Test ngộ độc thực phẩm (LEC 33)FREEModule S2.7 Đại học Y Hà Nội 1. Biện pháp nào sau đây là không đúng khi đề phòng ngộ độc do clostridium botulinum: B. Đun sôi thức ăn khả nghi trước khi dùng C. Nhất thiết không được dùng thực phẩm đồ hộp A. Không sử dụng thức ăn nghi ngờ bị ôi thiu D. Thực phẩm đồ hộp có hiện tượng hộp phồng không được dùng 2. Biện pháp xử lý khi thức ăn nghi ngờ bị nhiễm salmonella: C. Để tủ lạnh B. Hâm nóng lại thức ăn D. Thêm gia vị để khử mùi A. Đun sôi lại thức ăn trong vài phút 3. Thời gian ủ bệnh của ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng thường là: B. Dài vài ngày C. 24 giờ A. Rất ngắn vài phút D. Ngắn 2- 6 giờ, trung bình 3 giờ 4. pH thuận lợi cho vi khuẩn phát triển là: D. 4-8 B. 4-7 A. 4-6 C. 4,6-7 5. Đun sôi thực phẩm trong 2 giờ là phương pháp chắc chắn nhất để: A. Diệt hết tụ cầu có trong thực phẩm D. Khử hết các độc tố của vi khuẩn trong thức ăn B. Khử độc tố ruột C. Đảm bảo cho thức ăn không bị nhiễm vi khuẩn 6. Loại nào sau đây gây ngộ độc thức ăn do vi sinh vật: D. Thực phẩm đồ hộp có hiện tượng hộp bị phồng C. Nấm độc và mốc lẫn vào thực phẩm B. Thức ăn có sẵn chất độc A. Thức ăn bị biến chất ôi thiu 7. Đặc điểm của ngộ độc thức ăn do Salmonella là một loại: B. Rối loạn tiêu hóa thông thường D. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn A. Nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella C. Ngộ độc mãn tính 8. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng được chế biến sẵn dùng làm thức ăn nguội nhưng bảo quản không đảm bảo vệ sinh rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và gây ra các vụ ngộ độc thức ăn, chủ yếu là do: D. E.coli C. Shigella B. Salmonella A. Staphylococcus aureus 9. Bào tử của Clostridium botulinum: C. Rất bền vững với nhiệt độ và nồng độ muối cao B. Bị bất hoạt với nồng độ muối cao D. Bền vững với các men tiêu hoá A. Rất bền vững với nhiệt độ 10. Ngộ độc thực phẩm được hiểu đó là một tình trạng bệnh lý xảy ra do: B. Ăn phải các thức ăn có chứa vi khuẩn gây bệnh C. Ăn phải các thức ăn đã bị biến chất ôi thiu D. Ăn hay uống phải các thức ăn bị ô nhiễm bởi kí sinh trùng gây bệnh A. Ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm bởi vi sinh vật hoặc các chất độc hại đối với sức khoẻ con người 11. Salmonella là loại trực khuẩn gram (-) có những đặc điểm sau, ngoại trừ: C. Không có khả năng sinh nha bào A. Có khả năng sống lâu ngoài cơ thể người và động vật D. Có nhiều trong phân người, động vật B. Không có khả năng sống lâu ngoài cơ thể người và động vật 12. Độc tố botulotoxin có tính chất: D. Dễ bị phá hủy bởi các men tiêu hóa C. Bền vững với nhiệt độ và men tiêu hóa B. Bền vững với men tiêu hóa A. Dễ bị nhiệt độ phá hủy và bền vững với men tiêu hóa 13. Khi thức ăn nghi ngờ bị nhiễm salmonella, tốt nhất nên: A. Đun sôi lại trước khi ăn D. Hâm nóng lại C. Bảo quản lạnh B. Loại bỏ không nên dùng 14. Những thực phẩm có các điều kiện thuận lợi cho salmonella phát triển và gây bệnh là: B. Thịt, cá ,trứng C. Bánh kẹo và các thức ăn đồ ngọt D. Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được chế biến sẵn dùng làm thức ăn nguội A. Sữa và các chế phẩm của sữa 15. Đề phòng ngộ độc thức ăn người tiêu dùng không nên làm điều này: C. Rau quả nên rửa sơ qua và ăn tươi để không bị mất vitamin C B. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong A. Chọn thực phẩm tươi sạch D. Đun kỹ lại thức ăn thừa của bữa trước khi dùng lại 16. Phân súc vật, phân của người bị bệnh phó thương hàn là nguồn chủ yếu nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm để gây ra các vụ ngộ độc thức ăn do: A. Staphylococcus aureus C. Shigella D. E.coli B. Salmonella 17. Clostridium botulinum không tồn tại lâu trong môi trường: B. Ruột cá D. Phân người C. Phân động vật A. Hiếu khí 18. Các vụ ngộ độc thức ăn do Salmonella chủ yếu do các vi khuẩn phó thương hàn, quan trọng nhất là typ: A. Salmonella Typhimurium C. Salmonella Enteritidis D. Cả Sal. Typhimurium, Cholera suis, Enteritidis B. Salmonella Cholera suis 19. Ăn sắn tươi có thể bị ngộ độc do có chứa: C. Glucozit B. Solanin D. Aldehyt A. Phaseolin 20. Để đề phòng ngộ độc thức ăn do salmonella, phương pháp phòng bệnh tích cực có hiệu quả nhất là: D. Thức ăn đã chế biến nên bảo quản lạnh A. Đun sôi thức ăn trước khi dùng C. Kiểm tra sức khoẻ của nhân viên chế biến thức ăn B. Bảo đảm thời hạn cất giữ thức ăn 21. Loại thực phẩm thực vật nào sau đây không chứa chất độc glucozit: C. Đậu kiếm B. Đậu tương A. Măng D. Khoai tây 22. Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là: A. Việc sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh B. Không dùng thực phẩm có chứa các chất gây độc hại cho người sử dụng C. Mọi biện pháp, mọi nỗ lực nhằm đảm bảo cho thực phẩm ăn vào không gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng D. Việc sử dụng thực phẩm tươi sạch không gây hại cho sức khoẻ 23. Trong các bệnh do ăn uống gây ra, bệnh nào chiếm tỷ lệ cao nhất: B. Bệnh béo phì C. Thiếu máu dinh dưỡng A. Bệnh suy dinh dưỡng D. Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn, nhiễm độc 24. Độc tố gây ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng là: B. Độc tố làm tan sợi huyết D. Độc tố ruột A. Ngoại độc tố C. Độc tố huỷ bạch cầu 25. Để chọn được thực phẩm đồ hộp đảm bảo chất lượng và an toàn không gây ngộ độc người tiêu dùng phải tránh chọn: B. Hộp sáng bóng, không rỉ D. Còn nguyên nhãn mác A. Hộp kín, không phồng C. Hộp phồng tự nhiên 26. Sự phát triển của tụ cầu và sự hình thành độc tố của nó trong thức ăn không phụ thuộc vào yếu tố này: B. Tính chất và thành phần của thức ăn C. Thời hạn cất giữ thức ăn đặc biệt thức ăn đã chế biến sẵn A. Nhiệt độ môi trường D. Thời gian nấu nướng, chế biến thức ăn 27. Khả năng gây ngộ độc của salmonella cần điều kiện: B. Vi khuẩn vào cơ thể phải giải phóng ra một lượng độc tố lớn và độc tố này có vai trò quyết định A. Thức ăn nhiễm một lượng lớn vi khuẩn và vi khuẩn vào cơ thể phải giải phóng ra một lượng độc tố lớn C. Vi khuẩn phải còn sống trong thức ăn D. Sức đề kháng của cơ thể yếu và bị nhiễm một lượng độc tố cao 28. Đồ hộp có dấu hiệu nào sau đây được coi là nguy hiểm không nên sử dụng: B. Hộp sáng bóng A. Hộp kín C. Phồng cơ học D. Phồng tự nhiên 29. Cách đề phòng độc tố vi nấm tốt nhất là: C. Phơi khô và bảo quản lạnh để phòng nhiễm mốc B. Đun nấu kỹ thức ăn trước khi dùng A. Không ăn các loại hạt đã bị mốc D. Bảo quản tốt các loại lương thực thực phẩm và không ăn các loại hạt đã bị mốc 30. Nguồn truyền nhiễm của clostridium vào thực phẩm: B. Từ phân, đất, ruột cá vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm D. Thức ăn ôi thiu C. Thức ăn đồ hộp A. Phân động vật và ruột cá là nguồn mang vi khuẩn 31. Cách tốt nhất để bảo quản dầu mỡ là: A. Bảo quản chổ tối và kín để tránh bị ôxy hoá D. Bảo quản có thời hạn, tránh ánh sáng, cho thêm chất chống oxy hoá nếu bảo quản lâu dài B. Bảo quản có thời hạn, cho thêm chất chống oxy hoá nếu bảo quản lâu dài C. Tránh ánh sáng, để nơi thoáng mát 32. Thực phẩm là môi trường thích hợp cho các sinh vật sinh sống và phát triển. Lý do: A. Giàu chất dinh dưỡng D. Có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp C. Hương vị thơm ngon B. Có mùi thơm hấp dẫn 33. Loại thực phẩm nào sau đây trong thành phần của chúng không chứa chất độc: B. Đậu tương A. Cóc C. Các hạt có dầu D. Khoai tây 34. Vi khuẩn nhiễm vào thực phẩm không phải từ con đường này: C. Do bảo quản thực phẩm không vệ sinh, không che đậy cẩn thận B. Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không đảm bảo A. Đất, nước, không khí, vật dụng và dụng cụ bị nhiễm bẩn nhiễm vào thực phẩm D. Thực phẩm đồ hộp để quá thời hạn 35. Triệu chứng lâm sàng của ngộ độc thức ăn do salmonella thường dễ phát hiện, tuy nhiên trong những trường hợp nghi ngờ, cần phải: D. Điều trị kháng sinh bao vây A. Xét nghiệm phân và máu để tìm vi khuẩn gây bệnh C. Cả xét nghiệm phân, máu để tìm vi khuẩn gây bệnh và điều tra dịch tễ, hỏi tiền sử B. Điều tra dịch tễ, hỏi tiền sử 36. Salmonella gây ngộ độc thức ăn chủ yếu nhiễm vào thực phẩm từ các nguồn sau đây: C. Nước tiểu của người bệnh B. Chất nôn của người bệnh A. Phân của người bệnh D. Phân súc vật, phân của người bị phó thương hàn 37. Ngộ độc do ăn cá nóc là do trong cá nóc có chứa độc tố: B. Bufotoxin D. Botulotoxin C. Tetrodotoxin A. Muscarin 38. Các thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng là: D. Thịt, cá, sữa và các chế phẩm của sữa A. Rau quả C. Thịt, cá, trứng và các loại bánh ngọt B. Sữa và các chế phẩm của sữa 39. Thực phẩm đồ hộp có những đặc điểm nào sau đây không nên sử dụng: D. Đồ hộp có dấu hiệu phồng tự nhiên A. Hộp còn sáng bóng B. Không rỉ sét C. Khi mở hộp, lớp vecni còn nguyên vẹn không hoen ố 40. Khi bị ngộ độc thức ăn do salmonella không nên dùng kháng sinh. Lý do: A. Tốn kém không cần thiết D. Không điều trị bệnh cũng tự khỏi C. Giải phóng thêm nhiều nội độc tố làm nhiễm độc nặng hơn B. Vi khuẩn đề kháng với các loại kháng sinh 41. Thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học, hóa học, lý học trong suốt quá trình: C. Vận chuyển và phân phối A. Chế biến D. Cả quá trình từ sản xuất, chế biến, phân phối vận chuyển, bảo quản và sử dụng B. Sử dụng 42. Độc tố ruột của tụ cầu vàng bị phá hủy bởi yếu tố nào sau đây: D. Formaldehyt và PH acid A. Rượu C. 100⁰C/2 giờ B. Clo 43. Đặc điểm của ngộ độc thức ăn do tụ cầu đó là một loại: D. Rối loạn tiêu hoá thông thường B. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn C. Nhiễm trùng cấp tính. A. Nhiễm độc đơn thuần do độc tố của vi khuẩn 44. Clostridium botulinum là loại vi khuẩn: C. Kị khí tuyệt đối có nha bào B. Hiếu khí hoặc kị khí tùy tiện A. Kị khí D. Kị khí không có nha bào 45. Nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy nhiều lần kèm theo nhức đầu và các dấu hiệu nhiễm độc là triệu chứng thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn do: D. Vi khuẩn nhóm Salmonella paratyphy và độc tố ruột của tụ cầu vàng B. Clostridium botulinum A. Tụ cầu C. Salmonella 46. Ăn khoai tây mọc mầm có thể bị ngộ độc do có chứa: B. Phaseolin C. Solanin A. Alcaloid D. Soyin 47. Thời gian ủ bệnh do clostridium botulinum: D. Càng ngắn bệnh càng nặng B. Kéo dài đến 10 ngày C. Thường ngắn 6-24 giờ hoặc kéo dài đến 10 ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng A. Thường ngắn 6-24 giờ 48. Các thực phẩm giàu đạm, đường,bột là môi trường thuận lợi cho sự phát triển và hình thành độc tố gây ngộ độc thức ăn của loại vi khuẩn nào sau đây: A. Staphylococcus aureus D. Clostridium botulinum B. Salmonella paratyphi C. Salmonella typhy 49. Trong cơ chế gây ngộ độc thức ăn do salmonella thì: C. Cả vi khuẩn và độc tố của nó mới có vai trò quyết định B. Vi khuẩn sống đóng vai trò quyết định A. Độc tố của vi khuẩn có vai trò quyết định D. Tính chất của thức ăn đóng vai trò quyết định 50. Điều kiện nào sau đây của thức ăn là không thuận lợi cho salmonella phát triển và gây ngộ độc: A. Thức ăn có độ ẩm cao B. Thức ăn có độ ẩm thấp hay thực phẩm khô C. Thức ăn có pH trung tính D. Thức ăn nhiều chất dinh dưỡng được chế biến sẵn dùng làm thức ăn nguội 51. Glucozit có trong loại thực phẩm nào sau đây: D. Cả măng, sắn, đậu kiếm, đậu mèo B. Đậu mèo A. Sắn C. Đậu kiếm 52. Thực phẩm thuận lợi cho tụ cầu phát triển và hình thành độc tố: C. Hỗn hợp thức ăn giàu đạm, đường, bột A. Sữa và thực phẩm đồ hộp B. Thịt và các chế phẩm D. Thực phẩm có độ ẩm cao 53. Dễ bị nhiệt độ phá hủy và bền vững với men tiêu hóa là tính chất của: B. Độc tố vi nấm A. Độc tố ruột D. Tetrodotoxin C. Botulotoxin 54. Thực phẩm không thuận lợi cho phát triển của vi sinh vật: B. Những thực phẩm ít lipid A. Những thực phẩm ít protid C. Những thực phẩm có tính kiềm D. Những thực phẩm quá chua, quá ngọt, quá khô, quá mặn 55. Yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm là: B. Nhiệt độ C. Oxy A. Thành phần của thực phẩm D. PH 56. Loại thực phẩm thực vật nào sau đây có chứa soyin: B. Khoai tây mọc mầm D. Măng C. Đậu tương A. Sắn 57. Đun sôi thức ăn trước khi dùng là phương pháp tích cực nhất để đề phòng ngộ độc thức ăn do: A. Vi khuẩn C. Clostridium botulinum B. Salmonella D. Staphylococcus aureus 58. Điều trị ngộ độc thức ăn do salmonella chủ yếu là dùng: C. Truyền dịch, kháng sinh A. Kháng sinh, chế độ ăn kiêng. B. Rửa dạ dày, gây nôn, ủ ấm, có chế độ ăn kiêng D. Để tự nhiên không cần điều trị gì bệnh cũng khỏi 59. Thịt, cá, sữa và các chế phẩm của sữa thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn và gây ngộ độc thức ăn do: A. Salmonella paratyphi B. Staphylococcus aureus D. Clostridium botulinum C. Salmonella typhy 60. Tại sao thức ăn khi đã bị nhiễm salmonella mặc dù rất nặng nhưng lại khó phát hiện: D. Do khi chế biến đã sử dụng những gia vị để tăng hương vị và màu sắc C. Do người ăn thiếu ý thức vệ sinh cần thiết A. Do protid không bị phân giải và không làm thay đổi tính chất cảm quan của thực phẩm B. Do bản thân thực phẩm dễ bị nhiễm salmonella Time's up # Tổng Hợp# Đề Thi