Ôn tập theo giáo trình – Đại cương về cơ thể sống và hằng tính nội môi (2024)FREEModule 3 Y Dược Thái Bình 1. Sắp xếp theo trình tự quá trình điều chỉnh thân nhiệt khi cơ thể sốt: (1) Hoạt hoá bộ phận đáp ứng. (2) Tích hợp tín hiệu. (3) Hoạt hoá điều hoà ngược dương tính. (4) Hoạt hoá bộ phận nhận cảm. (5) Giảm điểm chuẩn nhiệt độ. A. 2-4-3-1-5 D. 4-2-1-3-5 B. 5-3-2-4-1 C. 4-3-1-5-2 2. Về đặc điểm thay cũ đổi mới của sự sống: D. Dị hoá là một quá trình thu nhận vật chất, chuyển hoá vật chất A. Gồm có hai hiện tượng tương đồng nhau C. Đồng hoá là một quá trình phân giải vật chất thành CO2 và H2O B. Khi ngừng chuyển hoá sẽ ngừng sự sống 3. Câu nào sau đây sai? D. Khi sổ thai thì cơn co tử cung đủ mạnh để đẩy thai nhi ra khỏi cổ tử cung, sự căng của cổ tử cung truyền tín hiệu đến thân tử cung và làm cho cơ tử cung càng co bóp mạnh hơn C. Khi thành mạch bị vỡ, máu chảy ra ngoài, ngay lúc đó mạch co lại có tác dụng làm giảm chảy máu đồng thời tạo điều kiện để hình thành nút tiểu cầu B. Một người do chấn thương đột ngột mất khoảng 2 lít máu làm khối lượng máu trong cơ thể giảm, không đủ máu để tim làm việc có hiệu quả làm cho áp suất động mạch tăng A. Nếu nồng độ hormone thyroxin ở tuyến giáp tăng cao, nó sẽ tác động ngược trở lại vùng dưới đồi và tuyến yên để điều chỉnh nồng độ hormone giải phóng của vùng dưới đồi đồng thời giảm hormon kích thích của tuyến yên do đó làm cho hormone tuyến giáp trở về bình thường 4. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện là sự: B. Hình thành đường liên lạc tạm thời A. Biệt hoá tự nhiên của hệ thần kinh D. Tiến hoá từ loài vượn thành người C. Thay đổi chức năng của vỏ não 5. Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng gồm các thành phần, NGOẠI TRỪ: D. Dịch nội bào B. Dịch kẽ C. Dịch não tuỷ A. Dịch bạch huyết 6. Chất nào sau đây giữ vai trò quyết định trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện? D. Men ribonuclease A. DNA C. RNA B. ATP 7. Nội môi được định nghĩa: A. Là dịch nội bào C. Chứa nhiều chất dinh dưỡng và 1 lượng lớn ion Na⁺, Cl⁻, PO₄²⁻ B. Chiếm khoảng 1/3 tổng lượng dịch của cơ thể D. Tất cả đều đúng 8. Theo Claude Bernard, ở cơ thể trưởng thành có bao nhiêu % trọng lượng là dịch? A. 56% B. 65% C. 70% D. 50% 9. Khi truyền 500ml NaCl 0,9% vào tĩnh mạch thì sẽ có hiện tượng: D. Đẩy nước từ lòng mạch ra dịch kẽ rồi vào tế bào C. Tất cả đều đúng B. Kéo nước từ trong tế bào vào lòng mạch A. Tăng thể tích máu 10. Hầu hết các hệ điều khiển của cơ thể đều hoạt động theo kiểu điều hoà ngược dương tính. B. Sai A. Đúng 11. Hormon đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế điều hoà thể dịch. A. Đúng B. Sai 12. Nói về đặc điểm của sự sống: A. Ngưỡng kích thích là cường độ tối đa tạo ra đáp ứng với mỗi tác nhân kích thích D. Tất cả đều đúng B. Ngưỡng kích thích là khác nhau đối với từng cơ thể nhưng giống nhau ở tất cả các loại tế bào C. Hoạt động chuyển hoá cơ bản xảy ra ở trong tế bào 13. Hệ thống cơ thuộc: D. (1), (2) đều đúng B. Hệ thống tiếp nhận tiêu hoá và chuyển hoá (2) A. Hệ thống bao bọc, chống đỡ, vận chuyển (1) C. Hệ thống bài tiết (3) 14. Ion Mg⁺⁺ có tác dụng nào sau đây? D. Rối loạn nồng độ ion này sẽ làm mất tính ổn định của nội môi và dẫn đến rối loạn hoạt động