Khám hậu môn – trực tràngFREENgoại cơ sở 1 Y Cần Thơ 1. Chảy máu khi đại tiện là triệu chứng thường gặp của, ngoại trừ: D. Rò hậu môn B. Trĩ A. Nứt kẽ hậu môn C. Polyp trực tràng 2. Búi trĩ sa khi rặn và tự lên C. Trĩ độ III B. Trĩ độ II A. Trĩ độ I D. Trĩ độ IV 3. Xét nghiệm cận lâm sàng về hình ảnh thường được sử dụng trong bệnh lý vùng hậu môn-trực tràng là C. Soi hậu môn-trực tràng D. Chụp cắt lớp vi tính B. Siêu âm bụng A. X quang bụng không chuẩn bị 4. Máu trộn lẫn với phân, lưu ý máu đỏ lợt, trộn lẫn với phân và chất nhầy có thể gặp do nguyên nhân A. Từ các búi trĩ sa, chỗ loét hay các u ở rìa hậu môn C. Từ các búi trĩ nội B. Trong polyp đại-trực tràng hoặc ung thư trực tràng D. Viêm loét trực tràng-đại tràng xuất huyết, ung thư đại tràng,... 5. Cảm giác buốt mót, khi đại tiện rất đau, sau khi đi đại tiện thì dịu đi chốc lát rồi đau trở lại, đau kéo dài nhiều giờ là triệu chứng cơ năng ở C. Bóng trực tràng A. Lỗ hậu môn và vùng chung quanh B. Ống hậu môn D. Đại tràng 6. Đau nhức ở một điểm, bệnh nhân có cảm giác như có 1 u nhỏ cồm cộm, có rỉ 1 chút nước vàng dơ hay dính máu là triệu chứng cơ năng ở C. Bóng trực tràng A. Lỗ hậu môn và vùng chung quanh B. Ống hậu môn D. Đại tràng 7. Tư thế thường được dùng để thăm khám hậu môn-trực tràng, ngoại trừ B. Tư thế nằm nghiêng trái A. Tư thế nằm nghiêng phải D. Tư thế sản khoa C. Tư thế gối-cẳng tay 8. Có mấy tư thế thường được dùng để thăm khám hậu môn-trực tràng B. 3 C. 4 A. 2 D. 5 9. Tư thế thường được dùng để thăm khám túi cùng, chọn câu ĐÚNG C. Nằm ngửa, hai tay buông dọc hai bên thân B. Tư thế nằm sấp A. Tư thế nằm nghiêng phải D. Tư thế sản khoa 10. Mục tiêu của đánh giá thương tổn ở ngoài hậu môn-trực tràng trong thăm trực tràng bằng ngón tay, ngoại trừ A. Đánh giá được kích thước, mật độ của tiền liệt tuyến và túi tinh D. Đánh giá được túi cùng Douglas B. Biết được tư thế của tử cung và nhân sơ ở mặt trước tử cung C. Có thể sờ được các u ở tiểu khung, ở sau phúc mạc 11. Máu ra sau phân, có khi máu chảy thành tia thường do nguyên nhân D. Viêm loét trực tràng-đại tràng xuất huyết, ung thư đại tràng,... C. Từ các búi trĩ nội B. Trong polyp đại-trực tràng hoặc ung thư trực tràng A. Từ các búi trĩ sa, chỗ loét hay các u ở rìa hậu môn 12. Trĩ nội tắc mạch C. Sờ được khối chắc, có cuống hoặc không có cuống B. Cách lỗ hậu môn vài cm, sờ được một chỗ sưng phồng, mềm và ấn rất đau D. Sờ được khối cứng, sùi hoặc thâm nhiễm, găng dính đàm máu bầm A. Sờ được các hạt, hoặc khối nhỏ, chắc và đau 13. Đại tiện toàn máu với số lượng nhiều, bắt đầu và kết thúc đột ngột gặp trong nguyên nhân D. Viêm loét trực tràng-đại tràng xuất huyết, ung thư đại tràng,... C. Từ các búi trĩ nội A. Từ các búi trĩ sa, chỗ loét hay các u ở rìa hậu môn B. Từ các polyp, các u hay vết nứt hậu môn 14. Đau mót đại tiện, mót rặn, đại tiện nhiều lần nhưng không ra phân mà toàn ra chất nhầy lẫn "máu cá" là triệu chứng cơ năng ở B. Ống hậu môn D. Đại tràng C. Bóng trực tràng A. Lỗ hậu môn và vùng chung quanh 15. Polyp trực tràng và polyp hậu môn B. Cách lỗ hậu môn vài cm, sờ được một chỗ sưng phồng, mềm và ấn rất đau A. Sờ được các hạt, hoặc khối nhỏ, chắc và đau C. Sờ được khối chắc, có cuống hoặc không có cuống D. Sờ được khối cứng, sùi hoặc thâm nhiễm, găng dính đàm máu bầm 16. Bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng của khám hậu môn trực tràng, ngoại trừ D. Ung thư trực tràng A. Trĩ B. Rò hậu môn, nứt hậu môn C. Viêm phúc mạc 17. Búi trĩ sa ra ngoài và không đẩy lên được B. Trĩ độ III D. Trĩ độ V C. Trĩ độ IV A. Trĩ độ II 18. Cấu tạo của hậu môn, chọn câu đúng B. Đường kính nhỏ và nằm theo chiều ngang D. Cấu tạo 2 khe hẹp theo chéo nhau hình chữ X C. Đường kính lớn và nằm theo chiều dọc trước sau A. Có cấu tạo nhiều khe 19. Tư thế thăm trực tràng bằng ngón tay dùng cho các bệnh nhân có những thương tổn cấp tính của ổ bụng và còn cho phép phối hợp ngón tay ở trực tràng bàn tay kia ở thành bụng B. Tư thế gối-cẳng tay A. Nằm ngửa, chân phải co nhẹ D. Nằm nghiêng phải C. Nằm nghiêng trái 20. Từ trong lỗ hậu môn lòi ra những búi nhỏ, phồng mộng, màu tím đỏ. Thường có 3 búi riêng biệt ở các vị trí 3, 8 và 11giờ, theo tư thế nằm ngửa D. Rò hậu môn C. Ổ áp xe liên cơ thắt A. Sa trực tràng B. Trĩ nội 21. Búi trĩ sa khi rặn hay khi ngồi không ghế và phải lấy tay đẩy lên A. Trĩ nội độ II B. Trĩ nội độ III D. Trĩ nội độ V C. Trĩ nội độ IV 22. Khám hậu môn cũng là động tác ....(1).... cho mọi thầy thuốc sản khoa nhi khi đứa bé vừa mới lọt lòng mẹ vì rằng dị dạng hậu môn là một dị dạng thường gặp A. Bắt buộc D. Ưu tiên C. Hỗ trợ B. Cần thiết 23. Thăm trực tràng còn để phát hiện các thương tổn ....(1).... của hậu môn trực tràng như tuyến tiền liệt, tử cung, các u trong tiểu khung, u trước xương cùng và trong cấp cứu để biết tình trạng của túi cùng Douglas B. Không phải A. Ảnh hưởng C. Liên quan D. Dị dạng 24. Chung quanh hậu môn, sát ngay lỗ hay cách xa 1 - 2cm có 1 mụn nhỏ lồi lên, giữa mụn có 1 lỗ, nặn có thể thấy 1 giọt nước vàng hay 1 giọt mủ chảy ra, lỗ có thể được bịt kín bởi một vảy B. Áp xe cạnh hậu môn D. Rò hậu môn A. Nứt hậu môn C. Ổ áp xe liên cơ thắt 25. Khối sa hậu môn có đặc điểm D. Khối niêm mạc tím đỏ, dính chất nhầy, hình vòng tròn đồng tâm C. Khối niêm mạc màu tím đỏ, dính chất nhầy, liên kết thành vòng A. Khối