt lượng 100 cal, hệ thực hiện công lên ngoại vật là 318J thì nội năng của hệ biến đổi một lượng là: D. 100 J C. 32 J A. 0 J B. 636 J 25. Công cơ học là: C. Công vận chuyển các chất khác nhau qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao B. Công vận chuyển các hạt mang điện trong điện trường D. Công sinh ra khi dịch chuyển các bộ phận cơ thể A. Công sinh ra khi tổng hợp các chất có trọng lượng phân tử cao từ các chất có trọng lượng phần tử thấp 26. Năng lượng nào KHÔNG phải thành phần nội năng của hệ: B. Năng lượng dao động của các phân tử, nguyên tử C. Thế năng tương tác giữa hệ với môi trường D. Năng lượng hạt nhân của các phân tử A. Năng lượng chuyển động nhiệt của các phân tử 27. Độ dẫn nhiệt của không khí rất thấp vào khoảng: A. 2,02 cal.cm/m².hr.°C B. 2,02 cal.cm/m².hr.°K D. 1,01 J.cm/m².hr.°C C. 2,02 J.cm/m².hr.°C 28. Theo nguyên lý thứ nhất nhiệt động học: C. Độ biến thiên nội năng của hệ trong quá trình biến đổi bằng tổng công và động năng mà hệ nhận vào trong quá trình đó A. Độ biến thiên nội năng trong một hệ cô lập là bằng không B. Có thể chế tạo động cơ tự sinh ra công mà không cần nhận năng lượng D. Nội năng của hệ cô lập tăng lên hoặc giảm xuống 29. Nhiệt dung riêng của máu là 0,93 calgam.độ, hay xương đặc vào khoảng 0,3 – 0,4 cal/gam.độ A. Đúng B. Sai 30. Chọn phát biểu SAI. D. Phát biểu của định luật Hess: Năng lượng sinh ra bởi quá trình hóa học phức tạp không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào các trạng thái ban đầu và cuối cùng của hệ hóa học. B. Theo nguyên lý I, nếu không cung cấp nhiệt lượng cho hệ, hệ muốn sinh công thì buộc phải giảm nội năng của hệ C. Theo nguyên lý I, nếu hệ không nhận năng lượng từ môi trường ngoài và nội năng của hệ không thay đổi thì hệ cũng có khả năng sinh công. A. Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng của hệ và biến ra công thực hiện bởi lực của hệ đặt lên môi trường ngoài 31. Chọn câu SAI. Cơ thể sinh vật có đặc điểm khác biệt với hệ mở khác là: B. Có khả năng phát triển D. Không có sự diệt vong A. Có khả năng tự tái tạo C. Dạng tồn tại đặc biệt của các protid và các chất tạo thành 32. Chọn phát biểu SAI. B. Vật càng bức xạ nhiều năng lượng trong một đơn vị thời gian nếu nhiệt độ của nó càng thấp A. Có ba hình thức truyền nhiệt cơ bản là dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ C. Một ví dụ của hiện tượng dẫn nhiệt là khi cầm nắm cửa bằng kim loại ta cảm thấy lạnh ở tay D. Hiện tượng đối lưu sẽ xảy ra trong nồi nước đang được đun nóng 33. Năng lương ATP được sử dụng trong tất cả quá trình sinh công trong tế bào. A. Đúng B. Sai 34. Theo nhiệt động lực học, cơ thể sống là một hệ: A. Hệ kín B. Hệ mở C. Hệ cô lập D. Hệ vòng 35. Định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng được phát biểu: D. “Năng lượng không tự nhiên sinh ra nhưng tự nhiên biến mất, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác” A. “Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên biến mất, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác” C. “Năng lượng tự nhiên sinh ra và tự nhiên biến mất, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác” B. “Năng lượng tự nhiên sinh ra và không tự nhiên biến mất, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác” 36. Chọn phát biểu ĐÚNG, ngoại trừ: B. Nội năng là hàm của trạng thái D. Năng lượng quỹ đạo không phải thành phần nội năng của hệ C. Nội năng của hệ chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ A. Công và nhiệt là hàm của quá trình 37. Bề mặt da được làm mát bằng hình thức truyền nhiệt, ngoại trừ: C. Bức xạ D. Bay hơi A. Dẫn nhiệt B. Đối lưu 38. Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng? D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C 39. Nhiệt dung riêng trung bình của cơ thể người là bao nhiêu cal/gam.độ? D. 0.4 C. 0.9 A. 0.83 B. 0.78 40. Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là: A. 177,3 kJ B. 177,3 J C. 177300 kJ D. 17,73 J Time's up # Tổng Hợp# Y Học Cơ sở
2025 – Tổng hợp đề thi mới (New) – Phần 3 FREE, Sinh hóa đại cương Khoa Y Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh