Miễn dịch tế bàoFREEMiễn Dịch Học 1. Kết quả test tuberculin âm tính chứng tỏ: A. Bệnh nhân chắc chắn không bị nhiễm lao B. Bệnh nhân chắc chắn không bị mắc bệnh lao C. Bệnh nhân chưa bao giờ bị nhiễm lao E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai D. Bệnh nhân chưa bao giờ được tiêm vacxin phòng lao BCG 2. Trong mỗi phân tử IgG có bao nhiêu vị trí kết hợp kháng nguyên: B. 2 C. 4 D. 10 A. 1 3. Tế bào nào tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào? E. Cả A, B và D đều đúng D. Lympho bào T A. Đại thực bào C. Bạch cầu ái toan B. Bạch cầu trung tính 4. Kết quả test tuberculin âm tính cho biết: B. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống lao có hiệu quả C. Bệnh nhân mẫn cảm với vi khuẩn lao E. Bệnh nhân mắc chứng suy giảm đáp ứng tạo kháng thể A. Bệnh nhân không nhiễm vi khuẩn lao D. Bệnh nhân có thể mắc chứng suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào 5. Lympho bào B: B. Là một loại tế bào có khả năng thực bào C. Là tế bào sản xuất kháng thể D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng A. Là một trong số các loại tế bào trình diễn kháng nguyên 6. Kháng nguyên CD8 có mặt trên tế bào nào? E. Bạch cầu trung tính C. Lympho bào B A. Lympho bào T gây độc B. Lympho bào T hỗ trợ D. Tế bào plasma 7. Kháng nguyên CD4 có mặt trên tế bào nào? D. Bạch cầu ái toan A. Lympho bào T gây độc C. Lympho bào B B. Lympho bào T hỗ trợ E. Bạch cầu trung tính 8. Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào (cytotoxicity) có sự tham gia của các tế bào nào: D. Tế bào trình diện kháng nguyên C. Tế bào làm nhiệm vụ thực bào E. Tế bào plasma B. Lympho bào T gây độc tế bào A. Lympho bào B 9. Dấu ấn CD8 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng: B. Là thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể D. Tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên C. Là thụ thể giành cho hồng cầu cừu A. Là thụ thể giành cho kháng nguyên E. Tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II trong quá trình nhận diện kháng nguyên 10. Kháng nguyên PPD được sử dụng trong test tuberculin có bản chất là: C. Vi khuẩn lao chết A. Vi khuẩn lao sống E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai B. Vi khuẩn lao sống đã làm giảm độc lực D. Protein có nguồn gốc từ vi khuẩn lao 11. Cơ chế gây độc tế bào đích trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào: A. Không có sự tham gia của bổ thể, vì bổ thể là một cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, trong khi đó đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào là một cơ chế miễn dịch đặc hiệu D. Có sự tham gia của bổ thể, trong đó bổ thể không có tác dụng gây độc tế bào đích, mà tác dụng này do lympho bào Tc thực hiện C. Có sự tham gia của bổ thể, trong đó bổ thể có tác dụng gây độc tế bào đích E. Có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu, sau đó có sự gắn bổ thể dẫn đến tế bào đích bị gây độc B. Không có sự tham gia của bổ thể, vì không có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu, do đó không có hiện tượng cố định bổ thể 12. Lympho bào B có thể nhận diện kháng nguyên: B. Ngay khi kháng nguyên chưa bị xử lý A. Khi kháng nguyên đã bị xử lý và trình diện lên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên C. Chỉ khi lympho bào ở trạng thái hoạt hoá D. Chỉ khi có sự hỗ trợ của lympho bào T 13. Biểu hiện “quá mẫn” trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn: B. Là kết quả của một phản ứng viêm do lymphokin kích thích gây ra D. Là do kháng thể IgE gây ra A. Là kết quả của phản ứng giữa kháng thể với kháng nguyên E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai C. Là kết quả của tương tác trực tiếp giữa lymphokin với kháng nguyên 14. Hình thức đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn có vai trò bảo vệ cơ thể trong trường hợp nào dưới đây: B. Nhiễm vi khuẩn lao D. Nhiễm nấm C. Nhiễm virus A. Nhiễm vi khuẩn lỵ E. Cả B và D đều đúng 15. Lympho bào T trưởng thành ở người không có các dấu ấn bề mặt nào: D. CD4 B. CD3 C. CD19 E. CD8 A. CD2 16. Một phân tử IgM trong huyết thanh có: C. 2 vị trí kết hợp kháng nguyên B. 20 vị trí kết hợp kháng nguyên D. 5 vị trí kết hợp kháng nguyên A. 10 vị trí kết hợp kháng nguyên 17. Lympho bào B là tế bào sản xuất kháng thể: B. Sai A. Đúng 18. Kháng nguyên có thể kích thích lympho bào B biệt hoá thành tế bào plasma: B. Ngay cả khi không có sự hỗ trợ của lympho bào Th A. Chỉ khi có sự hỗ trợ của lympho bào Th C. Chỉ khi kháng nguyên đã được xử lý bởi một tế bào trình diện kháng nguyên khác E. Cả B và D đều đúng D. Ngay cả khi kháng nguyên chưa được xử lý bởi tế bào trình diện kháng nguyên 19. Khi tiến hành test tuberculin, người ta: C. Đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm trong da A. Đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm dưới da B. Đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch D. Đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường uống E. Có thể đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể theo bất cứ đường nào trong 4 đường đưa nói trên 20. Trong số các lớp kháng thể ở phụ nữ có thai, chỉ có các kháng thể IgG và IgM từ cơ thể mẹ đi qua được màng rau thai vào cơ thể thai nhi. A. Đúng B. Sai 21. Lympho bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn có các dấu ấn bề mặt nào: A. CD1 C. CD8 B. CD4 E. CD40 D. CD19 22. Lympho bào T biệt hoá ở cơ quan, tổ chức nào? B. Gan C. Tuyến ức A. Hạch lympho E. Lách D. Tuỷ xương 23. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn: A. Hoạt động của tế bào thực bào là đặc hiệu với kháng nguyên, vì kháng nguyên này trước đó được nhận diện một cách đặc hiệu bởi lympho bào T C. Sự sản xuất lymphokin có tính đặc hiệu kháng nguyên, vì vậy hình thức đáp ứng miễn dịch này được xếp vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu D. Sự nhận diện kháng nguyên có tính đặc hiệu, vì vậy hình thức đáp ứng miễn dịch này được xếp vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai B. Hoạt động của tế bào thực bào là không đặc hiệu với kháng nguyên, vì hiện tượng thực bào là một cơ chế miễn dịch đặc hiệu 24. Kháng thể có bản chất là globulin, chỉ có mặt trong huyết thanh: B. Sai A. Đúng 25. Dấu ấn CD4 trên bề mặt lympho bào T người có chức năng: B. Là thụ thể giành cho Fc của phân tử kháng thể C. Là thụ thể giành cho hồng cầu cừu D. Tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I trong quá trình nhận diện kháng nguyên E. Tương tác với kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II trong quá trình nhận diện kháng nguyên A. Là thụ thể giành cho kháng nguyên 26. Hình thức đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu gây độc tế bào có vai trò bảo vệ cơ thể trong trường hợp nào dưới đây: C. Nhiễm virus E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai D. Nhiễm nấm B. Nhiễm vi khuẩn tả A. Nhiễm vi khuẩn lao 27. Lympho bào T tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào có các dấu ấn bề mặt nào: C. CD8 E. CD40 B. CD4 D. CD19 A. CD1 28. Lympho bào T gây độc: D. Có khả năng gây độc trực tiếp tế bào đích E. Cả A, B và D đều đúng B. Mang kháng nguyên CD8 A. Mang kháng nguyên CD3 C. Mang kháng nguyên CD4 29. Kết quả test tuberculin dương tính chứng tỏ rằng: A. Bệnh nhân đã hoặc đang bị mắc bệnh lao C. Bệnh nhân đã mẫn cảm với vi khuẩn lao B. Bệnh nhân đang mang vi khuẩn lao D. Bệnh nhân chưa sử dụng thuốc chống lao bao giờ E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai 30. Trong một đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào: B. Có thể không có sự tham gia của lymphokin; các lympho bào Tc tự chúng