Đề thi nhớ lại chẳng rõ thời gian – Bài 2FREENội cơ sở Y Hải Phòng 1. Bệnh nhân có tràn dịch và tràn khí màng phổi bên trái. Tư thế nằm nào phù hợp nhất để giảm khó chịu và hỗ trợ điều trị? C. Nằm ngửa B. Nằm nghiêng bên trái A. Nằm nghiêng bên phải D. Nằm sấp 2. Bệnh nhân vào viện vì đau cổ nhiều, sờ thấy tuyến giáp to độ 2, không nhân. Hình ảnh siêu âm tuyến giáp nào phù hợp? B. Siêu âm tuyến giáp có tuyến giáp không to, không nhân A. Siêu âm tuyến giáp có tuyến giáp to, có nhân C. Siêu âm tuyến giáp có tuyến giáp to, không nhân D. Siêu âm tuyến giáp có tuyến giáp không to, có nhân 3. Bệnh nhân khó thở, mạch 120 lần/phút, huyết áp 150/90 mmHg, tần số thở 30 lần/phút, tím môi đầu chi. Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để đánh giá mức độ khó thở theo bảng đánh giá khó thở? B. Mạch nhanh A. Tần số thở C. Tím môi đầu chi D. Huyết áp 4. Bệnh nhân có huyết áp chi trên: 180/90 mmHg, huyết áp chi dưới: 140/70 mmHg, động mạch cổ đập nảy rõ, động mạch bẹn đập nhẹ. Tách động mạch tại vị trí nào gây ra tình trạng này? D. Phình tách động mạch chủ ở vị trí động mạch chủ bụng B. Phình tách động mạch chủ ở vị trí động mạch dưới đòn trái và động mạch chủ bụng A. Phình tách động mạch chủ ở vị trí động mạch cánh tay phải và động mạch dưới đòn trái C. Phình tách động mạch chủ ở vị trí quai động mạch chủ và động mạch chủ ngực 5. Bệnh nhân bị tai biến, khó nuốt, huyết áp cao, mạch nhanh, tím tái và ho. Cần ưu tiên khám gì? A. Khó thở + tim D. Phổi + thần kinh C. Phổi + tim B. Khó thở + thần kinh 6. Bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, chóng mặt và đau đầu. Bác sĩ nên ưu tiên khám gì? A. Thần kinh D. Mắt B. Tim mạch C. Hô hấp 7. Bệnh nhân nam có triệu chứng đau tức hạ sườn trái, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Cận lâm sàng nào cần được chỉ định để đánh giá nguyên nhân? D. Nội soi niệu đạo B. Siêu âm tuyến tiền liệt A. Siêu âm ổ bụng C. Siêu âm thận – tiết niệu 8. Bệnh nhân có triệu chứng sụt cân, da lạnh, ăn uống kém, nhịp tim chậm 50 lần/phút. Cận lâm sàng FT3, FT4, TSH dự kiến thay đổi như thế nào? A. FT3 giảm, FT4 giảm, TSH tăng C. FT3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm D. FT3 bình thường, FT4 giảm, TSH tăng B. FT3 giảm, FT4 giảm, TSH giảm 9. Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp. Cận lâm sàng nào được chỉ định để đánh giá biến chứng của tăng huyết áp? D. Chụp đáy mắt, siêu âm thận C. Siêu âm tim, đo chức năng thận (creatinin, eGFR) A. Điện tâm đồ, BNP B. Điện tâm đồ, cTroponin 10. Bệnh nhân đo thân nhiệt tại trực tràng là 37.6°C. Bệnh nhân có sốt hay không? D. Sốt vừa A. Nhẹ C. Không sốt B. Cao 11. Bệnh nhân bị bụng to. Dấu hiệu lâm sàng nào giúp phân biệt cổ trướng với u nang buồng trứng? C. Nhìn bụng to bè D. Bụng căng A. Gõ khi thay đổi tư thế B. Nghe động mạch 12. Bệnh nhân nam vào