Tế Bào Học P1FREESinh Học 1. Hằng số lắng ribosome của tế bào nhân sơ là bao nhiêu? C. 80S A. 60S B. 70S D. 90S 2. Đại diện cơ bản của nhóm cơ thể sống có cấu tạo tế bào với nhân chưa hoàn chỉnh là? A. Vi khuẩn và tảo lam D. Côn trùng B. Giới thực vật và giới động vật C. Virus 3. Nhiều nghiên cứu cho thấy các prôtêin xuyên màng một lần phần nhiều có vai trò là các thụ thể. Vậy các prôtêin xuyên màng nhiều lần có vai trò là gì? C. Các kênh dẫn truyền phân tử A. Các chất dẫn truyền D. Cả A và B B. Tạo nên các glycoprotein 4. Trong tế bào nhân thực, các bào quan thuộc hệ màng trong gồm có? A. Ty thể, lục lạp D. Cả A và B C. Lưới nội chất (có hạt, không hạt), phức hệ Golgi, lysosom và peroxysom B. Nhân, ribosom 5. Đặc điểm quan trọng tạo nên sự khác biệt với tế bào nhân thực là tế bào chất của tế bào nhân sơ: A. Có cấu tạo keo, chứa 80% là nước B. Không có bào quan C. Số lượng riboxom tương đối lớn, chiếm 70% trọng lượng của tế bào vi khuẩn D. Không có hệ thống nội màng, khung tế bào và bào quan không có màng bao bọc 6. Bào quan và chức năng của bào quan tương ứng là? C. Riboxome – Tổng hợp lipit D. Không bào trung tâm – Dự trữ B. Nhân – Hô hấp tế bào A. Ty thể - Quang hợp 7. Khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá do virus gây ra, người ta làm thí nhiệm sau: Trộn vỏ prôtein của chủng virut A và lõi axit nucleic của chủng virut B thu được chủng virus lai AB có vỏ chủng A và lõi của chủng. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc? C. Chủng A B. Chủng AB D. Chủng B A. Chủng A và B 8. Trong tế bào Eucaryota có 3 loại vi sợi chủ yếu là? C. Sợi myozin, sợi trung gian và sợi actin B. Sợi carbon, sợi actin và sợi myotin A. Sợi aczin, sợi myozin và sợi trung gian D. Sợi actin, sợi myotin và sợi trung gian 9. Không thể tiến hành nuôi virus trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì? D. Không có hình dạng đặc thù C. Nó sống kí sinh nội bào bắt buộc B. Hệ gen của nó chỉ chứa một axit nuclêic A. Kích thước của nó vô cùng nhỏ bé 10. Theo mô hình dòng khảm của màng tế bào, các thành phần nào của màng tế bào động vật sẽ nằn ở bề mặt trong của màng xếp trực tiếp vào tế bào chất? D. Chỉ protein C. Lipid và Protein B. Chỉ glycoprotein A. Chỉ lipid. E. Lipid, protein, glycoprotein 11. Lizoxome của tế bào tích trữ chất gì? B. Các emzym thủy phân A. Vật liệu tạo ribosome D. Glicoprôtêin đang được xử lí để tiết ra ngoài C. ARN 12. Vào năm 1665, lần đầu tiên Rober Hook đã quan sát thế giới sinh vật bằng kính hiển vi tự tạo có độ phóng đại 30 lần. Ông đã quan sát mô bần ở thực vật và thấy rằng cấu trúc của chúng có dạng các xoang rỗng có thành bao quanh và đặt tên là Cell. Những quan sát của Rober Hook đã đặt nền móng cho một môn khoa học mới, đó là môn? D. Thiên văn học C. Thực vật học A. Sinh thái học B. Tế bào học 13. Trùng đế giày Paramecium là một sinh vật đơn bào có bao nhiêu nhân? D. Vô số nhân C. Ba nhân B. Hai nhân A. Một nhân 14. Trong tự nhiên, một số virus sau khi thâm nhập