của các tế bào C. Khi thay đổi nồng độ của ion này sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của một số hormone và chất truyền đạt thần kinh B. Dẫn truyền xung động thần kinh trong sợi thần kinh và qua synap A. Tạo điện thế màng tế bào 15. Đặc điểm của hormone: B. Giới hạn tác dụng rất rộng C. Sự thay đổi nhỏ về nồng độ cũng có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của cơ thể A. Tác dụng với một nồng độ rất cao D. Tác dụng với một nồng độ rất cao và giới hạn rất hẹp 16. Trường hợp tăng thông khí phổi khi nồng độ CO₂ trong dịch ngoại bào tăng là ví dụ về: B. Điều hoà chức năng trao đổi khí C. Điều hoà ngược âm tính D. Điều hoà ngược dương tính A. Điều hoà chức năng thông khí phổi 17. Đặc điểm nào sau đây không phải của phản xạ có điều kiện? D. Không phụ thuộc vào tính chất và tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ A. Được thành lập trong đời sống, sau quá trong luyện tập C. Trung tâm ở vỏ não B. Cung phản xạ cố định 18. Trường hợp giảm nhịp tim khi tăng huyết áp là ví dụ về: A. Điều hoà hoạt động giữa tim và hệ mạch máu C. Điều hoà hoạt động giữa hệ thần kinh và mạch máu D. Điều hoà ngược âm tính B. Điều hoà hoạt động giữa tim và hệ thần kinh 19. Tình huống nào sau đây không phải là của phản xạ có điều kiện? D. Tiết nước bọt khi nghe kể về một loại trái cây chua A. Chó vẫy đuôi mừng chủ B. Chó sủa người lạ C. Thú biểu diễn xiếc 20. Về đặc điểm chịu kích thích của sự sống, khả năng chịu kích thích có thể biểu hiện ở mức độ nào? D. Tất cả đều đúng C. Toàn cơ thể B. Mức cơ quan A. Mức tế bào 21. Cung phản xạ: (1) Gồm 5 bộ phận. (2) Đường truyền vào thường là dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh tự chủ. (3) Bộ phận đáp ứng thường là cơ hoặc xương. Chọn ý đúng: A. Chỉ (1) đúng B. (1), (2) đúng C. (2), (3) đúng D. (1), (3) đúng 22. Điều hoà ngược âm tính: B. Hiệu suất đạt 100% A. Ổn định nội môi D. Tất cả đều đúng C. Hiệu suất của hệ điều khiển áp suất thường cao hơn hệ điều khiển nhiệt độ 23. Hằng tính nội môi được thực hiện nhờ: A. Hệ thống tiếp nhận, tiêu hoá và chuyển hoá B. Hệ thống vận chuyển C. Tất cả đều đúng D. Hệ thống bài tiết 24. Hằng tính nội môi được thực hiện nhờ: B. Hệ thống vận chuyển C. Hệ thống bài tiết A. Hệ thống tiếp nhận, tiêu hoá và chuyển hoá D. Cả 3 đáp án trên đều đúng 25. Friedrich Engels đã định nghĩa sự sống là: B. Sống là một hình thức vận động của vật chất biểu hiện sự vận động của gen theo mật mã di truyền D. Sống là lượng tử A. Sống là phương thức tồn tại của thể albumin và phương thức tồn tại này chủ yếu là ở chỗ các nhân tố hoá học của những vật thể ấy tự nó luôn luôn đổi mới C. Sống là một quá trình hãm một điện tử làm cho nó chạy chậm lại 26. Điều hoà ngược dương tính có đặc điểm nào sau đây? D. Khi một yếu tố tăng hoặc hoạt động của một cơ quan nào đó tăng, một loạt các phản ứng xảy ra làm tăng nồng độ của yếu tố đó hoặc tăng hoạt động chức năng của cơ quan đó và ngược lại B. Là kiểu điều hoà có tác dụng làm tăng nồng độ một chất hoặc hoạt động của một cơ quan C. Một yếu tố nào đó quá tăng hoặc quá giảm nồng độ hoặc hoạt động thì hệ thống điều khiển sẽ được khởi động và hoạt động theo cơ chế điều hoà ngược dương tính A. Hầu hết các hệ điều khiển của cơ thể đều hoạt