Bộ câu hỏi ôn thi GHK và HK – Phần 1FREEPhương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Sức Khỏe Khoa Y Đại học Quốc tế Hồng Bàng 1. Những người tham gia thử nghiệm một thuốc mới thường không được cung cấp thông tin về các điều kiện thí nghiệm vì các lý do sau đây: B. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi sự mong đợi của người đó D. Tất cả ý nêu ra là đúng A. Tránh việc kết quả bị ảnh hưởng bởi ý tưởng chủ quan C. Để đảm bảo điều kiện là như khách quan 2. Một tổng quan tài liệu được xem là tốt khi nó? B. Trình bày được hiện trạng kiến thức hiện tại của vấn đề nghiên cứu A. Tổng hợp được tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau trên cùng 1 câu hỏi/ đề tài nghiên cứu D. Tất cả trên là đúng C. Đưa ra được những điểm mạnh và điểm yếu của các nghiên cứu trước 3. Số lần khảo sát đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu cắt ngang theo quy định hiện nay là? A. Một lần C. Một lần hoặc nhiều lần tùy vào mục tiêu nghiên cứu D. Tất cả đều đúng B. Nhiều lần 4. Vai trò của người hướng dẫn khoa học trong khi sinh viên làm nghiên cứu để viết luận văn tốt nghiệp? B. Tư vấn, hướng dẫn và phản hồi ý kiến của sinh viên A. Kiểm soát và đảm bảo sinh viên tuân thủ đúng lịch trình nghiên cứu và thời hạn luận văn D. Cung cấp cho sinh viên các tài liệu tham khảo C. Thay mặt sinh viên đàm phán với cơ sở y tế để sinh viên được triển khai nghiên cứu 5. Một nguồn thông tin được xem là có tính khoa học để là? B. Được phản biện bởi các chuyên gia C. Được công bố bởi một nhóm chuyên gia nổi tiếng trên thế giới A. Được công bố bởi một trường đại học nổi tiếng trên thế giới D. Tất cả trên là đúng 6. Khi viết báo cáo cho một tạp chí khoa học, phần kết luận phải? C. Nêu ra các câu hỏi để hướng đến nghiên cứu bổ sung A. Đánh giá và tổng kết những gì mà nghiên cứu đạt được D. Tất cả các điều nêu trên B. Trình bày các điểm mạnh và yếu của kết quả đạt được 7. Khi nói đến tính giá trị (validity) của một nghiên cứu, tức là đề cập đến: B. Kết quả có hay không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người tham gia nghiên cứu C. Mức độ mà nhà nghiên cứu đánh giá đây là nghiên cứu có giá trị và đáng giá A. Có hay không có mối quan hệ nhân – quả giữa hai biến số D. Mức độ chính xác của các cách đo lường dựa trên các khái niệm cơ bản 8. Đặc điểm nào là cần thiết cho một nghiên cứu khoa học: A. Tính lặp lại (Replicability) B. Tính chính xác (Precision) C. Tính phản nghiệm (Falsifiability) D. Tất cả đều đúng 9. So sánh giá trị khoa học của tỷ số chênh (OR: Odd Ratio) trong nghiên cứu bệnh chứng với tỷ số nguy cơ (RR: Risk Ratio) trong thiết kế nghiên cứu thuần tập (cohort)? D. Tất cả đều đúng A. Giá trị OR tương đương RR C. Giá trị OR cao hơn RR B. Giá trị OR thấp hơn RR 10. Số lần khảo sát đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu thuần tập (cohort) theo mục tiêu nghiên cứu thường là? A. Một lần C. Một lần hoặc nhiều lần tùy vào mục tiêu nghiên cứu D. Tất cả đều đúng B. Nhiều lần 11. Phân loại nghiên cứu theo lĩnh vực ứng dụng thì nghiên cứu "Thực trạng về phối hợp thuốc trong điều trị bệnh nhân" thuộc lĩnh vực? A. Nghiên cứu y - sinh học D. Tất cả ý trên là đúng B. Nghiên cứu các dịch vụ y tế C. Nghiên cứu hành vi ứng xử 12. Nghiên cứu đo lường hiệu quả của một vắc xin là: A. Nghiên cứu cơ bản (basic research) C. Nghiên cứu mô tả (Descriptive research) B. Nghiên cứu thăm dò (exploratory research) D. Nghiên cứu giải thích (Explanatory research) 13. Những quy định nào sau đây có thể yêu cầu cho một luận văn tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Quốc