Y K49 (Học kỳ I) – Đề thi CKFREELý Sinh Y Cần Thơ 1. Giả sử máy ở động mạch chủ bắt đầu chảy rối khi số Reynold là 2300. Xác định vận tốc tới hạn v? Cho biết khối lượng riêng của máu là 1,08 g/cm³, độ nhớt của máu là 0,04 poise và đường kính động mạch chủ là 2 cm B. 16 cm/s C. 19 cm/s D. 42,59 cm/s A. 38 cm/s 2. Chọn phát biểu ĐÚNG về hiệu ứng Doppler D. Sự chuyển động tương đối giữa nguồn âm và quan sát viên gây ra sự biến đổi về độ to của âm A. Sự chuyển động tương đối giữa nguồn âm và quan sát viên gây ra sự biến đổi vận tốc của âm B. Khi nguồn âm tiến lại gần qua sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được cao hơn tần số do nguồn âm phát ra C. Khi nguồn âm đi ra xa quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được cao hơn tần số do nguồn âm phát ra 3. Trong giai đoạn đoạn đầu của quá trình viêm, điện trở của tế bào thay đổi như thế nào? A. Tăng lên C. Giữ nguyên không đổi B. Giảm xuống D. Không xác định được 4. Khi sóng âm truyền từ nước vào môi trường chất rắn thì tốc độ truyền sóng thay đổi như thế nào? C. Không đổi B. Giảm xuống D. Không xác định được A. Tăng lên 5. Mức độ gây tổn thương cho cơ thể của dòng điện phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây? D. Tất cả đều đúng C. Thời gian dòng điện đi qua cơ thể B. Cường độ dòng điện A. Tình trạng sức khỏe của cơ thể 6. Cho đầu dò siêu âm với tần số nguồn phát là f₁ = 6 MHz đặt nghiêng một góc so với mạch máu 30⁰, độ chênh lệch Doppler là Δf = lf₁ -fl = 1,6 kHz, f là tần số thu được. Cho vận tốc siêu âm trong mô là 1340m/s. Vận tốc chảy của máu bằng: D. 0,25 m/s C. 0,035 m/s A. 0,206 m/s B. 0,35 m/s 7. Một bệnh nhân chữa răng nhận một liều tương đương bằng 2mSv trong 0,4kg mô từ máy X -quang (trọng số tia/ hệ số phẩm chất photon là 1). Tổng năng lượng (tính ra Jun) mà người này đã hấp thụ là bao nhiêu? D. 10⁻⁴ J C. 4 x 10⁻⁴ J B. 2 x 10⁻⁴ J A. 8 x 10⁻⁴ J 8. Cho phổ hấp thụ của nước như hình vẽ. Khi cần truyền năng lượng tử laser để làm bay nước trong mô thì sử dụng laser có bước sóng nào sau đây: A. 1000 nm D. 7500 nm B. 2000 nm C. 3000 nm 9. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về tật cận thị: C. Phải đeo kính hội để sửa tật D. Khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là vô hạn B. Điểm cực cận xa mắt gần hơn so với mặt không tật A. Khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ sau võng mạc 10. Chọn phát biểu đúng nhất khi nói về lý do vùng cận hồng ngoại thường được dùng trong soi vein (tĩnh mạch): B. Melanin hấp thụ mạnh vùng cận hồng ngoại A. Bị hấp thụ bởi các mô dưới da C. Hemoglobin và nước trong máu hấp thụ tốt vùng cận hồng ngoại D. Bị phản xạ ngay tại bề mặt da 11. Nếu bán kính bên trong động mạch giảm xuống còn 60% so với bình thường, các yếu tố khác không thay đổi, khi đó vận tốc máu qua động mạch trên sẽ thay đổi như thế nào so với bình thường (giả sử máu được xem là chất lưu lý tưởng)? C. v₂= v₁ B. v₂= 2.8v₁ D. v₂= 0.5v₁ A. v₂= 1.5625v₁ 12. Cường độ của chùm sáng đơn sắc truyền qua môi trường hấp thụ sẽ thay đổi như thế nào theo quãng đường truyền tia sáng? B. Giảm tỉ lệ với bình phương độ dài đường đi của tia sáng C. Giảm theo tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi của tia sáng A. Giảm tỉ lệ với độ dài đường đi của tia sáng D. Giảm theo quy luật hàm số mũ của độ dài đường đi của tia sáng 13. Trong cơ thể, đa phần xương đều có cấu tạo dạng ống, vì: A. Với cùng một lượng vật chất, dạng ống chịu được sức chống đỡ tốt hơn so với dạng đặc D. Với cùng một loại xưởng, dạng ống nhẹ hơn dạng đặc B. Dạng ống cho chúng ta tiết kiệm vật chất so với dạng đặc C. Để chứa tủy xương ở bên trong 14. Trong các bức xạ dưới đây, bức xạ có năng lượng photon nhỏ nhất là: D. Bức xạ ánh sáng màu đỏ A. Bức xạ tử ngoại B. Bức xạ hồng ngoại C. Bức xạ ánh sáng màu vàng 15. Đối với phương pháp chụp X quang vùng hấp thụ ít tia X thì trên tấm phim có máu gì? A. Trắng B. Đen C. Xám D. Nâu 16. Trọng lượng của vật nặng và cánh tay có độ lớn 55N, có điểm đặc cách điểm bám vào xương của cơ nhị đầu một khoảng 15cm. Cho biết lực nâng do cơ nhị đầu sinh ra là bao nhiêu để giữ yên được cánh tay và vật nặng nằm ngang, biết khoảng cách từ lực nâng đó đến tiếp điểm khuỷu tay là 1 cm: D. 960 N B. 750 N C. 880 N A. 4 N 17. Chiếu tia X có bước sóng dài và bước sóng ngắn cùng đi vào lớp vật chất đồng nhất (Z không thay đổi và p như nhau) tại vị trí tia X dài truyền qua, trên tấm phim sẽ có máu như thế nào so với vị trí tia X ngắn truyến qua? B. Sáng hơn A. Tối hơn C. Cả 2 đều bị hấp thụ như nhau D. Tấm phim không có gì thay đổi 18. Chọn câu SAI sự vận chuyển của máu trong hệ mạch: B. Khi vận tốc máu vượt quá vận tốc tới hạn thì sẽ chảy phẳng C. Tổng tiết diện ngang của mao mạch là lớn nhất A. Trong hệ tuần hoàn, độ giảm áp xảy ra liên tục, càng xa tim áp suất càng giảm D. Quy luật Starling: sức đẩy của tim phụ thuộc vào độ giãn dài của cơ tim 19. Khi một tia siêu âm truyền vuông góc từ không khí (âm trở Z₁ = 429 kg/m².s) tới mô mềm cơ thể (âm trở Z₀ = 1,6 X 10⁵ kg/m².s) thì I/I (%) (cường độ âm phản xạ so với cường độ âm tới) là: C. 29,3 % B. 9% A. 0,1 % D. 99,9% 20. Ưu điểm của phương pháp chụp cắt lớp (chụp CT) so với phương pháp chụp X-quang thông thường là gì? B. Sử dụng chùm tia x có mức độ đâm xuyên mạnh hơn A. Hình ảnh rõ nét, không bị chồng hình lên nhau và có độ phân giải hình ảnh mô mềm tốt D. Sử dụng kết hợp chùm tia X và chùm tia gamma trong quá trình thực hiện C. Sử dụng chùm tia x có cường độ mạnh hơn 21. Chọn phát biểu ĐÚNG về sự lan truyền điện thế hoạt động theo sợi thần kinh: C. Đối với các sợi thần kinh có đường kính như nhau, tốc độ truyền trong các sợi không có bao myelin lớn hơn trong các sợi có bao myelin A. Có thể phát sinh một xung điện thế hoạt động mới trước khi kết thúc pha tái phân cực B. Quá trình lan truyền không làm thay đổi dạng cũng như biên độ của sóng hưng phấn D. Xung điện động truyền chậm nhất trong các tế bào thần kinh lớn như là trong tủy sống 22. Cho phương trình phản ứng sau, hãy cho biết số proton và notron của X là bao nhiêu? A. p = 13, n = 27 D. p = 13, n = 21 B. p = 27, n = 13 C. p = 13, n = 14 23. Chọn một hoặc các biện pháp có thể xem là nguyên tắc cơ bản của an toàn bức xạ là: B. Tăng che chắn C. Giữ khoảng cách xa với nguồn xạ A. Giảm thời gian phơi nhiễm phóng xạ D. Cả 3 đáp án trên 24. Đầu dò siêu âm phát bào mô nhận tín hiệu phản hồi sau 30 μs. Độ sâu của mặt phản hồi bằng bao nhiêu? Biết vận tốc truyền siêu âm trong mô là 1340m/s: A. 2,68 cm B. 4,02 cm D. 0,043 cm C. 2,01 cm 25. Giả sử cường độ âm I qua một lớp nước có độ dày 15cm giảm 3%. Vậy cường độ âm I qua một lớp nước có độ dày 5cm là bao nhiêu? A. 3,33% B. 1,7% C. 1% D. 2% 26. Một nhân viên bị chiếu trong bởi bức xạ apha (Wr=20) lên phổi (Wp=0.12) là 16mGy. Ngoài ra, nhân viên này còn bị chiếu toàn thân bởi gamma là 10mGy. Hãy cho biết liều hiệu dụng mà người này nhận được đã vượt quá ngưỡng giới hạn theo quy định là bao nhiêu? Biết mức giới hạn liều cho dân chúng theo quy định là 20 mSV A. 52.4 mSv B. 28.4 mSv D. 48.4 mSv C. 14 mSv 27. Ở cân bằng Donald, bên trong màng tế bào chứa dung dịch muối hữu cơ của Na⁺ có nồng độ là C₁, bên ngoài màng tế bào chứa NaCl có nồng độ là C₂. Thì trong trường hợp nào sau đây, NaCl ở ngoài hầu như không thấm được vào bên trong màng tế bào? D. C₁ = (1/2)C₂ A. C₁ = C₂ B. C₁ >> C₂ C. C₁ << C₂ 28. Hãy điền vào chỗ trống sau câu sau: Ánh sáng có bước sóng ngắn, năng lượng photon ..(1).. tính chất ..(2).. thể hiện qua các hiện tượng: quang điện, đâm xuyên, làm ion hóa chất khí B. (1) lớn, (2) sóng A. (1) nhỏ, (2) hạt C. (1) lớn, (2) hạt D. (1) nhỏ, (2) sóng 29. Chọn câu SAI khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp C. Khi tốc độ chuyển hóa ở tế bào thay đổi sẽ làm thay đổi tốc độ sử dụng O₂ và sản sinh CO₂ B. Sự thay đổi khối lượng, chất lượng máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển O₂ và CO₂ A. Độ nhớt máu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp D. Sự thay đổi áp suất môi trường một cách đột ngột không làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp 30. Khi đưa vào cơ thể lượng muối quá lớn, hoặc bị mất nước có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây? D. Rối loạn tiêu hóa C. Phù nề tổ chức B. Nôn mửa A. Co giật 31. Trong chẩn đoán hình ảnh, phương pháp chẩn đoán nào sử dụng sóng radio? C. Chụp cắt lớp phát xạ PET D. Chụp cắt lớp CT B. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI A. Siêu âm Doppler 32. Dung dịch ưu trương thường được lựa chọn sử dụng trong trường hợp nào sau đây? C. Bù dịch do xuất huyết/ nôn ói A. Tạm thời dùng để chống sự tăng nhãn áp D. Khôi phục thể tích tuần hoàn B. Dùng làm dung dịch để trữ có tế bào, mô sau khi lấy ra khỏi cơ thể 33. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về khuếch tán? C. Hệ số khuếch tán tăng khi trọng lượng phân tử của chất khuếch tán giảm A. Hệ số khuếch tán tỉ lệ nghịch với nhiệt độ và tỉ lệ thuận với độ nhớt môi trường D. Khi khuếch tán, các phân tử dung môi chuyển động cùng chiều với các phân tử chất tan B. Khuếch tán chỉ xảy ra ở dạng vật chất lỏng 34. Dòng điện xoay chiều cao tần (>100kHz) có tác dụng chủ yếu nào sau đây: D. Giật điện C. Rung thất B. Tác dụng nhiệt A. Kích thích cơ và thần kinh 35. Một người dùng lực kéo 30 N để di chuyển chiếc túi đi đoạn đường 10m. Nếu α = 60⁰ thì công cơ học mà người đó thực hiện là: D. 100 J B. 300 J A. 150 J C. 150J 36. Chọn phát biểu ĐÚNG khi nói về độ dẫn điện của các mô C. Các chất dịch trong cơ thể như tủy sống, máu có khả năng dẫn điện rất kém B. Da khô và xương có điện trở suất nhỏ nhất D. Các mô mỡ và mô cơ có điện trở suất nhỏ hơn da khô và xương A. Độ dẫn điện của các mô và cơ quan không phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của chúng 37. Đối với dòng điện một chiều, mức độ tác dụng sinh lý của dòng điện phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? D. Tổng trở của dây dẫn A. Hiệu điện thế C. Tần số dòng điện B. Cường độ dòng điện 38. Phương trình Van\'t Hoff: p = C.R.T khá đúng với một số dung dịch điện ly loãng vì: A. Các ion sau khi phân ly tử chất tan hoạt động khá mạnh mẽ làm tăng áp suất thẩm thấu lên D. Các ion sau khi phân ly từ chất tan do chuyển nhanh nên tăng áp suất thẩm thấu B. Nếu các ion sau khi phân ly tử chất tan không thấm qua màng bán thấm sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu C. Các chất điện li hòa tan vào dung môi sẽ làm tăng tính thấm của màng bán thấm 39. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về sự điều tiết của mắt? D. Thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc B. Thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cưòng độ sáng chiếu vào mắt A. Thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới C. Thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới 40. Chiếu tia X đi vào lớp vật chất, biết bước sóng tia X không thay đổi, lúc này hệ số hấp thụ tia X giảm xuống là do nguyên nhân nào sau đây? C. p tăng, Z tăng B. p giảm, Z tăng D. p giảm, Z giảm A. p tăng, Z giảm 41. Sức cản ngoại vi của hệ mạch phụ thuộc vào (các) yếu tố nào: B. Chiều dài l của mạch C. Hệ số nhớt của máu A. Bán kính r D. Các yếu tố trên 42. Trong các tia sau đây, tia nào có mức độ đâm xuyên mạnh nhất? A. Tia bêta (β) D. Tia X B. Tia anpha (α) C. Tia gamma 43. Một electron được bắn vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Qũy đạo của electron trong từ trường là A. Một đường elip D. Một đường tròn C. Một đường thẳng B. Một đường xoắn ốc 44. Chọn phát biểu SAI. Theo nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học thì: C. Trong hệ cô lập, nếu Q = A = 0 thì dU = 0 D. Không thể thực hiện được động cơ vĩnh cửu loại I B. Nhiệt lượng truyền cho hệ có giá trị bằng tổng độ biến thiên nội năng và công do hệ sinh ra môi trường ngoài A. Nếu không cung cấp nhiệt lượng cho hệ, hệ muốn sinh công thì phải tăng nội năng của hệ 45. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về ảnh hưởng của trọng trường đến tuần hoàn máu: D. Ở tư thế đứng, máu từ động mạch khó chảy xuống các chi dưới do tác dụng phụ của trọng lực B. Ở tư thế đứng, lượng máu do tim đẩy ra trong một lần co bóp ít hơn tư thế nằm A. Ở tư thế đứng, lượng máu do tim đẩy ra trong một lần co bóp nhiều hơn tư thế nằm C. Khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng thì nhịp tim chậm lại 46. Nhược điểm của việc dẫn truyền xung điện động trong sợi thần kinh không có bao myelin so với sợi thần kinh có bao myelin: B. Tiêu tốn năng lượng nhiều hơn C. A và B đúng A. Tốc độ lan truyền chậm D. A và B sai 47. Cho sơ đồ hiện tượng siêu lọc như hình bên dưới, hãy cho biết chênh lệch áp suất thẩm thấu keo Δπ trong trường hợp này là bao nhiêu? Dưới sự chênh lệch áp suất thẩm thấu keo Δπ, nước và các chất di chuyển như thế nào? B. 2kPa, nước và các chất đi vào lòng mạch C. 1,2kPa, nước và các chất đi vào lòng mạch D. 1,3kPa, nước và các