động theo cơ chế điều hoà ngược dương tính 27. Điều hoà ngược âm tính là kiểu điều hoà từ tuyến đích đến tuyến chỉ huy nhằm: C. Điều chỉnh nồng độ hormon tuyến chỉ huy ở mức thích hợp mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích thay đổi D. Điều chỉnh nồng độ hormon tuyến đích trở về mức bình thường mỗi khi nồng độ của nó thay đổi A. Tăng nồng độ hormon tuyến chỉ huy mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích giảm B. Giảm nồng độ hormon tuyến chỉ huy mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích tăng 28. Về đặc điểm sinh sản giống mình: A. Sinh sản giống mình là phương thức tồn tại của nòi giống D. Vừa là biểu hiện của sự sống, vừa là điều kiện tồn tại của sự sống C. Giải phóng năng lượng dưới dạng có thể sử dụng được B. Quá trình thu nhận vật chất, chuyển hoá vật chất đó thành những chất dinh dưỡng 29. Hormon chỉ được bài tiết từ các tuyến nội tiết. B. Sai A. Đúng 30. Đặc điểm của sự sống, NGOẠI TRỪ: B. Đặc điểm chịu ức chế D. Đặc điểm sinh sản giống mình A. Đặc điểm thay cũ đổi mới C. Đặc điểm chịu kích thích 31. Nói về đặc điểm của sự sống: A. Ngưỡng kích thích là cường độ tối đa tạo ra đáp ứng với mỗi tác nhân kích thích C. Hoạt động chuyển hoá cơ bản xảy ra ở trong tế bào B. Ngưỡng kích thích là khác nhau đối với từng cơ thể nhưng giống nhau ở tất cả các loại tế bào D. Tất cả đều đúng 32. Khi mất máu thì cơ thể có thể xảy ra điều hoà ngược âm tính hoặc dương tính. B. Sai A. Đúng 33. Sơ đồ sau đây là ví dụ cho cơ chế điều hòa nào? D. Điều hoà hoạt động giữa hệ nội tiết và thần kinh C. Điều hoà hoạt động giữa hệ thần kinh và cơ quan A. Điều hoà ngược âm tính B. Điều hoà ngược dương tính 34. Quá trình dị hoá là: A. Quá trình giải phóng năng lượng C. Quá trình biến đổi glucid, lipid, protid thức ăn thành acid amin, acid béo, monosaccharide B. Quá trình thoái hoá các chất glucid, lipid, protid thành các sản phẩm trung gian, các chất này được thải ra ngoài D. Tất cả đều đúng 35. Để xây dựng phản xạ có điều kiện, kích thích có điều kiện cần phải: D. Gây một hưng phấn mạnh A. Đơn giản và củng cố nhiều lần B. Đi sau kích thích không điều kiện một thời gian ngắn C. Thích hợp với đáp ứng của một phản xạ 36. Hệ thống nào là chặng cuối cùng trong quá trình tạo hằng tính nội môi? A. Hệ thống bài tiết các sản phẩm chuyển hoá C. Hệ thống tiếp nhận, tiêu hoá và chuyển hoá chất dinh dưỡng D. Tất cả đều sai B. Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng 37. Đặc điểm nào sau đây không phải của phản xạ có điều kiện? A. Được thành lập trong đời sống, sau quá trong luyện tập B. Cung phản xạ cố định D. Không phụ thuộc vào tính chất và tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ C. Trung tâm ở vỏ não 38. Phản xạ có điều kiện sẽ mất đi nếu: D. Hoạt hoá đường mòn dấu vết C. Kích thích có điều kiện xuất hiện B. Kích thích không điều kiện xuất hiện A. Không được củng cố 39. Ion Fe⁺⁺ có tác dụng nào sau đây? A. Tham gia vào cơ chế tạo điện thế hoạt động D. Tất cả đều đúng B. Tham gia cấu tạo hemoglobin C. Tham gia vào cơ chế đông máu 40. Cơ chế điều chỉnh huyết áp động mạch tăng là: B. Co mạch D. Tăng sức co bóp của tim A. Giảm nhịp tim C. Tim đập nhanh 41. Hầu hết các hệ điều khiển của cơ thể điều hoạt động theo kiểu