vào vật chủ, hệ gen của chúng gia nhập vào tế bào vật chủ. Hệ gen này được nhân lên cùng với sự nhân lên của hệ gen tế bào chủ. Chúng không làm tan tế bào vật chủ mà cùng tồn tại trong một thời gian dài. Hiện tượng này được gọi là? D. Hiện tượng tiềm tan B. Hiện tượng hòa tan C. Hiện tượng thẩm thấu A. Hiện tượng sinh biến 15. Cặp nào sau đây đúng? B. Các lỗ thông - các protein gắn với chúng. E. Permease - sự vận chuyển tích cực. A. Phospholipid - các vùng phân cực và không phân cực. D. Glycoprotein - ức chế tiếp xúc. C. Protein - các lớp liên tục 16. Tất cả các mục kể sau đây đều được tìm thấy ở tế bào procaryote trừ? C. DNA B. Màng sinh chất E. Bộ golgi D. ribosome A. Tiên mao 17. Theo hệ thống phân loại của R.H.Whittaker, các sinh vật trên Trái Đất được phân thành 5 giới? C. Thái cổ, Trung sinh, Nguyên sinh, Động vật và Thực vật A. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Động vật và Thực vật D. Cổ đại, Thái Nguyên, Trung sinh, Nguyên sinh và Hiện đại B. Khởi sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Động vật và Thực vật 18. Tác nhân gây bệnh cúm, chó dại, sởi, quai bị,.. là do loài virus nào gây nên? C. Nitavirus và Herpesvirus A. Adenovirus D. Hepatitis A, B, C, D,.. B. Myxovirus 19. Phần nếp gấp ở màng trong của ty thể gọi là? A. Mào tế bào C. Chất nền lạp lục B. Chất nền ty thể D. Hạt Grana 20. Trong tế bào nhân thực, các bào quan tham gia biểu hiện gen gồm có? A. Nhân, ribosom B. Ty thể, lục lạp D. Cả A và B C. Lưới nội chất (có hạt, không hạt), phức hệ Golgi, lysosom và peroxysom 21. Trong tế bào nhân thực, các bào quan tham gia sản sinh năng lượng gồm có? C. Không bào B. Nhân, ribosom A. Lưới nội chất (có hạt, không hạt), phức hệ Golgi, lysosom và peroxysom D. Ty thể, lục lạp 22. Theo mô hình cấu trúc của màng tế bào được chấp nhận hiện nay, phần ngoài của màng tế bào gồm? D. Các đầu không phân cực của các phân tử. C. Các phân tử không tích điện. A. Các phần ngoài kỵ nước của các phân tử. B. Các phân ưa nước của các phân tử. 23. Quá trình đòi hỏi năng lượng mà nhờ nó các phân tử chuyển động qua màng được gọi là A. Vận chuyển chủ động C. Khuếch tán D. Thực bào B. Thẩm thấu 24. Chức năng của lục lạp gì là? A. Chuyển hóa năng lượng sang dạng năng lượng khá B. Giúp tế bào phân chia nhờ có năng lượng thực tại C. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng sang năng lượng vận động D. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng sang nhiệt 25. MTOC (Microtuble Organizing Center – trung tâm tổ chức vi ống) là tên gọi khác của bộ phận nào? C. Ty thể A. Trung tử B. Diệp lục D. Trung thể 26. Chức năng của ribosome là gì? D. Cả A và B C. Sinh tổng hợp prôtêin A. Nơi tổng hợp trao đổi lipit B. Phân chia tế bào, hình thành thoi vô sắ 27. Vào năm 1885, Schimper đã mô tả loại tế bào nào như là một thành phần đặc trưng chỉ có ở tế bào thực vật? A. Khung tế bào D. Vách tế bào C. Ty thể B. Lục lạp 28. Phage là virus gây bệnh cho? D. Thực vật A. Người C. Động vật