viện vì sưng, nóng, đỏ, đau khớp ngón chân cái bên trái. Nghi ngờ bệnh gì? D. Dính khớp C. Viêm khớp do Gút B. Viêm khớp dạng thấp A. Thoái hóa khớp 13. Bệnh nhân có triệu chứng huyết áp cao kèm đau ngực lan lên cổ. Xét nghiệm nào cần được thực hiện đầu tiên để đánh giá nguyên nhân? A. Xét nghiệm men tim (Troponin I/T) D. Siêu âm tim C. Chụp CT ngực B. Điện tim (ECG) 14. Bệnh nhân vào viện, xét nghiệm thấy tăng chủ yếu bilirubin tự do (gián tiếp). Cần ưu tiên hỏi tiền sử gì để xác định nguyên nhân? D. Thuốc hoặc chất độc gây tan máu A. Bệnh lý huyết học (thiếu máu tan máu, truyền máu) C. Virus viêm gan B. Bệnh lý gan di truyền (Hội chứng Gilbert, Crigler-Najjar) 15. Bệnh nhân có sốt 39.5°C, mạch 85 lần/phút. Xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp nhất để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh? D. Phản ứng Mantoux B. Phản ứng Widal A. Cấy máu C. Cấy đờm 16. Bệnh nhân có phù mềm, ấn lõm, phù về sáng, huyết áp bình thường, phù ở mắt, mặt và hai chi dưới. Cận lâm sàng nào cần được ưu tiên chỉ định? C. Albumin máu D. Albumin niệu + Creatinine B. Tổng phân tích nước tiểu A. Protein niệu 24 giờ 17. Bé gái 8 tuổi bị chảy máu ướt cổ áo, khó thở nhẹ, kích thích kịch phát, ho liên tục, không sốt, không đau ngực. Tổn thương chảy máu nghi ngờ ở cơ quan nào? B. Chảy máu tại đường hô hấp trên A. Chảy máu răng miệng C. Chảy máu tại đường hô hấp dưới D. Chảy máu tại phổi 18. Bệnh nhân đau ngực trái, lan ra cổ, vai, và gáy. Chỉ định cận lâm sàng nào cần thực hiện để đánh giá nguyên nhân? C. Điện tim (ECG) D. Chụp CT động mạch chủ B. Siêu âm Doppler tim A. Chụp động mạch vành 19. Bệnh nhân nữ 53 tuổi, buồn nôn, nôn ra dịch đen như nước cống, chưa đại tiện, bí trung tiện, quai ruột nổi, dấu hiệu óc ách môn vị (+). Hình ảnh nào trên X-quang phù hợp với bệnh cảnh này? C. Hình ảnh mức nước-hơi D. Hình ảnh giãn toàn bộ ruột A. Hình ảnh có liềm hơi nước B. Hình ảnh có hẹp môn vị 20. Bệnh nhân bị cổ trướng, chướng bụng, chọc hút dịch thấy: dịch có màu trắng sữa, Rivalta (+), protein: 35 g/L, bạch cầu: 800 G/L. Loại dịch cổ trướng nào phù hợp với kết quả này? D. Dịch mủ A. Dịch thấm B. Dịch dưỡng chấp C. Dịch tiết 21. Trong bệnh lý cường giáp, các giá trị hormone giáp (FT4, FT3, TSH) thay đổi như thế nào? A. FT4 giảm, FT3 giảm, TSH tăng B. FT4 tăng, FT3 tăng, TSH giảm D. FT4 bình thường, FT3 tăng, TSH giảm C. FT4 tăng, FT3 bình thường, TSH tăng 22. Bệnh nhân vào viện với triệu chứng bụng to. Khám gì giúp phân biệt cổ trướng và bụng chướng hơi? A. Nhìn D. Nghe C. Gõ B. Sờ 23. Triệu chứng phá rỉ khớp thường gặp chủ yếu ở khớp nào? D. Cột sống B. Bàn chân A. Bàn tay C. Gối 24. Bệnh nhân sáng ngủ dậy thấy cứng khớp khoảng 1 giờ, sau khi vận động nhẹ nhàng thì hoạt động trở lại. Bệnh nhân có thể bị bệnh gì? B. Viêm khớp D. Dính khớp A. Viêm khớp dạng thấp C. Gút 25. Bệnh nhân có khó thở mức độ nặng. Dấu hiệu nào sau đây thường gặp? A. Tím môi đầu chi D. Giảm tri giác C. Tăng co kéo cơ hô hấp phụ B. Toàn thân vã mồ hôi 26. Bệnh nhân có tiền sử lao phổi, hiện tại xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau ngực, khó thở, và nghi ngờ viêm phổi. Xét nghiệm nào cần được thực hiện đầu tiên để xác định nguyên nhân? B. Tổng phân tích máu A. Chụp X-quang ngực D. CT ngực C. Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao 27. Bệnh nhân bị cổ trướng, chướng bụng, chọc hút dịch thấy: dịch trắng đục, Rivalta (+), protein 35 g/L, bạch cầu 3000 G/L, hồng cầu 15000. Loại dịch cổ trướng nào phù hợp với kết quả này? A. Dịch thấm C. Dịch dưỡng chấp D. Dịch mủ B. Dịch tiết 28. Bệnh nhân đau bụng chướng hơi, 1 tuần không đi ngoài, phân nhỏ rắn. Triệu chứng gợi ý táo bón kéo dài. Xét nghiệm nào dưới đây không cần thiết trong trường hợp này? C. Chụp CT bụng B. Nội soi đại tràng A. X-quang bụng không chuẩn bị D. Hóa sinh máu 29. Vô niệu được xác định khi lượng nước tiểu trong 24 giờ: B. 100–200 mL D. 2000 mL A. < 50 mL C. 300–400 mL 30. Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, ngón tay thường có hình gì? C. Dùi trống A. Khúc dời B. Đầu cò D. Lưng lạc đà 31. Một chú bộ đội biên phòng bị sốt cao 39 độ C, rét run, nghi ngờ mắc sốt rét. Bác sĩ nên ưu tiên khám gì? B. Da và niêm mạc C. Hạch ngoại biên D. Tim và phổi A. Gan và lách 32. Bệnh nhân ngồi lâu, các khớp khó vận động, cần vận động một lúc mới trở lại bình thường. Nguyên nhân là do đâu? D. Cứng khớp B. Phá rỉ khớp A. Viêm khớp C. Dính khớp 33. Bệnh nhân vào viện với tình trạng lơ mơ, tím môi đầu chi, rút lõm cơ hô hấp phụ, tần số thở 35 lần/phút, mạch 120 lần/phút, huyết áp 180/90 mmHg, không nói được. Mức độ khó thở của bệnh nhân được xác định như thế nào? C. Nhẹ D. Bình thường B. Nặng A. Vừa 34. Bệnh nhân vào viện vì bụng to. Dấu hiệu lâm sàng nào giúp phân biệt cổ trướng với béo bụng? C. Bụng vồng cao D. Rốn lồi phẳng B. Bụng to bè A. Bụng căng 35. Bệnh nhân có tiếng thổi tâm trương 3/6 tại van ba lá. Huyết áp nào sau đây phù hợp nhất với bệnh nhân này? B. 160/70 mmHg D. 160/50 mmHg A. 160/80 mmHg C. 160/60 mmHg 36. Bệnh nhân vào viện vì táo bón, đi ngoài 3 ngày/lần, phân có cục, nhiều. Xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp nhất? C. Nội soi đại tràng A. Siêu âm ổ bụng D. Nội soi dạ dày B. X-quang bụng 37. Bệnh nhân nam 19 tuổi bị tai nạn giao thông, không chảy máu, không khó thở lúc đầu, nhưng hôm sau xuất hiện khó thở tăng dần, đau ngực kịch phát. Hình ảnh X-quang cho thấy phổi phải tăng sáng hơn phổi trái. Tổn thương có thể ở cơ quan nào? A. Trung thất C. Xương sườn B. Màng phổi D. Cơ liên sườn 38. Bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi. Tư thế nằm về bên nào giúp giảm đau? A. Bên không có dịch C. Bên có dịch B. Nằm ngửa D. Nằm sấp 39. Bệnh nhân có triệu chứng như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh. Xét nghiệm cận lâm sàng nào hợp lý nhất? B. FT3 giảm, FT4 giảm, TSH tăng C. FT3 tăng, FT4 tăng, TSH tăng A. FT3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm D. FT3 giảm, FT4 tăng, TSH giảm 40. Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng phù hợp với cổ trướng dịch thấm. Xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp để xác định dịch thấm? A. Protein dịch màng bụng < 25 g/L B. SAAG (chênh lệch albumin huyết thanh - dịch): ≥ 1,1 g/dL D. Rivalta âm tính C. LDH dịch/bạch cầu dịch thấp 41. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng lơ mơ, tím môi đầu chi, rút lõm cơ hô hấp. Khám gì cần được thực hiện thêm để xác định tình trạng khó thở ở bệnh nhân này? D. Huyết áp A. Tần số thở C. Mạch B. Tri giác 42. Bệnh nhân tiểu 350 mL/24h, phù 2 chi dưới (phù tím, ấn lõm), kết quả xét nghiệm: AST, ALT tăng, Ure: 13 mmol/L, Creatinine: 125 mmol/L, Bilirubin: 127 µmol/L. Nguyên nhân gây tiểu ít ở bệnh nhân này là gì? B. Sau thận A. Trước thận D. Trên thận C. Tại thận 43. Bệnh nhân vào viện vì tiểu ít, nặng tức mi mắt và phù 2 chi dưới. Ưu tiên khám gi? C. Vàng da D. Bàn tay son A. Thiếu máu B. Sao mạch 44. Bệnh nhân có triệu chứng ỉa lỏng tóe nước kéo dài vài ngày. Cần ưu tiên đánh giá gì? D. Chức năng thận B. Mất nước C. Thiếu máu A. Điện giải 45. Bệnh nhân có phù hai chi dưới, khó thở khi nằm, gan to, và tĩnh mạch cổ nổi. Triệu chứng này gợi ý phù do tim. Bác sĩ cần khám thêm cơ quan nào để hỗ trợ chẩn đoán? C. Tiêu hóa A. Phổi B. Thận D. Tuyến giáp 46. Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ Thalassemia, kèm theo vàng da. Xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp để chẩn đoán? D. Xét nghiệm sắt huyết thanh C. Xét nghiệm bilirubin máu B. Điện di huyết sắc tố A. Tổng phân tích tế bào máu và huyết sắc tố (Hb) 47. Bệnh nhân có huyết áp tay trái là 160/100 mmHg, huyết áp tay phải là 150/90 mmHg. Hiện tượng này có thể do nguyên nhân gì và biến chứng liên quan? D. Động mạch chủ ngực C. Quai động mạch chủ B. Van động mạch phổi A. Van động mạch chủ 48. Bệnh nhân nam hút thuốc lá nhiều năm, tiền sử lao phổi 8 năm trước, hiện tại ho nhiều, ho khan, sau đó có đờm và ho máu. Cần hỏi thêm thông tin gì để xác định vấn đề và mức độ ho máu của bệnh nhân? D. Mức độ ho máu và số lượng C. Số lần ho máu và cục máu đông A. Số lần ho máu, số lượng máu B. Số lượng ho máu, cục máu đông 49. Bệnh nhân 58 tuổi, vào viện vì rối loạn đại tiện (lúc lỏng, lúc táo). Cận lâm sàng nào cần được ưu tiên thực hiện? C. Nội soi đại tràng A. Siêu âm ổ bụng B. Nội soi dạ dày D. Nội soi ổ bụng 50. Bệnh nhân có tiền sử lao phổi, hiện tại ho đờm vàng, khó thở. Xét nghiệm nào cần được thực hiện để xác định nguyên nhân? C. Tìm vi khuẩn lao bằng GeneXpert D. Tổng