Miễn dịch chống nhiễm vi sinh vậtFREEMiễn Dịch Học 1. Trong hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể, hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể là: B. Hàng rào niêm mạc, hàng rào tế bào C. Hàng rào da, hàng rào niêm mạc A. Hàng rào da, hàng rào tế bào D. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch 2. Các biện pháp né tránh chủ yếu của vi sinh vật khỏi hệ miễn dịch: B. Cư trú trong tế bào của cơ thể D. Tất cả đều đúng A. Thay đổi kháng nguyên bề mặt C. Ức chế miễn dịch 3. Biến chứng tại tim của liên cầu dung huyết beta gây bệnh khớp do: D. Suy giảm miễn dịch E. Sốc phản vệ A. Đột biến C. Mẫn cảm chéo B. Dung nạp kháng nguyên 4. Các protein chủ yếu kiếm (major basic protein) có hoạt tính mạnh hơn các enzym phân giải protein hay các gốc tự do trong đại thực bào: A. Đúng B. Sai 5. Vì sao liên cầu dung huyết beta gây bệnh ở khớp lại xuất hiện biến chứng ở tim: B. Độc tố của vi khuẩn theo dòng máu đi đến tim C. Kháng nguyên của vi khuẩn này giống kháng nguyên của tim D. Tất cả đều sai A. Vi khuẩn theo dòng máu đi đến tim 6. TCD8+ không có vai trò bảo vệ trong sốt rét: A. Đúng B. Sai 7. Mục đích chủ yếu của miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào: A. Dung nạp vi khuẩn ngoại bào E. Tất cả đều đúng B. Biến vi khuẩn ngoại bào thành vi khuẩn nội bào D. Biến vi khuẩn ngoại bào thành vi khuẩn thường trú C. Tiêu diệt vi khuẩn và trung hòa độc tố 8. Người nhiễm kí sinh trùng có: B. Số lượng bạch cầu ưa acid tăng cao C. Số lượng lympho B tăng cao D. Số lượng đại thực bào tăng mạnh A. Số lượng bạch cầu ưa bazo tăng cao 9. Cơ chế chính của miễn dịch đặc hiệu chống virus là: D. Lympho bào Ts A. Lympho bào B B. Lympho bào Th C. Lympho bào Tc 10. TNF nồng độ cao có vai trò quan trọng trong diệt kí sinh trùng, nồng độ thấp gây nhiều rối loạn bệnh lý: B. Sai A. Đúng 11. Các tín hiệu nguy hiểm được tạo ra từ vị trí nhiễm trùng: E. Tất cả đều đúng B. Các peptid hệ thống đông máu D. Một số tín hiệu SOS kích thích tế bào nội mạc gần nơi bị nhiễm trùng để biểu lộ các phân tử bám dính tế bào như ICAM-1 và selectin A. N-formyl-methionine chứa các peptid tạo ra bởi vi khuẩn C. Các sản phẩm bổ thể và cytokin được sản xuất bởi các đại thực bào của mô mà đã gặp vi khuẩn trong mô 12. Các chủng cúm mới xuất hiện bằng cách: C. Có những đột biết lớn trong gen mã hóa H và đột biến nhỏ trong gen mã hóa N B. Có những đột biến nhỏ trong gen mã hóa kháng nguyên H và N D. Có những đột biết lớn trong gen mã hóa N và đột biến nhỏ trong gen mã hóa H A. Có những đột biến lớn trong gen mã hóa kháng nguyên H và N 13. Miễn dịch khi nhiễm kí sinh trùng, câu nào sai: A. Hệ miễn dịch chỉ có hiệu quả giới hạn, không thể diệt hoàn toàn các kí sinh trùng B. TCD4+ và các cytokin có thể đẩy lùi bệnh cũng có thể làm bệnh trầm trọng hơn D. Cơ chế thực bào có hiệu quả rất cao trong khi nhiễm kí sinh trùng C. Tăng sản xuất IgE và bạch cầu ái toang thường trong nhiễm giun sán 14. Đâu là phản ứng gây hại khi chống vi sinh vật xâm nhập: C. Hoạt hóa bổ thể D. Viêm cấp tốc A. Thực bào B. Kháng thể trung hòa độc tố 15. Sự ngụy trang của S.mansoni: A. Kí sinh trong hồng cầu C. Làm vỏ bọc ngụy trang có các kháng nguyên nhóm máu ABO B. Kí sinh trong bạch cầu D. Vỏ bọc ngụy trang có các kháng nguyên biểu thị MHC lớp II 16. Cơ chế chống lại vi khuẩn của IgM và IgG: A. Trung hòa độc tố vi khuẩn B. Làm kết dính vi khuẩn, ngưng phân đôi C. Gây nên hiện tượng opsonin hóa D. Tất cả đều đúng 17. Kí sinh trùng sốt rét sống trong hồng cầu dùng phương pháp nào để thoát khỏi hệ miễn dịch: A. Thay đổi kháng nguyên bề mặt B. Cư trú trong tế bào của cơ thể C. Ức chế miễn dịch D. Tất cả đều đúng 18. Trong bệnh viêm gan B: B. Khi hoại tử lan tràn bệnh nhân ở thể tối cấp hoặc cấp C. Khi hoại tử xảy ra chậm, kéo dài kèm thêm sự xuất hiện của tự kháng nguyên thì là viêm gan mạn E. Tất cả đều đúng D. Trong trường hợp đáp ứng miễn dịch vừa đủ thì bệnh lành hẵn A. Chính cơ chế lympho T độc gây hoại tử tế bào gan 19. Câu nào sai trong cơ chế bảo vệ đặc hiệu khi nhiễm vi sinh vật trong tế bào: D. Quá trình viêm cục bộ gây tiêu diệt đại thực bào đã thực bào cũng như chưa thực bào vi khuẩn A. Đại thực bào không tiêu diệt được vi khuẩn nên không thể trình diện được kháng nguyên B. Nhiễm khuẩn nội bào (do vi khuẩn hay nấm) ít nhiều đều gây viêm cục bộ kéo dài C. TCD8+ hỗ trợ, kích thích thực bào 20. Cơ chế của miễn dịch tự nhiên chống virus: A. Tăng sản xuất IFN từ tế bào nhiễm C. Tăng cường hoạt động của lympho B D. Tăng cường hoạt động của tiểu cầu B. Tăng hoạt hóa tế bào mast 21. HBV cư trú trong tế bào gan dùng phương pháp nào để thoát khỏi hệ miễn dịch: D. Tất cả đều đúng A. Thay đổi kháng nguyên bề mặt B. Cư trú trong tế bào của cơ thể C. Ức chế miễn dịch 22. Khi đại thực bào thực bào vi khuẩn lao thì: B. Vi khuẩn bị đại thực bào tiêu hủy D. Tất cả đều sai A. Vi khuẩn gây độc chết đại thực bào C. Vi khuẩn vẫn sống được trong đại thực bào 23. Miễn dịch không đặc hiệu hoạt động đơn độc khi: D. Miễn dịch tế bào bị suy giảm E. Miễn dịch dịch thể bị suy giảm C. Kháng nguyên xâm nhập không gây hại cho cơ thể A. Kháng nguyên xâm nhập quá ít vào cơ thể B. Kháng nguyên xâm nhập lần đầu vào cơ thể 24. Cơ chế đối phó nội độc tố Lipopolysaccharide (LPS): A. LPS trực tiếp hoạt hóa các Tc D. Các LPS trực tiếp hoạt hóa các Th E. Tất cả đều đúng C. LPS kích thích hoạt hóa bổ thể B. Các tế bào mast trung hòa LPS Time's up # Tổng Hợp# Y Học Cơ sở
2025 – Nguyên tắc xây dựng bài tập điều hợp và thăng bằng – Bài 3 FREE, Vận động trị liệu Khoa Y Đại học Quốc tế Hồng Bàng