Khái niệm về đáp ứng miễn dịchFREEMiễn Dịch Học 1. Các thụ thể trên màng của đại thực bào: C. Thụ thể Scavenger gắn được rất nhiều loại polycation trên bề mặt vi khuẩn có tác dụng để thực bào vi khuẩn B. Thụ thể của bổ thể trên đại thực bào là C1 E. Tất cả đều đúng D. Sự kết hợp của các tác nhân lây nhiễm thông qua các thụ thể Toll gây ra thực bào và giải phóng ra các cytokin viêm A. Thụ thể Fc liên kết với phần Fc của IgA sau khi đã bám lên bề mặt vi khuẩn 2. Trạng thái miễn dịch được tạo ra sau tiêm hoặc cho uống vacxin là trạng thái miễn dịch: A. Chủ động B. Thụ động, nhân tạo D. Tự nhiên C. Vay mượn, nhân tạo 3. Các thụ thể trên màng của đại thực bào: B. Thụ thể của bổ thể C. Thụ thể Scavenger F. A, B, C, D đều đúng E. A, B, C đúng A. Thụ thể Fc D. Thụ thể giống Toll 4. Đặc điểm của niêm mạc: D. Tất cả đều đúng A. Niêm mạc tiết protein BPI liên kết với protein của võ vi khuẩn để chọc thủng vi khuẩn C. Niêm mạc đường hô hấp còn có các vi nhung mao có chức năng như các vi nhung mao ở ruột B. Trong niêm dịch có các lysozym làm tiêu vỏ vi khuẩn 5. SAT (sử dụng trong dự phòng bệnh uốn ván) là một loại vacxin: B. Sai A. Đúng 6. Trạng thái miễn dịch ở trẻ sơ sinh: C. Là miễn dịch vay mượn, sau đó dần dần được thay thế bằng miễn dịch chủ động D. Bao gồm cả 3 trạng thái miễn dịch chủ động, thụ động và vay mượn B. Có thể bao gồm cả miễn dịch chủ động và thụ động A. Chỉ là miễn dịch thụ động, có được do kháng thể từ người mẹ chuyển sang cơ thể thai nhi trong thời kỳ bào thai 7. Sự hợp tác giữa lympho bào B và lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch: B. Thể hiện ở chỗ một số lympho bào T có khả năng hỗ trợ lympho bào B biệt hoá thành tế bào sản xuất kháng thể D. Nhất thiết phải thông qua tác động trung gian của bổ thể E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai C. Nhất thiết phải có sự tham gia của các tế bào đại thực bào A. Thể hiện ở chỗ các kháng thể sau khi sản xuất ra có khả năng hoạt hoá một số lympho bào T để các tế bào này tham gia vào đáp ứng miễn dịch 8. Đáp ứng tạo kháng thể và hiện tượng thực bào: B. Hoạt động một cách hợp tác với nhau E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai A. Hoạt động cạnh tranh với nhau trên cùng một đối tượng, trong đó hiện tượng nào xuất hiện trước có tác dụng ngăn cản hiện tượng kia D. Chỉ hoạt động một cách hợp tác với nhau khi có sự hỗ trợ của lympho bào T C. Hoạt động một cách độc lập với nhau 9. Sự chuyển động liên tục của nhung mao tế bào biểu mô đường hô hấp có tác dụng: D. Chặn giữ và chuyển vật lạ ra ngoài đường hô hấp B. Tiết ra chất nhầy để chặn giữ vật lạ C. Nhận diện và huy động đại thực bào đến bắt và tiêu diệt vật lạ A. Tiêu hóa vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp 10. Ý nào nói về Interferon là đúng.Ngoại trừ ? E. Có thể gắn lên các tế bào ung thư, tạo điều kiện cho tế bào đại thực bào tiêu diệt tế bào ung thư đó A. Có bản chất là globulin huyết thanh nhưng không phải là kháng thể D. Có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách không đặc hiệu C. Có hoạt tính chống virus không đặc hiệu B. Không có khả năng hợp tác với kháng thể trong cơ chế gây tan tế bào đích 11. Truyền các lympho bào B từ một con vật đã mẫn cảm với một kháng nguyên nào đó cho một con vật khác đồng gen (để tạo ra kháng thể chống kháng nguyên đó ở cơ thể con vật được nhận tế bào) là tạo ra trạng thái miễn dịch gì: A. Thụ động, nhân tạo C. Vay mượn D. Tự nhiên B. Chủ động, nhân tạo 12. Viêm không đặc hiệu: C. Phản ứng tế bào là trung tâm của phản ứng viêm B. Do bản thân các yếu tố gây viêm (kháng nguyên) gây ra, không phụ thuộc kháng thể đặc hiệu D. Xuất hiện các phản ứng tại chỗ và toàn thân A. Có các biểu hiện là sưng, nóng, đỏ, đau như viêm đặc hiệu E. Tất cả đều đúng 13. Tế bào NK: D. Là một loại tế bào thực bào C. Là một dưới nhóm của lympho bào T B. Không phải là một loại lympho bào A. Là một loại lympho bào, nhưng không phải là lympho bào B và cũng không phải là lympho bào T 14. Kháng thể không tham gia vào các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: B. Sai A. Đúng 15. Đại thực bào: C. Dấu ấn trên bề mặt tế bào là CD14 D. Chứa rất nhiều lysosom B. Nhân không có hạt như bạch cầu đa nhân E. Tất cả đều đúng A. Có thể gọi là tế bào mono 16. Tiêm SAT dự phòng bệnh uốn ván là: A. Đưa kháng nguyên uốn ván vào cơ thể để gây miễn dịch chống uốn ván B. Đưa kháng nguyên uốn ván cùng với kháng thể chống uốn ván vào cơ thể C. Đưa kháng thể chống uốn ván vào cơ thể D. Đưa giải độc tố uốn ván vào cơ thể nhằm tạo đáp ứng miễn dịch chủ động chống uốn ván E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai 17. Tế bào NK là một loại lympho bào, nhưng tham gia đáp ứng miễn dịch theo cách không đặc hiệu: A. Đúng B. Sai 18. Đâu là đại thực bào: E. Tất cả đều sai C. Tế bào langerhand D. B và C đúng B. Tế bào kupffer A. Bạch cầu trung tính 19. Tiêm hoặc cho uống vacxin nhắc lại là nhằm mục đích: C. Tạo ra đáp ứng miễn dịch lần 2 E. Cả B và C B. Gây miễn dịch lại, vì việc gây miễn dịch trong lần tiêm hoặc cho uống vacxin trước đó không còn hiệu lực A. Dự phòng trường hợp lần tiêm hoặc cho uống vacxin trước đó thất bại D. Cả A và C 20. Chức năng miễn dịch của đại thực bào là: B. Hoạt hóa lympho T và lympho bào B C. Sinh kháng thể và tiêu diệt các mầm bệnh nội tế bào E. Khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào A. Trình diện kháng nguyên và tạo kháng thể D. Tiết lymphokin và khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu 21. Trong miễn dịch qua trung gian tế bào: C. Nếu kháng nguyên hòa tan sẽ kết hợp với tế bào Tc D. Đại thực bào không có tác dụng trong cơ chế miễn dịch này B. Nếu kháng nguyên trên bề mặt tế bào sẽ kết hợp với thụ thể trên bề mặt tế bào Tc A. Không có sự kết hợp kháng nguyên kháng thể vì đây là cơ chế tế bào 22. Hiện tượng thực bào là một hình thức đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, nhưng có thể tham gia trực tiếp trong cơ chế đáp ứng miễn dịch tế bào đặc hiệu: A. Đúng B. Sai 23. CPR liên kết với phosphoryl cholin trong carbohydrat của phế cầu, làm phế cầu không phát triển được: A. Đúng B. Sai 24. Kháng thể là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu nhưng có thể tham gia vào các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. A. Đúng B. Sai 25. Con nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau thai trong thời kỳ bào thai hay qua sữa trong thời kỳ nhũ nhi, và miễn dịch này có thể tồn tại cho đến: D. 1 năm tuổi B. 6 tháng tuổi A. 3 tháng tuổi C. 9 tháng tuổi 26. Tiêm hoặc cho uống vacxin phòng bệnh là: E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai A. Đưa kháng thể chống mầm bệnh vào cơ thể, tạo ra trạng thái miễn dịch thụ động ở cơ thể được sử dụng vacxin D. Đưa kháng nguyên mầm bệnh cùng với kháng thể chống mầm bệnh vào cơ thể B. Đưa kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể nhằm tạo ra trạng thái miễn dịch thụ động chống mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được tiêm (hoặc uống) vacxin C. Đưa kháng nguyên mầm bệnh vào cơ thể nhằm tạo ra trạng thái miễn dịch chủ động chống mầm bệnh khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể được tiêm (hoặc uống) vacxin 27. Mục đích của tiêm hoặc cho uống vacxin là: C. Kích thích các cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể nói chung D. Tiêu diệt các tế bào trí nhớ miễn dịch đối với mầm bệnh B. Kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống mầm bệnh E. Kích thích hình thành các tế bào bạch cầu A. Kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống mầm bệnh 28. Các tế bào tham gia vào miễn dịch tự nhiên: B. Lympho B D. Đại thực bào A. Lympho T độc tế bào C. Tế bào mast E. B và D đúng F. C và D đúng 29. Bạch cầu đa nhân: C. Kháng nguyên trên bề mặt là CD66 D. Nhân có ít múi E. Tất cả đều đúng B. Không có hạt trong bào tương A. Là những tế bào cố định 30. Các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu và đặc hiệu: D. Hoạt động theo trật tự nhất định, trong đó các cơ chế không đặc hiệu phát huy tác dụng trước, sau đó mất hoàn toàn hiệu lực, nhường chỗ cho các cơ chế đặc hiệu C. Hoạt động mang tính hợp tác với nhau B. Hoạt động mang tính cạnh tranh với nhau, trong đó các cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu khi đã hình thành sẽ ức chế các cơ chế không đặc hiệu E. Hoạt động một cách đồng thời, cùng phát huy tác dụng ngay khi có kháng nguyên xâm nhập A. Hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau 31. Trong thí nghiệm của Landsteiner - Chase về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao, việc truyền các tế bào lách, hạch lấy từ chuột đã mẫn cảm với vi khuẩn lao sang chuột chưa mẫn cảm tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở chuột chưa mẫn cảm: D. Miễn dịch tự nhiên E. Miễn dịch không đặc hiệu B. Miễn dịch chủ động A. Miễn dịch thụ động C. Miễn dịch vay mượn 32. Viêm đặc hiệu: B. Khi đáp ứng miễn dịch dịch thể thì viêm xảy ra nhanh E. Tất cả đều đúng D. Biểu hiện chính là sưng, nóng, đỏ, đau như viêm không đặc hiệu A. Cơ chế chính là: kháng nguyên kết hợp với kháng thể làm hoạt hóa hệ thống bổ thể C. Khi đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thì viêm xảy ra chậm 33. Các tế bào thực bào chỉ tham gia vào các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: B. Sai A. Đúng 34. Trong hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể là: A. Hàng rào da, hàng rào tế bào D. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch C. Hàng rào da, hàng rào niêm mạc B. Hàng rào niêm mạc, hàng rào tế bào 35. Trong đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: D. Có sự tham gia của kháng thể với vai trò là yếu tố hoạt hoá trực tiếp một số cơ chế đáp ứng không đặc hiệu như hiện tượng thực bào, sản xuất bổ thể, sản xuất interferon C. Có thể có sự tham gia của kháng thể, trong đó nhất thiết phải có sự kết hợp đặc hiệu của kháng thể với kháng nguyên tương ứng B. Có thể có sự tham gia của kháng thể, nhưng không có sự kết hợp đặc hiệu của kháng thể với kháng nguyên tương ứng E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai A. Hoàn toàn không có sự tham gia của kháng thể, vì kháng thể là một yếu tố của đáp ứng miễn dịch thể dịch đặc hiệu (với khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng) 36. Bạch cầu hạt ái kiềm: E. Liên quan đến phản ứng viêm D. Có khả năng thực bào tốt B. Có các hạt chứa protein kiềm và các protein mang điện âm có tác dụng gây độc tế bào và các kí sinh trùng A. Chủ yếu bám dính ở mô C. Có các thụ thể với IgA 37. Trạng thái miễn dịch được tạo ra ở một cơ thể sau khi tiêm (hoặc cho uống) vacxin là trạng thái miễn dịch gì: D. Tự nhiên B. Thụ động A. Không tồn tại E. Vay mượn C. Thu được 38. Miễn dịch tự nhiên ở người có các đặc điểm: B. Hệ thống này có sẵn nên ngăn cản tức thì mọi sự xâm nhập của vi sinh vật D. Có thể có được khi nhận được kháng thể từ cơ thể khác truyền qua A. Hệ thống này gồm có hàng rào thể dịch của cơ thể và miễn dịch chủng loại C. Chỉ được tạo ra khi gặp kháng nguyên tác nhân gây bệnh trước đó 39. Đặc điểm của miễn dịch tự nhiên: A. Là miễn dịch có sẵn của cơ thể khi mới được sinh ra C. Là phương tiện chung dùng để chống loại mọi loài vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể B. Khác nhau giữa các loài và các cá thể trong một loài D. Tất cả đều đúng 40. Cấu trúc hóa học có liên quan đến phương thức đáp ứng miễn dịch, trong đó kháng nguyên protein có khả năng gây nên: B. Đáp ứng miễn dịch thứ phát D. Đáp ứng miễn dịch tế bào C. Đáp ứng miễn dịch dịch thể A. Đáp ứng miễn dịch tiên phát E. Đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào Time's up # Tổng Hợp# Y Học Cơ sở