B. Vi sinh vật 29. Giới sinh vật có cấu tạo cơ thể từ tế bào nhân sơ là? C. Giới Khởi sinh (Monera) D. Giới Nguyên sinh (Protista) A. Giới Nấm (Fungi) B. Giới Thực vật (Platae) 30. Khẳng định nào sau đây là đúng với cấu trúc khảm, động của màng sinh chất? A. Động là do photpholipit, khảm là do cacbohyđrat D. Động là do cacbohyđrat, khảm là do photpholipit B. Động là do photpholipit, khảm là do prôtêin C. Động là do prôtêin, khảm là do photpholipit 31. Bào quan nào dưới đây có chức năng tiêu hóa nội bào? B. Bộ máy Golgi A. Lizosome D. Peroxysome C. Trung thể 32. Ty thể xuất hiện với số lượng lớn trong tế bào nào sau đây? D. Tế bào chết A. Tế bào hoạt động trao đổi chất mạnh B. Tế bào đang sinh sản C. Tế bào đang phân chi 33. Cấu trúc nào sau đây có cấu tạo từ prôtêin và ADN? C. Chất nhiễm sắc B. Trung thể D. Ribosome A. Ty thể 34. Hằng số lắng ribosome của tế bào nhân thực là bao nhiêu? D. 90S A. 60S B. 70S C. 80S 35. Cho các chức năng sau: i) Lưu trữ và truyền thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; ii) Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Các chức năng trên nói về cấu trúc nào của tế bào nhân thực? C. Trung thể D. Nhân tế bào A. Vách tế bào B. Màng sinh chất 36. Ở một số loại vi khuẩn thuộc họ Mycoplasma (thuộc tế bào nhân sơ), lớp ngoài cùng của tế bào là gì? B. Vỏ nhày (capsule) C. Màng chất nguyên sinh (cytoplasmic membrane) D. Tế bào chất (cyloplasm) A. Vách tế bào (cell wall) 37. Cấu trúc nào sau đây có chức năng vận chuyển có chọn lọc các chất vào ra tế bào? C. Bộ máy Golgi D. Nhân B. Màng nhân A. Màng sinh chất 38. Hai thành phần tạo nên dây chuyền sản xuất của tế bào là gì? D. Lưới nội chất và phức hệ Golgi C. Phức hệ Golgi và nhân B. Nhân và màng sinh chất A. Lưới nội chất và nhân 39. Đơn vị cấu trúc và chức năng căn bản của mọi sinh vật sống thuộc về? B. Tế bào C. Vật chất D. Năng lượng A. Prôtêin 40. Cho các chức năng sau: i) Tách biệt nhân với phần tế bào chất bên ngoài; ii) Điều chỉnh sự trao đổi chất giữa nhân và phần còn lại của tế bào. Các chức năng trên nói về cấu trúc nào của nhân tế bào nhân thực? B. Dịch nhân D. Hạch nhân A. Màng nhân C. Nhiễm sắc thể 41. Giữa các phân tử phospholipid có các lỗ nhỏ, có tác dụng cho các chất hòa tan trong lipit đi qua màng, lỗ nhỏ đó tên gì? A. Lỗ ngang B. Lỗ huyệt D. Lỗ thông C. Lỗ màng 42. Hô hấp tế bào có chức năng sản sinh ra chất nào sau đây? C. ATP B. CO2 A. O2 D. C6H12O6 43. Ty thể và lạp thể có chung đặc điểm nào sau đay? A. Có khả năng tự trưởng thành và sinh sản một phần C. Chứa một lượng nhỏ ADN B. Có thể tổng hợp prôtêin cho mình D. Cả A, B và C 44. Cái nào sau đây lớn nhất? B. Ti thể D. Ribosome A. Chloroplast C. Lỗ của màng nhân E. E.coli 45. Virut HIV gây bệnh cho người, nếu bị nhiễm loại virut này vì chúng sẽ phá hủy ngay? A. Toàn cơ thể B. Hệ thống miễn dịch C. Não bộ D. Tế bào thần kinh 46. Chức năng được nhắc đến nhiều nhất của peroxysome là? B. Thâu góp các chất độc, các thể lạ A. Sinh tổng hợp