hình trụ màu hồng, với 1 lỗ ở đỉnh, lòi ra từng búi nhỏ B. Khối hình trụ màu hồng, với 1 lỗ ở đỉnh, hình vòng tròn đồng tâm 26. Một khối niêm mạc chỉ 1 vài hay có khi 5, 10cm, màu hồng, hình trụ hay nón cụt với một lỗ giữa đỉnh, ở đấy dính đầy chất nhầy như mũi D. Rò hậu môn B. Trĩ nội A. Sa trực tràng C. Ổ áp xe liên cơ thắt 27. Trong thăm trực tràng bằng ngón tay, cách lỗ hậu môn vài cm, sờ được một chỗ sưng phồng, mềm và ấn rất đau gặp trong D. Viêm phúc mạc hoặc chảy máu trong xoang bụng C. Polyp trực tràng và polyp hậu môn A. Áp xe túi cùng Douglas B. Áp xe dưới niêm mạc 28. Banh rộng 2 mông, có thể thấy ở sâu, trong ống hậu môn một chỗ mất niêm mạc, lõm xuống bằng hạt gạo, hình cái vợt, thường nằm ở mép sau B. Áp xe cạnh hậu môn C. Ổ áp xe liên cơ thắt A. Nứt hậu môn D. Rò hậu môn 29. Thành trực tràng bình thường gồm có, chọn câu SAI A. Mềm mại, không có hạt hoặc khối u C. Ở nữ, sờ được đáy và một phần cổ tử cung D. Ở nam, sờ được tiền liệt tuyến có 2 thùy và 1 rãnh dọc B. Niêm mạc trơn láng 30. Máu dính vào phân thường do nguyên nhân A. Từ các búi trĩ sa, chỗ loét hay các u ở rìa hậu môn C. Từ các búi trĩ nội D. Viêm loét trực tràng-đại tràng xuất huyết, ung thư đại tràng,... B. Từ các polyp, các u hay vết nứt hậu môn 31. Tư thế sản khoa thường được dùng để, chọn câu ĐÚNG B. Đánh giá thoát vị trực tràng - âm đạo D. Tất cả đều sai C. Thăm túi cùng và đánh giá thoát vị trực tràng - âm đạo A. Thăm túi cùng 32. Trong thăm trực tràng bằng ngón tay, cơ thắt hậu môn nhão gặp trong A. Áp xe túi cùng Douglas D. Ung thư trực tràng C. Polyp trực tràng và polyp hậu môn B. Áp xe dưới niêm mạc 33. Chung quanh hậu môn, ở gần hay xa lỗ hậu môn, có 1 chỗ phồng lên, tấy đỏ, có mủ ở trong, nếu nằm sát lỗ hậu môn làm hậu môn mất các nếp nhăn A. Nứt hậu môn C. Ổ áp xe liên cơ thắt B. Ung thư hậu môn D. Rò hậu môn 34. Chảy máu khi đại tiện ở bệnh nhân trĩ có đặc điểm: A. Máu dính vào quần lót D. Đại tiện toàn máu C. Máu trộn lẫn với phân B. Máu ra sau phân 35. Tiền liệt tuyến phì đại ở nam giới có thể phát hiện được dựa vào A. Thăm trực tràng D. Chụp X quang đại tràng có thuốc cản quang C. Soi hậu môn-trực tràng bằng ống soi mềm B. Soi hậu môn-trực tràng bằng ống soi cứng 36. Tư thế thầy thuốc khi nhìn trong thăm khám hậu môn-trực tràng, ngoại trừ A. Đứng đối diện C. 2 ngón tay cái đặt sát vào lỗ hậu D. Banh 2 mông để nhìn rõ lỗ hậu môn và vùng quanh hậu môn B. 2 bàn tay áp lên hông bệnh nhân 37. Triệu chứng cơ năng ở ống hậu môn, ngoại trừ A. Cảm giác buốt mót B. Khi đại tiện bệnh nhân rất đau D. Đau nhức ở ngoài do áp xe trong thành ống hậu môn-trực tràng C. Sau khi đại tiện, đau dịu đi chốc