có khả năng gây độc tế bào đích C. Các tế bào đích là các tế bào của bản thân cơ thể E. Các tế bào đích là các tế bào vi khuẩn A. Không nhất thiết phải có sự tham gia của lymphokin với vai trò hoạt hoá lympho bào Tc D. Các tế bào đích là các tế bào lạ đối với cơ thể 31. Người chưa từng nhiễm vi khuẩn lao, khi tiến hành test tuberculin: B. Có thể cho kết quả dương tính A. Chắc chắn cho kết quả âm tính C. Có thể cho kết quả dương tính mạnh 32. Tế bào lympho Th hỗ trợ đáp ứng miễn dịch đối với các kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức thông qua: A. Tác động vào tế bào lympho Tc C. Tế bào lympho Th có thụ thể với mảnh Fc của các lớp khác nhau D. Cấu trúc đặc biệt của kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức B. Các thụ thể TCR đặc hiệu và các cytokin E. Tất cả đều đúng 33. Trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu gây độc tế bào do lympho bào Tc thực hiện đối với một tế bào ung thư hoá của cơ thể: D. Có sự tham gia của tế bào đại thực bào; tế bào đại thực bào có khả năng gây độc dẫn đến tiêu diệt tế bào ung thư E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai A. Không có sự tham gia của kháng thể chống kháng nguyên ung thư C. Không có sự tham gia của tế bào đại thực bào B. Khất thiết phải có sự tham gia của kháng thể chống kháng nguyên ung thư 34. Quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên của lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào: D. Cần có sự tham gia của kháng thể C. Vừa có tính đặc hiệu loài, vừa có tính đặc hiệu kháng nguyên B. Mang tính đặc hiệu loài, nhưng không mang tính đặc hiệu kháng nguyên E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai A. Mang tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng không mang tính đặc hiệu loài 35. Đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn (delayed-type hypersensitivity) có sự tham gia của các tế bào nào: E. Tế bào plasma D. Tế bào bạch cầu trung tính trình diện kháng nguyên A. Lympho bào T gây quá mẫn muộn C. Tế bào bạch cầu ái kiềm làm nhiệm vụ thực bào B. Lympho bào B 36. Quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên của lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn: A. Mang tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng không mang tính đặc hiệu loài E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai B. Mang tính đặc hiệu loài, nhưng không mang tính đặc hiệu kháng nguyên C. Vừa có tính đặc hiệu loài, vừa có tính đặc hiệu kháng nguyên D. Cần có sự tham gia của kháng thể 37. Lymphokin: B. Có tính đặc hiệu với kháng nguyên D. Có khả năng tác động lên tế bào đại thực bào, làm tăng khả năng thực bào E. Cả A và D A. Do một số lympho bào T sản xuất ra khi phản ứng với kháng nguyên C. Có khả năng gây độc tế bào vi khuẩn 38. Những tế bào nào trong các tế bào dưới đây tham gia trực tiếp trong các cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: D. Tế bào plasma E. Không có đáp án đúng B. Lympho bào B A. Lympho bào T C. Bạch cầu đa nhân trung tính 39. Người đã từng nhiễm vi khuẩn lao, khi tiến hành test tuberculin: B. Có thể cho kết quả âm tính A. Chắc chắn cho kết quả dương tính D. Cả 3 lựa chọn trên đều sai C. Chắc chắn cho kết quả dương tính mạnh 40. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là lymphokin: B. Histamin E. Không có A. Immunoglobulin D. Serotonin C. Interleukin-2 41. Trong thí nghiệm của Landsteiner - Chase và Lurie về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao: C. Tất cả các tế bào lách, hạch ở chuột đã mẫn cảm với vi khuẩn lao có khả năng tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn lao, nhờ đó có thể bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao A. Kháng thể chống vi khuẩn lao không có khả năng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao nhưng có tác dụng ức chế vi khuẩn lao làm cho vi khuẩn lao không nhân lên được E. Cả 4 lựa chọn trên đều đúng B. Kháng thể chống vi khuẩn lao chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao khi có sự hợp tác của các tế bào đại thực bào D. Tế bào đại thực bào tăng khả năng ức chế và diệt vi khuẩn lao khi có sự hỗ trợ của các lympho bào T 42. Lympho bào T có thể nhận diện kháng nguyên: C. Chỉ khi các lympho bào T ở trạng thái hoạt hoá A. Chỉ khi kháng nguyên đã bị xử lý và trình diện lên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên B. Ngay cả khi kháng nguyên chưa bị xử lý D. Chỉ khi kháng nguyên đã kết hợp với kháng thể đặc hiệu 43. Chức năng của các lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch: D. Tham gia điều hoà đáp ứng miễn dịch A. Tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn B. Tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào C. Tham gia đáp ứng miễn dịch thông qua hiệu quả ADCC E. Cả A, B và D đều đúng 44. Kháng thể IgE là kháng thể không có lợi đối với cơ thể, vì lớp kháng thể này gây ra hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì): A. Đúng B. Sai 45. Bản chất của test tuberculin là: D. Phát hiện khả năng sản xuất kháng thể nói chung ở cơ thể túc chủ A. Phát hiện sự sản xuất kháng thể kháng vi khuẩn lao ở cơ thể túc chủ (cơ thể được làm test) khi thử thách với kháng nguyên PPD C. Phát hiện sự kết hợp của kháng nguyên PPD với kháng thể kháng vi khuẩn lao được hình thành từ trước trong cơ thể túc chủ E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai B. Phát hiện sự sản xuất lymphokin ở cơ thể túc chủ khi thử với kháng nguyên PPD 46. Test tuberculin dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã nhiễm vi khuẩn lao: B. Sai A. Đúng 47. Kháng thể tự nhiên chống kháng nguyên hồng cầu hệ nhóm máu ABO chủ yếu là IgA: A. Đúng B. Sai 48. Trong một đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn (delayed-type hypersensitivity): D. Nhất thiết phải có sự sản xuất các lymphokin A. Không có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai B. Nhất thiết phải có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên C. Có thể không cần quá trình sản xuất các lymphokin 49. Lymphokin là tên gọi chung của nhiều yếu tố hoà tan, có đặc điểm: B. Bản chất là kháng thể D. Có khả năng kết hợp kháng nguyên dẫn đến loại bỏ kháng nguyên E. Cả 4 lựa chọn trên đều đúng A. Do lympho bào B sản xuất ra khi phản ứng với kháng nguyên C. Có khả năng ảnh hưởng lên các tế bào miễn dịch 50. Trong một đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào: D. Lympho bào Tc không nhất thiết phải được hoạt hoá bởi lymphokin mới có khả năng gây độc tế bào đích B. Lympho bào Tc nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích trong sự giới hạn của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I E. Lympho bào Tc có khả năng gây độc trực tiếp tế bào đích không cần sự tác động của lymphokin C. Lympho bào Tc nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích trong sự giới hạn của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II và với sự hỗ trợ của kháng thể đặc hiệu với quyết định kháng nguyên A. Không cần có quá trình nhận diện quyết kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích; lympho bào Tc có khả năng gây độc trực tiếp tế bào đích 51. Test tuberculin được tiến hành nhằm mục đích: A. Chẩn đoán xác định một bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn lao hay không E. Cả 4 lựa chọn trên đều sai C. Xác định xem bệnh nhân có kháng thể chống vi khuẩn lao trong huyết thanh hay không D. Xác định khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào và tình trạng mẫn cảm với vi khuẩn lao của bệnh nhân B. Chẩn đoán xác định một bệnh nhân có mắc bệnh lao hay không Time's up # Tổng Hợp# Y Học Cơ sở