prôtêin C. Chất hòa tan trong lipit D. Tham gia phân giải H2O2 47. Theo một số nghiên cứu, quá trình vận chuyển bên trong phức hệ Golgi được thực hiện thông qua phương thức? B. Nảy chồi D. Nhân đôi A. Nảy nầm C. Phân đôi 48. Điểm khác biệt lớn giữa nhiễm sắc thể của tế bào nhân thực so với nhiễm sắc thể của tế bào nhân sơ là? D. Tế bào nhân thực có hai sợi nhiễm sắc thể A. Tế bào nhân sơ có hai sợi nhiễm sắc thể C. Tế bào nhân sơ có một sợi nhiễm sắc thể B. Tế bào nhân thực có ba sợi nhiễm sắc thể 49. Các bạn được giao cho một sinh vật chưa biết loại gì và tìm ra rằng nó không có màng nhân và ti thể, không nghiên cứu tiếp, cái nào nào sau đây được dự đoán nó sẽ có? E. Chloroplast D. Các ribosomes A. Lưới nội chất C. Tiên mao 9+2 B. Lysosome 50. Lyzosome có nguồn gốc từ đâu và có chức năng gì? B. Trung tâm tổ chức vi ống – Tích trữ ATP C. Ty thể - Hô hấp kị khí A. Bộ máy Golgi và lưới nội chất hạt – Tiêu hóa các bào quan già D. Nhân con – Hô hấp tiêu hóa 51. Sự vận chuyển tích cực (active transport)? C. Cần permease và đòi hỏi năng lượng. E. Không có mục nào trên đây. D. Cần permease nhưng không sử dụng năng lượng. A. Không cần năng lượng hay permease B. Cần năng lượng nhưng không đòi hỏi permease 52. Lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt, ribosome, tế bào chất chứa ty thể và các bào quan khác, cho biết tế bào đó không thuộc loại nào sau đây? D. Tế bào châu chấu B. Tế bào nấm men C. Tế bào vi khuẩn A. Tế bào cây thông 53. Cấu tạo của virus trần gồm có? D. Capsit và vỏ ngoài A. Axit nuclêic và capsit B. Axit nuclêic, capsit và vỏ ngoài C. Axit nuclêic và vỏ ngoài 54. Bộ phận nào của nhân tế bào, chúng sẽ biến mất ở kỳ đầu và xuất hiện lại khi kết thúc kỳ cuối của quá trình phân bào? A. Thoi vô sắc D. Hạch nhân C. Nhiễm sắc thể B. Dịch nhân 55. Vai trò của thể nhân là gì? A. Chứa đựng thông tin di truyền và trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào C. Thực hiện quá trình trao đổi chất, thông tin giữa tế bào và môi trường B. Cả A và C đều đúng D. Cả A và C đều sai 56. Tế bào của gan người và tế bào nhu mô vỏ của rễ, cả hai được đưa vào cốc chứa nước cất. Sẽ xảy ra điều gì? A. Tế bào gan sẽ trương lên và có thể bị bể, tế bào thực vật sẽ rất căng phồng. B. Tế bào gan sẽ trương phòng và có thể bị bể, tế bào thực vật sẽ co lại sao cho màng sinh chất tách khỏi vách tế bào. C. Tế bào gan co lại, tế bào thực vật rất căng. D. Tế bào gan co lai; tế bào thực vật co lại, làm cho tế bào chết tách khỏi vách tế bào. E. Cả hai loại tế bào sẽ có áp suất thẩm thấu cân bằng với nước vì thế tế bào không trường phồng cũng không co lại. 57. Loại siêu vi khuẩn kí sinh trong tế bào vi khuẩn do các nhà khoa học người Pháp là Herlle phát hiện năm 1917. Chúng rất phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt phong phú trong ruột người và động vật. Siêu vi khuẩn trên tên là gì? B. Thể ăn khuẩn A. Thực thể khuẩn C. HIV D. Virus 58. Người đầu tiên đề xướng phương pháp nhuộm để phân biệt hai