chất ra khỏi lòng mạch A. 3,2kPa, nước và các chất ra khỏi lòng mạch 48. Hình ảnh siêu âm trở nên không tốt khi gặp môi trường có chứa khí vì: A. Siêu âm dễ dàng đi qua không khí tạo tín hiệu phản xạ C. Sóng siêu âm hầu hết bị phản xạ tại mặt tiếp xúc khí nên khó quan sát được cấu trúc phía sau lớp khí B. Môi trường khi tạo sự tán xạ sóng về mọi phương nên làm tín hiệu phản xạ yếu D. Sóng siêu âm không truyền được trong môi trường có chứa khí 49. Khi sử dụng siêu âm Doppler để đo vận tốc máu, người sử dụng nhất thiết phải điều chỉnh xác định: A. Tần số đầu dò C. Độ phân giải của đầu dò D. Tất cả các yếu tố trên B. Hướng đầu dò so với mạch máu 50. Vai trò của gradien nồng độ trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ: D. Chỉ là đại lượng dùng để đặc trưng cho nồng độ của các loại ion B. Thúc đẩy sự khuếch tán các loại ion qua màng tế bào C. Kiềm hãm sự khuếch tán của ion Cl- từ ngoài vào trong A. Tăng tính thấm của màng đối với ion Na+ 51. Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây là ĐÚNG? D. Sóng siêu âm có thể truyền được trong chân không A. Sóng siêu âm không gây nên sự nén dãn trong môi trường mà mô truyền qua B. Khi lan truyền sóng siêu âm có thể bị phản, khúc xạ và không bị hấp thụ bởi môi trường C. Siêu âm có tần số càng lớn, độ xuyên sâu vào môi trường càng giảm 52. Chẩn đoán nào sau đây nghiên cứu những âm vọng phát ra từ cơ thể khi dùng ngón tay hoặc một đùi nhỏ gõ trực tiếp trên da bệnh nhân? C. Phép thử Rinner A. Chẩn đoán gõ D. Siêu âm B. Chẩn đoán nghe 53. Tìm phát biểu đúng về tia đặc điểm laze: D. Tất cả đúng C. Tia laze là chùm sáng kết hợp A. Tia laze có tính định hướng cao B. Tia laze có cường độ lớn 54. Khi truyền cho hệ khí một nhiệt lượng 180 cal. Hệ đã thực hiện công lên ngoại vật, biết nội năng của hệ thay đổi một lượng là 416.4 J. Hỏi công của hệ đã thực hiện lên ngoại vật là bao nhiêu? C. 336 J B. 100 J A. 425 J D. 36 J 55. Khi sóng âm truyền vào mô, các đặc tính nào sau đây của mô sẽ bị thay đổi? D. Tất cả đều đúng A. Tính thấm của màng tế bào B. Sự chuyển hóa vật chất C. Áp suất thẩm thấu 56. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền xung hưng phấn? A. Bản chất dây thần kinh C. Chức năng của noron B. Đường kính trục D. Tất cả đúng 57. Quá trình hô hấp trao đổi khí được thực hiện ở cơ quan nào sau đây? D. Tất cả đều đúng A. Cơ quan hô hấp C. Mô và tế bào trong cơ thể B. Hệ tuần hoàn 58. Điền vào chỗ trống trong câu sau. Để duy trì sự chênh lệch nồng độ các ion giữa hai phía màng cần thiết cho hoạt động sống của tế bào, bom Natri trong màng tế bào phải hoạt động mạnh để bài xuất ..(1).. dư thừa từ trong ra ngoài và thu vào ..(2).. thiếu hụt D. (1) Cl⁻, (2) K⁺ B. (1) Na⁺, (2) K⁺ C. (1) K⁺, (2) Na⁺ A. (1) K⁺, (2) Cl⁻ 59. Nguyên lý của việc ứng dụng tác dụng của dòng điện một chiều trong hóa liệu pháp là sự dịch chuyển các ion về phía: B. Điện cực trái đầu C. Điện cực âm A. Điện cực cùng đầu D. Điện cực dương 60. Chọn một phát biểu SAI về hiện tượng phóng xạ: A. Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân B. Mang tính ngẫu nhiên C. Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh D. Có thể xác định được một hạt khi nào sẽ phóng xạ Time's up # Tổng Hợp# Đề Thi