lát rồi đau trở lại 38. Triệu chứng cơ năng ở lỗ hậu môn và vùng chung quanh, ngoại trừ A. Ngứa hậu môn (pruritus ani) C. Cảm giác như có 1 u nhỏ cồm cộm B. Đau nhức ở nhiều điểm D. Kèm theo rỉ 1 chút nước vàng dơ hay dính ít máu 39. Trong thăm trực tràng bằng ngón tay, sờ vào thành trước trực tràng vị trí của túi cùng mà bệnh nhân đau chói (tiếng kêu Douglas) C. Viêm phúc mạc hoặc chảy máu trong xoang bụng D. Áp xe túi cùng Douglas A. Polyp trực tràng và polyp hậu môn B. Áp xe dưới niêm mạc 40. Nguyên tắc khi thăm trực tràng bằng ngón tay, ngoại trừ C. Ngón tay được mang găng và được bôi trơn B. Đưa ngón trỏ vào trong lòng ống hậu môn và phần dưới của bóng trực tràng A. Dùng ngón trỏ đưa qua lỗ hậu môn D. Ngón tay có thể đưa vào sâu 10 - 12cm 41. Đặc tính của ung thư trực tràng, ngoại trừ B. Dạng sùi hoặc thâm nhiễm C. Có cuống rõ D. Thăm có đàm máu dính găng A. Khối cứng 42. 1 u sùi, nhỏ hay to, lợt màu hay 1 loét nền cứng, đụng vào dễ chảy máu A. Trĩ B. Áp xe cạnh hậu môn C. Rò hậu môn D. Ung thư hậu môn 43. Soi hậu môn - trực tràng được chỉ định, ngoại trừ C. Hẹp hậu môn B. Rò hậu môn D. Nứt hậu môn A. Ung thư hậu môn 44. Trong thăm trực tràng bằng ngón tay, sờ được khối cứng, sùi hoặc thâm nhiễm một mảng cứng, găng tay dính đàm lẫn máu bầm B. Áp xe dưới niêm mạc D. Ung thư trực tràng A. Trĩ nội tắc mạch C. Polyp trực tràng và polyp hậu môn 45. Máu dính vào quần lót thường do nguyên nhân D. Viêm loét trực tràng-đại tràng xuất huyết, ung thư đại tràng,... B. Từ các polyp, các u hay vết nứt hậu môn C. Từ các búi trĩ nội A. Từ các búi trĩ sa, chỗ loét hay các u ở rìa hậu môn 46. Tư thế bệnh nhân thường được dùng để thăm trực tràng bằng ngón tay, chọn câu ĐÚNG A. Nằm nghiêng trái B. Nằm ngửa, chân trái co nhẹ D. Nằm sấp, chân phải co nhẹ C. Nằm nghiêng phải 47. Thăm hậu môn trực tràng bằng ngón tay để phát hiện các thương tổn C. Túi cùng Douglas trong cấp cứu B. Ngoài hậu môn trực tràng nhưng có liên quan đến vùng này D. Tất cả đều đúng A. Bóng hậu môn và phần dưới của bóng trực tràng 48. Triệu chứng cơ năng ở ống hậu môn, chọn câu ĐÚNG C. Đau nhức ở trong sâu do tắc mạch trĩ hay ung thư D. Nguyên nhân của đau là dãn cơ thắt trong bệnh nứt hậu môn A. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu B. Đau khi đi đại tiện, sau khi đi đại tiện thì bệnh nhân hết đau 49. Trước khi thăm khám hậu môn - trực tràng, người thầy thuốc cần làm gì? C. Kêu bệnh nhân uống nhiều nước A. Giải thích cho bệnh nhân B. Mở cửa phòng để thông thoáng D. Tất cả đều đúng 50. Phân loại mức độ sa của trĩ nội, gồm có mấy độ D. 5 độ A. 2 độ C. 4 độ B. 3 độ Time's up # Đại Học Y Dược Cần Thơ# Đề Thi