điều hoà nào? A. Điều hoà ngược dương tính C. Điều hoà ngược dương tính và âm tính D. Tất cả đều sai B. Điều hoà ngược âm tính 42. Ion Ca⁺⁺ có tác dụng nào sau đây? B. Tham gia vào cơ chế đông máu (2) A. Tạo điện thế màng, điện thế hoạt động (1) D. (1), (2) đều đúng C. Tham gia vào cơ chế miễn dịch (3) 43. Hệ tiêu hoá thuộc: (1) Hệ thống tiếp nhận, tiêu hoá và chuyển hoá. (2) Hệ thống vận chuyển. (3) Hệ thống bài tiết. Chọn ý đúng: B. (2), (3) đúng A. (1), (2) đúng D. (1), (2), (3) đúng C. (1), (3) đúng 44. Đơn vị cấu trúc đồng thời là đơn vị chức năng của mọi sinh vật cũng như con người: A. Não C. Phân tử D. Tất cả đều đúng B. Tế bào 45. Trong phản xạ có điều kiện tiết nước bọt do ánh sáng đèn, trung tâm có điều kiện cao cấp nằm ở nơi nào sau đây? C. Thùy liên hợp B. Thùy đỉnh A. Thùy trán D. Thùy chẩm 46. Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger đã định nghĩa sự sống là: B. Sống là một hình thức vận động của vật chất biểu hiện sự vận động của gen theo mật mã di truyền C. Sống là một quá trình hãm một điện tử làm cho nó chạy chậm lại D. Sống là lượng tử A. Sống là phương thức tồn tại của thể albumin và phương thức tồn tại này chủ yếu là ở chỗ các nhân tố hoá học của những vật thể ấy tự nó luôn luôn đổi mới 47. Câu nào không đúng khi nói về các điều kiện cơ bản để thành lập phản xạ có điều kiện? B. Kích thích có điều kiện phải đi trước kích thích không điều kiện vài giây C. Bộ não và bộ phận nhận cảm lành mạnh D. Không có yếu tố cản trở trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện A. Kích thích không điều kiện phải đi trước kích thích có điều kiện vài giây 48. Một cung phản xạ có mấy thành phần cơ bản? B. 4 thành phần A. 3 thành phần D. 6 thành phần C. 5 thành phần 49. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về nội môi là ai? A. Claude Bernard B. Friedrich Engels C. Szent-Györgyi de Nagyrápolt D. Erwin Rudolf Josef Alexander Schrödinger 50. Đặc điểm chịu kích thích của sự sống: B. Là điều kiện tồn tại của sự sống C. Vừa là biểu hiện của sự sống, vừa là điều kiện tồn tại của sự sống A. Ngưỡng kích thích sẽ không thay đổi theo đặc điểm của tế bào hay cơ quan D. Khả năng chịu kích thích chỉ biểu hiện ở mức độ tế bào 51. Mục đích điều hoà ngược âm tính: C. Duy trì sự ổn định nội môi A. Điều hoà hoạt động các mô của cơ thể B. Điều hoà nồng độ các chất trong dịch ngoại bào D. Duy trì nhiệt độ hằng định cho sự ổn định các chức năng cơ thể 52. Thành phần trong cung phản xạ giúp tiếp nhận và xử lý thông tin từ đường truyền hướng tâm về: B. Trung tâm cảm giác A. Bộ phận nhận cảm D. Bộ phận đáp ứng C. Trung tâm vận động 53. Chọn phát biểu sai về các loại phản xạ có điều kiện (PXCĐK)? B. PXCĐK cảm thụ ngoài: kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ ngoài D. PXCĐK do tác nhân dược lý: tác dụng thuốc là kích thích có điều kiện C. PXCĐK do tác nhân thời gian: thời gian là kích thích có điều kiện A. PXCĐK tự nhiên: dễ thành lập, bền vững, thường tồn tại suốt đời và có tính chất loài 54. Hằng tính nội môi được thực hiện nhờ bao nhiêu hệ thống? A. 2 D. 5 C. 4 B. 3 55. Ví dụ về điều hoà ngược dương tính: D. Điều hoà nồng độ Calci máu C. Sổ thai B. Điều hoà nồng độ glucose máu A. Điều nhiệt Time's up # Tổng Hợp# Đề Thi