Gia? D. Tất cả những điều trên A. Có hay không có phần tóm tắt nghiên cứu B. Định dạng tài liệu tham khảo theo quy định C. Số lượng từ hay số trang của luận văn 14. Khi một nghiên cứu B lặp lại nghiên cứu A (cùng phương pháp, đối tượng nghiên cứu, cách đo lường,...) nhưng kết quả không giống với nghiên cứu A, kết quả nghiên cứu A được nhận định là? B. Không có ý nghĩa thống kê D. Có thể chấp nhận được A. Không có tính trung thực C. Không có tính tương quan 15. Điều nào sau đây là một đặc điểm cần thiết NHẤT trong một nghiên cứu khoa học? B. Khả năng lặp lại cho các nghiên cứu khác C. Tính giá trị của khoa học A. Nhu cầu đặc trưng của đề tài khoa học D. Tất cả trên là đúng 16. Nghiên cứu mô tả thường mô tả vấn đề nghiên cứu theo các câu hỏi nào bắt đầu bằng chữ W (trong tiếng Anh) là? D. Tất cả đều đúng C. Which, when và where B. What, when và where A. Who, when và where 17. Nghiên cứu đo lường tác dụng phụ của một vắc xin là: A. Nghiên cứu cơ bản (basic research) B. Nghiên cứu thăm dò (exploratory research) C. Nghiên cứu mô tả (Descriptive research) D. Nghiên cứu giải thích (Explanatory research) 18. Nghiên cứu so sánh tác dụng của 1 thuốc mới (Thuốc A) với thuốc B thì phát biểu nào sau đây phù hợp cho giả thuyết H₁ (Alternative Hypothesis)? B. Thuốc A tác dụng cao hơn thuốc B C. Thuốc A tác dụng kém hơn thuốc B A. Thuốc A tác dụng khác thuốc B D. Tất cả nêu ra là đúng 19. Có 3 thiết kế nghiên cứu là: 1) Thuần tập (cohort) 2) Bệnh chứng 3) Cắt ngang. Giá trị suy luận căn nguyên giảm dần theo thiết kế là? A. 1, 2 và 3 C. 2, 1 và 3 D. 3, 2 và 1 B. 1, 3 và 2 20. Trong quy trình nghiên cứu, bước nào sau đây là quan trọng nhất? A. Câu hỏi/ giả thuyết nghiên cứu B. Thiết kế nghiên cứu D. Giải thích kết quả C. Thu thập số liệu 21. Phân loại nghiên cứu theo lĩnh vực ứng dụng thì nghiên cứu "Kiến thức và thực hành của sinh viên về sử dụng thuốc kháng sinh" thuộc lĩnh vực? D. Tất cả ý trên là đúng B. Nghiên cứu các dịch vụ y tế A. Nghiên cứu y - sinh học C. Nghiên cứu hành vi ứng xử 22. Trong báo cáo nghiên cứu, phần tổng quan khoa học (bao gồm việc nghiên cứu tài liệu và các công trình liên quan) nên đưa vào? D. Ngay trước phần "tài liệu tham khảo" (references) C. Ngay trong phần "Phương pháp" (research method) B. Ngay sau phần "Giới thiệu" (introduction) A. Ngay phần đầu của báo cáo 23. Nghiên cứu cắt ngang là gì? D. Việc thu thập dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu tại nhiều thời điểm khác nhau C. So sánh hai hoặc nhiều nhóm đối tượng nghiên cứu trong thời gian ngắn B. Việc thu thập dữ liệu từ nhiều đối tượng nghiên cứu tại một thời điểm A. Nghiên cứu về một nhóm đối tượng nào đó 24. Các nguồn tài liệu cho nghiên cứu có thể tìm được từ: D. Tất cả các điều nêu trên là sai A. Ý kiến của người hướng dẫn khoa học C. Tài liệu tham khảo trên các đề cương nghiên cứu tương tự B. Báo chí 25. Khi lập kế hoạch thực hiện nghiên cứu về sức khỏe, tốt nhất là? C. Làm quen với tài liệu khoa học về chủ đề dự tính nghiên cứu A. Tiếp cận chủ đề với tinh thần cởi mở B. Thực hiện một nghiên cứu thí điểm trước khi bị tiến hành nghiên cứu thực sự D. Tạm quên lý thuyết vì nghiên cứu là công việc rất thực tế 26. Để kiểm định giả thuyết nhân quả thì có thể sử dụng thiết kế nghiên cứu nào sau đây: D. Nghiên cứu sinh thái A. Nghiên cứu cắt ngang C. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc B. Nghiên cứu thuần tập (cohort) 27. Ưu điểm chính của một nghiên cứu thử nghiệm so với một nghiên cứu tương quan là? B. Nghiên cứu thử nghiệm có thể dễ dàng thực hiện hơn A. Nghiên cứu thử nghiệm ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các biến độc lập như nghiên cứu tương quan D. Nghiên cứu thử nghiệm có thể chứng minh được các liên hệ nhân - quả rõ ràng hơn C. Nghiên cứu thử nghiệm có thể thực hiện nhanh hơn 28. Nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên một loại thuốc mới thuộc về: A. Nghiên cứu mô tả D. Nghiên cứu thực nghiệm B. Nghiên cứu phân tích C. Nghiên cứu hồi cứu 29. Mục tiêu chính của nghiên cứu tương quan (correlational study) là? D. Can thiệp trên cộng đồng A. Kiểm định giả thuyết nhân quả C. Chứng minh giả thuyết nhân quả B. Hình thành giả thuyết nhân quả 30. Mục tiêu chính của nghiên cứu chùm trường hợp bệnh (case series) là? B. Hình thành giả thuyết nhân quả D. Can thiệp trên cộng đồng A. Kiểm định giả thuyết nhân quả C. Loại bỏ yếu tố nguy cơ 31. Các hình thức nào sau đây là hình thức trình bày kết quả nghiên cứu của sinh viên? A. Báo cáo kết quả nghiên cứu cho cơ sở y tế triển khai nghiên cứu B. Luận văn tốt nghiệp trong nghiên cứu của sinh viên C. Tóm tắt trình bày ở hội nghị khoa học hay bài báo khoa học trong tập săn khoa học D. Tất cả đều đúng 32. Lý thuyết có trước hay nghiên cứu thực tế có trước? C. Tùy thuộc vào quan điểm của nhà nghiên cứu D. Câu hỏi này vô nghĩa vì không thể có cái này mà không có cái kia A. Lý thuyết có trước vì nếu không có lý thuyết nghiên cứu đang làm việc trong bóng tối B. Nghiên cứu có trước vì đó là cách duy nhất để có thể phát triển một lý thuyết 33. Quy trình thu thập, đọc và phân tích tài liệu để viết tổng quan (PQRS), quan trọng nhất là ở khâu: C. Đọc và tóm tắt nội dung bài báo theo lối hành văn của mình B. Đặt ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề khi đọc toàn văn bài báo D. Tất cả đều đúng A. Đọc lướt tóm tắt bài bào để định hình nội dung của bài này trước khi đọc tiếp toàn văn 34. Yếu tố nào sau đây cần có để bảo đảm giá trị của nghiên cứu khoa học: D. Tất cả yếu tố nêu ra đều đúng B. Tính ngẫu nhiên khi chọn nhóm chứng để so sánh A. Mẫu nghiên cứu phải đại diện C. Mù đối tượng nghiên cứu 35. Thiết kế nghiên cứu nào sau đây có giá trị khoa học cao nhất? B. Nghiên cứu thực nghiệm không ngẫu nhiên D. Nghiên cứu thuần tập (cohort) C. Nghiên cứu bệnh chứng A. Nghiên cứu thực nghiệm có ngẫu nhiên 36. Đối tượng trong nghiên cứu cắt ngang thường là: D. Người khỏe mạnh B. Cá thể C. Bệnh nhân A. Quần thể 37. Nghiên cứu trong đó so sánh số mắc sốt xuất huyết hàng tháng với lượng mưa và nhiệt độ một thành phố là? B. Nghiên cứu phân tích C. Nghiên cứu thử nghiệm A. Nghiên cứu mô tả D. Nghiên cứu thực nghiệm 38. Sau thành công của thử nghiệm trên lâm sàng của 1 vắc xin mới, nghiên cứu tiếp tục nghiệm lâm sàng giai đoạn I thường có tỷ lệ thành công là? D. Khoảng 50% B. Khoảng 75% A. Luôn luôn 100% C. Khoảng 30% 39. Sau thành công của thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 2, nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm ở giai đoạn 3 thường có tỷ lệ thành công là? A. Luôn luôn 100% D. Khoảng 25% C. Khoảng 50% B. Khoảng 75% 40. Mục đích của giai đoạn 2 của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 1 thuốc mới là? A. Đánh giá tính an toàn của thuốc C. Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ B. Đánh giá hiệu quả của thuốc D. Cả 3 ý trên là đúng 41. Kỹ thuật thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính bao gồm: D. Tất cả các trên đều đúng C. Bảng khảo sát B. Phỏng vấn (có cấu trúc và không cấu trúc) A. Quan sát 42. Tiêu chí nào sau đây nên có trong tiêu đề của một đề cương nghiên cứu? A. Từ khóa của nghiên cứu B. Ngắn gọn C. Tên hiện phương pháp nghiên cứu D. Tất cả đều ra điều đúng 43. Thiết kế nghiên cứu khoa học là gì? D. Một kế hoạch chi tiết cho tất cả giai đoạn thu thập và phân tích dữ liệu B. Sự lựa chọn giữa việc sử dụng các phương pháp định tính hoặc định lượng A. Cách tiến hành nghiên cứu tại thực địa mà không cần cơ sở về lý thuyết C. Hình thức mà nghiên cứu trình bày kết quả như dạng đồ thị hay bảng số liệu 44. Khi viết báo cáo cho một tạp chí khoa học, phần thân bài phải? A. Mô tả và đánh giá từng nguồn tài liệu tham khảo B. Có bố cục rõ ràng C. Có mô tả phương pháp hay lý thuyết tiếp cận và đánh giá kết quả D. Có so sánh các yếu tố quan trọng 45. Yếu tố nào sau đây cần quan tâm trong khi chọn chủ đề nghiên cứu: B. Tính tương thích của chủ đề nghiên cứu với cơ quan tài trợ D. Tất cả yếu tố nêu ra đều đúng C. Cơ hội thành công và ảnh hưởng nếu thành công A. Tính cấp bách của chủ đề nghiên cứu 46. Sắp xếp giá trị khoa học giảm dần của 3 thiết kế nghiên cứu sau đây: 1) Nghiên cứu trường hợp bệnh 2) Nghiên cứu cắt ngang 3) Nghiên cứu thuần tập (cohort) D. 3, 1 và 2 B. 2, 3 và 1 C. 3, 2 và 1 A. 1, 2 và 3 47. Giá trị suy luận căn nguyên thấp nhất trong thiết kế nghiên cứu nào sau đây? A. Thực nghiệm D. Cắt ngang C. Bệnh - chứng B. Thuần tập (cohort) 48. Một bản tin thông báo về một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin mới phòng bệnh COVID-19 với "Hàng trăm người tình nguyện" tham gia. Theo bạn thì nghiên cứu thử nghiệm vắc xin này thường ở giai đoạn nào? D. Giai đoạn 4 B. Giai đoạn 2 C. Giai đoạn 3 A. Giai đoạn 1 49. Một nghiên cứu có độ tin cậy (reliability) có nghĩa là: B. Các phương cách đo lường đưa ra cho các khái niệm ổn định trong các bối cảnh khác nhau A. Nghiên cứu do một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy tiến hành C. Các phát hiện có thể được khái quát hóa cho các bối cảnh xã hội khác nhau D. Các phương pháp nghiên cứu được nêu rõ ràng để nghiên cứu có thể được lặp lại 50. Trong nghiên cứu, giá trị và độ tin cậy liên quan đến? C. Đăng nghiên cứu trong một tập san khoa học B. Tính diễn dịch của kết quả nghiên cứu A. Giá trị lý thuyết D. Tất cả nêu ra đều đúng 51. Nghiên cứu so sánh tác dụng của 1 thuốc mới (Thuốc A) với thuốc B thì phát biểu nào sau đây phù hợp cho giả thuyết H₀ (Null Hypothesis)? C. Thuốc A tác dụng kém hơn thuốc B A. Thuốc A tác dụng tương đương thuốc B B. Thuốc A tác dụng cao hơn thuốc B D. Tất cả ý nêu ra là đúng 52. Tỷ số chênh (OR: Odd Ratio) trong nghiên cứu bệnh chứng là ước tính của tỷ số nguy cơ (RR: Risk Ratio), trong các tỷ lệ M C B NH sau đây thì tỷ lệ nào có OR ước tính RR chính xác nhất? A. 1% B. 5% D. 50% C. 10% 53. Mục đích của tổng quan tài liệu, NGOẠI TRỪ: A. Xác định khoảng trống trong ý văn về vấn đề muốn nghiên cứu D. Tìm kiếm thông tin, ý tưởng, phương pháp phù hợp cho nghiên cứu của mình B. Tổng hợp các nghiên cứu có thiết kế khác nhau có liên quan đến vấn đề muốn nghiên cứu C. Xác định các phương pháp nghiên cứu khác có thể được thực hiện trong tương lai, tránh trùng lặp 54. Báo cáo một loạt trường hợp bệnh bị dị ứng với 1 thuốc mới là thiết kế? C. Nghiên cứu thực nghiệm B. Nghiên cứu hồi cứu D. Nghiên cứu mô tả A. Nghiên cứu dọc theo thời gian 55. Khi viết báo cáo cho một tạp chí khoa học, phần giới thiệu (introduction) phải? D. Tất cả trên là đúng B. Phát biểu được vấn đề nghiên cứu (câu hỏi / giả thuyết nghiên cứu) C. Trình bày được trạng kiến thức hiện tại vấn đề nghiên cứu và thu hẹp chủ đề đến vấn đề cụ thể của nghiên cứu A. Thể hiện tính cấp thiết của đề tài khoa học Time's up # Đề Thi# Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng