Ôn tập cuối kỳ 2020FREEModule Huyết học Y Dược Thái Bình 1. Đường đụng chạm đóng vai trò thứ yếu trong quá trình sau: A. Chống đông B. Dòng thác đông máu D. Hỗ trợ viêm C. Tan sợi huyết 2. Men prothrombinase ngoại sinh gồm những yếu tố nào? C. Yếu tố III, I B. Yếu tố I, II D. Yếu tố I, VII A. Yếu tố III, VII 3. Sắt dự trữ ở dạng nào? C. A, B đúng D. A, B sai B. Hemosiderin A. Oligomer 4. Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh lơ xê mi cấp là: A. Luôn giảm thấp, có thể gặp tế bào non ác tính C. Luôn bình thường, có thể gặp tế bào non ác tính B. Luôn tăng cao, có thể gặp tế bào non ác tính D. Tăng cao, có thể giảm thấp hoặc bình thường, có gặp tế bào non ác tính 5. Sắt dư thừa dự trữ trong gan dưới dạng nào? D. Transferrin A. Hemosiderin B. Hepcidin C. Apoferritin 6. Đặc điểm nào sau đây của bạch cầu đa nhân trung tính khác với đại thực bào: D. Di chuyển đến mô khi bị viêm, bình thường ở máu ngoại biên B. Phóng thích các enzyme gây độc tế bào C. Sản xuất các gốc oxy hóa (ROS) A. Khả năng thực bào mạnh 7. Nguyên tắc an toàn về truyền máu: A. Không có nguy cơ chống protein huyết thanh D. Tất cả câu trên đều đúng C. Không có nguy cơ lây lan bệnh B. Không có nguy cơ miễn dịch chống kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu 8. 1 người: APTT kéo dài, PT kéo dài. Cần xét nghiệm chức năng cơ quan nào? D. Dạ dày B. Gan C. Thận A. Mật 9. Beta thalassemia nào không phát hiện qua điện di hemoglobin: B. Thể trung bình A. Thể nặng D. Cả ba thể bệnh trên đều phát hiện trên điện di C. Thể nhẹ 10. Tế bào bạch cầu ưa kiềm được hoạt hoá khi: B. Có kháng thể IgE gắn lên các thụ thể FcɛRI rải rác trên bề mặt tế bào C. Có một tác nhân tạo liên kết bắt cầu của hai thụ thể FcɛRI trên bề mặt tế bào D. Tất cả đều đúng A. Có kháng thể IgE gắn lên ít nhất một thụ thể FcɛRI trên bề mặt tế bào 11. Tiêu chuẩn quyết định để chẩn đoán bệnh lơ xê mi cấp là: C. Tỉ lệ tế bào blast chiếm không quá 30% tế bào có nhân trong tủy D. Tỉ lệ tế bào blast chiếm ít nhất 30% bạch cầu ở máu A. Tỉ lệ tế bào blast chiếm ít nhất 30% tế bào có nhân trong tủy B. Tỉ lệ tế bào blast chiếm không quá 30% bạch cầu ở máu 12. Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh lơ xê mi cấp là: D. Luôn bình thường, có thể gặp tế bào non ác tính C. Luôn giảm thấp, có thể gặp tế bào non ác tính A. Luôn tăng cao, có thể gặp tế bào non ác tính B. Thường tăng cao, có thể giảm thấp hoặc bình thường, có gặp tế bào non ác tính 13. Khoảng trống bạch cầu dùng để phân biệt bạch cầu kinh dựa vào điểm sau: C. Có bạch cầu non và tất cả các giai đoạn của bạch cầu trưởng thành A. Có bạch cầu non không có bạch cầu trung gian B. Có bạch cầu non và có bạch cầu trung gian D. Không có bạch cầu non và có các giai đoạn của bạch cầu trưởng thành 14. Tế bào bạch cầu nào sau đây được biệt hoá từ tế bào gốc dòng lympho: D. Đại thực bào B. Bạch cầu đơn nhân A. Bạch cầu đa nhân trung tính C. Tương bào 15. Kích thước tế bào non ác tính trong bệnh lơ xê mi cấp dòng lymphô thể L1 