phân tích tế bào máu B. Soi đờm tìm AFB (Acid-Fast Bacilli) A. Cấy đờm tìm vi khuẩn 51. Bệnh nhân nam, 25 tuổi, vào viện vì vàng da, mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân không sốt, nước tiểu không sẫm màu, và không có triệu chứng đau bụng. Xét nghiệm ban đầu cho thấy thiếu máu nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Xét nghiệm nào phù hợp nhất để đánh giá nguyên nhân vàng da? A. Xét nghiệm bilirubin máu C. Haptoglobin D. Điện di huyết sắc tố B. Test Coombs 52. Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, có tiền sử cắt tuyến giáp toàn phần 2 năm trước do bướu giáp nhân nghi ngờ ung thư tuyến giáp. Hiện tại, bệnh nhân mệt mỏi, tăng cân nhẹ, da khô, và nhịp tim chậm. Xét nghiệm nào hợp lý nhất để đánh giá tình trạng hiện tại? D. FT3 giảm, FT4 bình thường, TSH giảm C. FT3 bình thường, FT4 giảm, TSH tăng B. FT3 tăng, FT4 tăng, TSH giảm A. FT3 giảm, FT4 giảm, TSH tăng 53. Bệnh nhân có lượng nước tiểu 250 mL/24h, không có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng tiểu ít? C. Tăng sinh tuyến tiền liệt có nhiễm trùng D. Tăng sinh tuyến tiền liệt không nhiễm trùng B. U bàng quang không nhiễm trùng A. U bàng quang có nhiễm trùng 54. Bệnh nhân vào viện, xét nghiệm cho thấy tăng chủ yếu bilirubin gián tiếp. Nguyên nhân nào thường gặp nhất? B. Bệnh lý di truyền (Hội chứng Gilbert, Crigler-Najjar) D. Truyền máu không phù hợp A. Tan máu C. Rối loạn chức năng gan (suy giảm khả năng liên hợp) 55. Đa niệu được chẩn đoán khi lượng nước tiểu trong 24 giờ vượt quá: D. 500 mL B. 3000 mL A. 2000 mL C. 4000 mL 56. Bệnh nhân vào viện vì cổ trướng. Triệu chứng nào cần được ưu tiên hỏi để xác định nguyên nhân bệnh? A. Tiểu ít B. Vàng da C. Tăng cân D. Thiếu máu 57. Bệnh nhân nữ 28 tuổi, ngày thứ 2 sau mổ đẻ lần 2, xuất hiện khó thở nhẹ, đau tức ngực và vàng da. Nguyên nhân có thể liên quan đến cơ quan nào? D. Gan A. Tim C. Đường hô hấp B. Nhu mô phổi 58. Bệnh nhân đau ngực dữ dội, lan ra sau lưng và xuống tay. Xét nghiệm cận lâm sàng nào ưu tiên nhất để xác định nguyên nhân? A. Chụp động mạch chủ C. Siêu âm tim D. Điện tâm đồ (ECG) B. Chụp X-quang ngực 59. Bệnh nhân nữ có tiền sử đái tháo đường (ĐTĐ) tuýp 2 nhiều năm, hiện tại ăn uống kém, gầy sút cân, run tay, tim đập nhanh, tuyến giáp to độ 1. Nguyên nhân nào phù hợp nhất gây gầy sút cân ở bệnh nhân này? C. Ung thư D. Suy tuyến thượng thận B. Đái tháo đường (ĐTĐ) A. Basedow 60. Bệnh nhân vào viện vì bướu giáp, khám thấy tuyến giáp to một bên, bên còn lại không to, kèm sưng đau cổ. Xét nghiệm cận lâm sàng nào phù hợp? A. Soi tế bào bằng kim nhỏ (FNA) – Siêu âm giáp – Công thức máu B. Công thức máu – Hormon giáp – Siêu âm giáp D. Công thức máu – Soi tế bào bằng kim nhỏ (FNA) – Hormon giáp C. Công thức máu – Soi tế bào bằng kim nhỏ (FNA) – Siêu âm giáp Time's up # Tổng Hợp# Đề Thi