là: A. Tế bào lớn, không đồng đều C. Tế bào lớn, đồng đều B. Tế bào nhỏ, đồng đều D. Tế bào nhỏ, không đồng đều 16. Bệnh lơ xê mi cấp đặc trưng bởi: D. Sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào ác tính C. Sự rối loạn chức năng của tế bào ác tính B. Sự rối loạn biệt hóa của tế bào ác tính A. Sự rối loạn hình thái của các tế bào ác tính 17. Sắt dự trữ ở cơ quan nào? D. Tất cả đúng B. Lách A. Gan C. Tuỷ xương 18. Các yếu tố đông máu tham gia đường ngoại sinh: C. VII, VIII, IX, X D. X, VII, II B. XII, XI, IX, VIII A. Yếu tố mô, VII 19. Vị trí thứ 26 của chuỗi beta globin bị thay thế bằng Lysin, bất thường này được xếp vào loại nào sau đây? C. Không ảnh hưởng đến hemoglobin B. Bệnh beta thalassemia D. Bệnh cấu trúc hemoglobin A. Bệnh alpha thalassemia 20. Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ albumin và lipoprotein C. Nồng độ NaCl và calcium D. Nồng độ NaCl và protein hòa tan B. Nồng độ Cr và calcium 21. Phát biểu sai: D. ADP làm gia tăng bám dính B. Da bị thương làm lộ lớp collagen A. Tiểu cầu khởi phát quá trình đông máu C. Tiểu cầu bám vào lớp collagen 22. Thiếu máu đẳng sắc đẳng bào có thể gặp trong bệnh lý: C. Thalassemia B. Thiếu máu thiếu sắc D. Thiếu máu do xuất huyết A. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 23. Thrombin ức chế tiêu sợi huyết bằng cách: A. Kích hoạt TAFI C. PAI - 1 D. PAI – 2 B. Alpha2 – antiplasmin 24. Chọn câu sai về đặc điểm của hồng cầu: C. Màng bán thấm xác định sức bền hồng cầu B. Bào tương nhiều bào quan, không nhân A. Hình dĩa lõm 2 mặt nên tăng diện tích tiếp xúc D. Hồng cầu trong bào tương có khả năng vận chuyển O2 25. Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt: C. Tiểu đêm D. Béo khu trú A. Teo niêm mạc và gai lưỡi B. Phù 2 chi dưới 26. Chọn câu SAI khi nói về chất ức chế tiêu sợi huyết? A. TAFI không cho Plasminogen gắn với Fibrin và cản trở sự tạo Plasminogen D. PAI – 1 và PAI – 2 gắn vào tPA làm ức chế hoạt động của tPA và ức chế tạo Plasmin C. Alpha 2 – antiplasmin gắn vào plasmid tự do và được hệ thực bào monocyte loại bỏ B. Cần số lượng lớn Thrombin mới kích hoạt được TAFI 27. Có bao nhiêu yếu tố đông máu: B. 10 D. 12 C. 11 A. 9 28. Cơ chế của thiếu máu trong bệnh huyết sắc tố? D. Kháng thể gây huỷ hoại hồng cầu B. Hemoglobin bất thường A. Khiếm khuyết màng hồng cầu C. Rối loạn men bẩm sinh 29. Khoảng bao nhiêu lượng sắt trong cơ thể chứa trong Hemoglobin? D. 1/2 A. 1/3 B. 2/3 C. 3/4 30. Yếu tố nào sau đây không tham gia chính vào quá trình đông cầm máu: C. Tiểu cầu B. Tế bào nội mô A. Thành mạch D. Các yếu tố đông máu 31. Đại thực bào được biệt hoá từ tế bào nào: D. Bạch cầu đơn nhân (monocyte) B. Tiền tủy bào (promyelocyte) A. Nguyên tủy bào (myeloblast) C. Tủy bào (myelocyte) 32. Nhận định đúng về nhóm máu Rhesus âm tính: D. Là yếu tố cuối cùng liên quan đến hình thành cục máu đông A. Có thể có kháng thể anti-D trong máu B. Thiếu yếu tố đông máu VIII C. Màng hồng cầu có kháng nguyên D 33. Vai trò của nội mô mạch máu: B. Tiết ra serotonin C. Tiết ra thromboxan A2 D. Tiết ra nitric oxit A. Tiết ra ADP 34. Trong điều trị bạch cầu cấp, nếu bệnh nhân suy gan thì người ta chống chỉ định sử dụng thuốc sau: A. Prednisolone B. 6 - MP C. Asparaginase D. Cytosine arabinoside 35. 1 người: PT kéo dài, APTT bình thường. Nguyên nhân có thể: A. Thuốc kháng vitamin K D. Tất cả đều đúng C. Hiện tượng tăng đông B. Thiếu hụt yếu tố XIII 36. Một bệnh nhân xét nghiệm thấy yếu tố đông máu X bị giảm, kết luận nào đúng: C. aPTT kéo dài, PT kéo dài A. aPTT kéo dài, PT bình thường D. aPTT bình thường, PT bình thường B. aPTT bình thường, PT kéo dài 37. Các yếu tố đông máu được vitamin K hoạt hóa: D. II, VII, IX, XIII C. II, VII, IX, XII B. II, VII, IX, XI A. II, VII, IX, X 38. Bạch cầu cấp trẻ em là bệnh ung thư nước lan tràn nhanh, thời gian phân đôi ngắn do đó phải dùng đa hóa học điều trị, tuy vậy khi điều trị tấn công dễ bị biến chứng: B. Suy gan C. Suy thận D. Suy đa phủ tạng A. Suy tuỷ 39. Lượng sắt trong cơ thể mất đi qua: B. Nước tiểu C. Mồ hôi A. Phân D. Tất cả đều đúng 40. Các phân loại thiếu máu nào sau đây dựa vào cơ chế bệnh sinh, NGOẠI TRỪ: C. Thiếu máu tán huyết A. Thiếu máu do mất máu cấp D. Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc B. Thiếu máu do mất máu mạn 41. Hb ở người trưởng thành là? A. HbA B. HbF D. HbS C. HbE 42. Yếu tố III của tiểu cầu: B. Giai đoạn đông cầm máu sơ khởi D. Giai đoạn khuếch đại đông máu C. Giai đoạn đông máu huyết tương A. Hình thành nút chặn tiểu cầu 43. Thiếu yếu tố XIII: B. Cục máu dễ vỡ C. PT kéo dài, tăng đông D. APTT kéo dài A. Thời gian chảy máu dài 44. Tế bào bạch cầu nào sau đây có nhiều khả năng tiếp xúc đầu tiên với tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể: A. Bạch cầu đa nhân trung tính B. Đại thực bào D. Bạch cầu ưa acid C. Bạch cầu ưa kiềm 45. Hiện tượng chuỗi tiền hồng cầu gặp trong bệnh lý nào sau đây: C. Bệnh suy tủy D. Bệnh Hemophilia B. Bệnh Thalassemia A. Bệnh lý tự miễn dịch 46. Bản chất của kháng thể tự nhiên anti-A, anti-B: A. IgA D. IgE C. IgG B. IgM 47. Đường đụng chạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sau, NGOẠI TRỪ: C. Tan sợi huyết D. Hỗ trợ viêm A. Chống đông B. Dòng thác đông máu 48. Chọn kháng nguyên và/hay kháng thể phù hợp nhất với nhóm máu Rh+: C. Kháng nguyên Rh B. Kháng nguyên B và kháng thể anti-A D. Kháng thể anti-A và anti-B A. Kháng nguyên A và kháng thể anti-B 49. Điều trị thiếu máu tan máu do yếu tố Rh: D. Cho trẻ bú sữa mẹ bình thường C. Sử dụng máu để thay không nhất thiết phải cùng nhóm hệ ABO và hệ Rh (+) A. Thay máu vào 3 giờ đầu thường có kết quả tốt, thay máu vào 6 giờ đầu vẫn còn tốt, nếu thay máu muộn khi đã có triệu chứng nhiễm độc thần kinh thì điều trị không có kết quả B. Lượng máu dùng để thay máu khoảng 100ml - 200ml 50. Hồng cầu ở người trưởng thành được sản xuất chủ yếu tại đâu? D. Xương đùi B. Phổi A. Gan C. Thận 51. Đặc điểm thiếu máu trong bệnh lơ xê mi cấp là: A. Thiếu máu bình sắc, hồng cầu lưới giảm D. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu lưới tăng B. Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu lưới giảm C. Thiếu máu bình sắc, hồng cầu lưới tăng 52. Chọn câu đúng: C. Trong điều trị thiếu máu tan máu miễn dịch kháng thể nóng dùng corticoid liệu pháp và cắt bỏ lách có hiệu quả hơn trong thiếu máu tan máu miễn dịch kháng thể lạnh D. Tất cả đều đúng A. Thiếu máu tan máu miễn dịch có liên quan đến nhiều lĩnh vực tế bào, miễn dịch, sinh hoá,... B. Bệnh lý thiếu máu tan máu miễn dịch rất phức tạp vì gặp nhiều nguyên nhân bệnh gây nên nó 53. Hồng cầu ở người trưởng thành được sản xuất chủ yếu từ nơi nào sau đây? D. Xương sườn C. Xương chậu A. Gan B. Hạch 54. Chất nào sau đây không thuộc nhóm ức chế đông máu huyết tương? C. Thrombin A. Antithrombin III (AT III) D. Heparin B. Vitamin K 55. Bệnh nào sau đây gây tan máu nguyên nhân tại hồng cầu: A. Bệnh hồng cầu hình liềm (HbS) B. Bị nhiễm kí sinh trùng sốt rét C. Do rắn cắn D. Tất cả sai 56. Trong cơ thể có 12 yếu tố đông máu bao gồm: D. I, II, III, IV, V, VI, VII, IX, X, XI, XII, XIII C. I, II, III, IV, V, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII B. I, II, III, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII A. I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII 57. Protein vận chuyển sắt trong cơ thể: B. Apoferritin C. Transferrin A. β1 - globulin D. Apoprotein 58. Khi thành mạch bị tổn thương thì giai đoạn đông máu nào bất thường: B. Đông máu huyết tương C. Khuếch đại đông máu D. Phát động đông máu A. Cầm máu sơ khởi 59. Khi xét nghiệm các yếu tố đông máu thấy PT kéo dài, bệnh nhân có thể bị thiếu các yếu tố đông máu nào? D. VII, III C. XII, X, IX, VIII, III B. II, XI, IX, VIII A. VII, X, VIII, I 60. Chọn câu sai: A. Sắt có mất đi qua phân, nước tiểu C. Sắt mất đi qua tế bào biểu mô bong ra B. Sắt không mất đi qua mồ hôi D. Nhu cầu sắt tăng ở phụ nữ có thai 61. Chọn câu đúng về nhóm máu O Bombay: B. Huyết thanh không chứa kháng thể anti-A, anti-B A. Ngưng kết với kháng thể anti-A, anti-B C. Không nhận được máu toàn phần của người O+ D. Khi truyền máu, nhận được máu toàn phần của O- 62. Vitamin nào tham gia vào quá trình hấp thu sắt: D. Vitamin B1 B. Vitamin E C. Vitamin D A. Vitamin C 63. Bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn: B. Bản chất kháng thể chủ yếu là IgD hoặc IgM D. A và B đúng C. Coombs test trực tiếp, gián tiếp (-) A. Cơ thể xuất hiện kháng thể chống hồng cầu bản thân 64. Nồng độ Hematocrit nằm trong giới hạn nào? C. 39 - 42% A. 10 - 15% D. 75 - 87% B. 23 - 45% 65. Bệnh Hemophilia A là do: B. Vi nấm A. Di truyền D. Vi trùng C. Virus 66. Người bình thường hồng cầu có cấu trúc như thế nào? B. HbF (α2γ2) C. HbA (α2β2) D. HbF (α1β1) A. HbA (α1β1) 67. Khi hemoglobin bị phân hủy, sắt sẽ: A. Phần nhỏ sẽ đi vào huyết tương C. Phần lớn được dự trữ một số mô cơ quan như gan, tim, tuyến nội tiết B. Phần lớn được dự trữ trong các đại thực bào dưới dạng ferritin. D. Đi vào mật và thải theo phân ra ngoài 68. Vitamin K cần thiết cho quá trình tổng hợp yếu tố đông máu nào? B. Prothrombin C. Tất cả các yếu tố gây đông máu A. Fibrinogen D. Yếu tố Hageman 69. Cơ thể thiếu sắt trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nào? C. Quá trình tổng hợp ARN B. Quá trình tổng hợp ADN D. Quá trình tổng hợp Ribosom A. Quá trình tổng hợp Hemoglobin 70. Loại bạch cầu nào sau đây chủ yếu định cư tại các mô ngoại biên của cơ thể: B. Bạch cầu lympho D. Bạch cầu ưa acid C. Bạch cầu đa nhân trung tính A. Đại thực bào 71. Bệnh lý thalassemia là nhóm bệnh hemoglobin di truyền do? D. Dư 1 chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin B. Thiếu hụt một hay nhiều chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin và thay đổi cấu trúc chuỗi A. Thiếu hụt một hay nhiều chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin mà không thay đổi cấu trúc chuỗi C. Thiếu 1 chuỗi polypeptide trong globin của hemoglobin 72. Yếu tố đông máu nào sau đây thuộc đường nội sinh? A. I, II D. VIII, IX C. VII B. IV, V 73. Hiện tượng co cục máu có tác dụng nào sau đây? C. Ngăn chặn sự chảy máu D. Ngăn chặn sự hình thành khối huyết A. Làm tăng sự co thắt mạch máu B. Làm vết thương mau lành 74. Các thuốc ức chế đông máu huyết tương, NGOẠI TRỪ: D. Heparin B. Vitamin K C. Warfarin A. Rivaroxaban 75. Lượng sắt dự trữ có trong các men của tế bào giảm khi nào? D. Không có sắt trong men của tế bào C. Không bao giờ giảm A. Giảm ngay khi thiếu sắt B. Giảm khi thiếu sắt nặng 76. Hiện tượng co mạch sau tổn thương mạch máu nhằm mục đích: D. Làm cho tiểu cầu tiết ADP C. Làm cho tiểu cầu hoạt hoá B. Giảm lượng máu chảy A. Tạm thời cầm máu 77. Theo tiếng Hy Lạp thalassemia nghĩa là gì? C. Bệnh máu sắt A. Bệnh máu vùng biển B. Bệnh máu đại dương D. Bệnh máu khuyết 78. Chỉ tiêu cho phép đánh giá kích thước hồng cầu: D. MCH C. MCV B. RBC A. Hematocrit 79. Yếu tố nào tham gia vào quá trình khuếch đại đông máu: D. IIa C. Xa A. Yếu tố mô B. XIIa 80. Tế bào nào sau đây không được biệt hoá từ tế bào gốc dòng tủy (HSC): D. Bạch cầu lympho C. Bạch cầu ưa kiềm B. Bạch cầu ưa acid A. Bạch cầu đa nhân trung tính 81. Khả năng và tốc độ co cục máu KHÔNG phụ thuộc vào yếu tố nào? D. Men retractozyme C. Lượng prothrombin B. Lượng fibrinogen A. Chất lượng tiểu cầu 82. Trước khi truyền máu phải thực hiện điều nào sau đây? B. Phân tích huyết đồ C. Sức bền của hồng cầu A. Chứng nghiệm phù hợp D. Tốc độ lắng của hồng cầu 83. Chất chống đông tự nhiên: B. Vitamin K C. Tiểu cầu D. Antithrombin III A. Yếu tố mô 84. Fe là thành phần quan trọng tổng hợp: A. Hemoglobin và bạch cầu D. Tất cả đều đúng C. Hemoglobin và myoglobin B. Myoglobin và tiểu cầu 85. Sắt được vận chuyển ở dạng? C. Hemosiderin A. Ferritin D. Albumin B. Transferrin 86. Máu ngoại vi trong lơ - xê - mi kinh dòng bạch cầu hạt thường có tăng bạch cầu gì? A. Tăng bạch cầu ưa acid D. Tăng bạch cầu mono B. Tăng bạch cầu ưa bazơ và ưa acid C. Tăng bạch cầu ưa bazơ 87. Sắt được hấp thu chủ yếu ở: D. Đại tràng B. Tá tràng A. Dạ dày C. Hồi tràng 88. Các yếu tố đông máu tham gia đường nội sinh: D. X, VII, II A. Yếu tố mô, VII, X, V, II C. VII, VIII, IX, X B. XII, XI, IX, VIII 89. Điều trị dự phòng cho hệ thần kinh trung ương để phòng các leucoblast vào màng não ta có thể thực hiện như sau, NGOẠI TRỪ: D. Kháng sinh nội tủy B. Bơm Hydrocortisone vào nước não tủy C. Bơm Cytosine - arabinoside vào nước não tủy A. Bơm Methotrexate vào nước não tủy 90. Trong xếp loại bệnh bạch cầu cấp theo phương pháp Anh - Mỹ (FAB), loại bạch cầu cấp thể tiền tủy bào được xếp vào loại: B. M2 A. M1 C. M3 D. M4 91. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hồng cầu? C. Nếu một người mang nhóm B thì cha của người đó có thể mang nhóm máu O B. Có khả năng tổng hợp erythropoietin A. Sắt được phóng thích từ các hồng cầu bị vỡ phần lớn sẽ được dự trữ lại D. Kháng nguyên nhóm máu là thành phần của màng hồng cầu 92. Tế bào gan không tổng hợp được các yếu tố đông máu nào sau đây? D. IV và XI C. IV và VIII A. IV và VI B. VI và VIII 93. Đặc điểm HbM: C. Ít gặp, không dễ bị oxy hóa, không gây hội chứng xanh tím A. Ít gặp, dễ bị oxy hóa, gây hội chứng xanh tím D. Hay gặp, không dễ bị oxy hóa, không gây hội chứng xanh tím B. Hay gặp, dễ bị oxy hóa, gây hội chứng xanh tím 94. Khi xét nghiệm các yếu tố đông máu thấy aPTT kéo dài, bệnh nhân có thể bị thiếu các yếu tố đông máu nào? D. VII, X, V, II, I B. XII, X, IX, VIII, III C. VII, III A. XII, XI, IX, VIII 95. Hậu quả của bất đồng miễn dịch trong truyền máu là: C. Tử vong B. Giảm tiểu cầu đồng miễn dịch D. Cả A, B, C đúng A. Thiếu máu tan máu đồng miễn dịch 96. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hb thiếu thành phần hem? D. Tất cả đúng A. Không gắn được với oxy C. Không phân chia được B. Không sinh sản được 97. Con số nào sau đây thể hiện số bạch cầu trong máu ở một người khoẻ mạnh bình thường: A. 1000.000.000/mm³ D. 10.000/mm³ B. 100.000/mm³ C. 50.000/mm³ 98. Chọn các đáp án đúng: 1. Thiếu máu thiếu sắt dễ gây mệt mỏi, kém ăn. 2. Người thiếu máu thiếu sắt dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. 3. Thường chỉ trẻ sơ sinh mới bị thiếu máu thiếu sắt. 4. Thiếu máu thiếu sắt có thể gây rối loạn tiêu hóa. D. 1 - 2 - 4 đúng C. 1 - 2 - 3 đúng B. 2 - 3 - 4 đúng A. 1 - 2 đúng 99. Chọn câu đúng: D. Nhu cầu sắt cơ thể không tăng ở trẻ em dậy thì A. Nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng cầu là 20 - 25mg B. Lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu ít được sử dụng từ quá trình phân hủy cầu già C. Cần 1,5 mg sắt/ngày để bù lại lượng sắt mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi, tế bào biểu mô bong ra 100. Bệnh nhân bị phong củ do nhiễm Mycobacterium leprae sẽ có những u hạt trên da. Trong các u hạt này có sự tăng sản xuất các loại cytokine như IL-2, INF-γ và TNF-β. Loại tế bào bạch cầu nào có vai trò sản xuất các cytokine nói trên tại các sang thương trong bệnh lý này? A. Lympho CD8 + D. Th2 C. Th1 B. Lympho CD4 + chưa biệt hoá Time's up # Đề Thi# Đại Học Y Dược Thái Bình