nhóm vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) là H.C.Gram, một nhà sinh vật học người Đan Mạch. Theo phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn Gram (-) lần lượt bắt màu sắc nào sau đây? B. Màu hồng và màu đỏ A. Màu tím và màu cam D. Màu tím và màu đỏ C. Màu cam và màu hồng 59. Các enzym thủy phân chứa trong lysosome có thể quy về bốn nhóm chính là protease, lipase, glucosidase và nuclease. Các enzym này có đặc điểm chung là hoạt động trong điều kiện môi trường có ph=? D. 8 A. 5 B. 6 C. 7 60. Cấu trúc nào sau đây chứa ADN? B. Nhiễm sắc thể A. Nhân tế bào C. Ti thể E. Tất cả các mục trên D. Lục lạp. 61. Đặc điểm nào sau đây là chung cho sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn? C. Ty thể, ribosome và tế bào chất B. Ribosome, tế bào chất và màng sinh chất D. Ribosome, màng sinh chất và nhân A. Ty thể, tế bào chất và màng sinh chất 62. Cacbohyđrat chủ yêu được tìm thấy ở màng tinh chất nào? B. Ở mặt ngoài của màng C. Ở bên trong màng D. Cả A và B A. Ở mặt trong của màng 63. Cặp nào sau đây là sai? A. Lysosomie - chỗ chứa các enzyme. E. Bộ golgi sản xuất năng lượng. B. Trung thể (centriole) - phân chia tế bào ở tế bào động vật. C. Roi - 9+2 nhóm vị ống. D. Các ribosome - nơi tổng hợp protein. 64. Đại diện cơ bản của nhóm cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào là? D. Virus B. Thực vật và động vật phù du C. Thủy tức A. Vi khuẩn và tảo lam 65. Lipit trong màng sinh chất sắp xếp như thế nào? C. Các phần phân cực của hai lớp lipit quay lại với nhau A. Nằm giữa hai lớp prôtêin B. Nằm ở hai phía của lớp đơn prôtêin D. Các phần không phân cực của hai lớp lipit quay lại với nhau 66. Virus có cấu tạo như thế nào? A. Vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài C. Vỏ prôtêin và ADN B. Vỏ prôtêin và ARN D. Vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài 67. Bào quan nào sau đây có chức năng quang hợp? A. Lục lạp D. Nhân C. Bộ máy Golgi B. Ty thể 68. Theo giả thuyết nội cộng sinh ở tế bào eucaryote trong tiến hóa, bao quan nào của tế bào bắt nguồn từ tế bào Procaryote nội cộng sinh? D. Bộ Golgi E. Trung thể B. Chloroplast A. Nhân C. Peoxisome 69. Virus được phát hiện năm 1892 bởi D.I Ivanopski, khi nghiên về bệnh đớm của loài thực vật nào? C. Cây thuốc lá D. Cây cần sa A. Cây nha đam B. Cây bã đậu 70. Đặc điểm nào khiến nhiều loài vi khuẩn gây bệnh có thể sống bám trên vật chủ, chủ yếu là nhờ chúng bám dính vào giá thể? A. Khuẩn mao B. Lông D. Vỏ nhày C. Xúc tu 71. Hạch nhân, khi được quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy có một hoặc một số vùng bắt màu sắc gì? A. Màu xanh lá C. Màu tím D. Màu sẫm B. Màu đỏ tía 72. Cấu trúc nào của tế bào nhân sơ có tác dụng bảo vệ vi khuẩn khỏi các tác động bên ngoài (như sự khô hạn và sự tấn công của bạch cầu) và nguồn dự trữ dinh dưỡng cho tế bào? D. Tế bào chất (cyloplasm) A. Vỏ nhày (capsule) B. Vách tế bào (cell wall) C. Màng chất nguyên sinh (cytoplasmic membrane) 73. Cấu trúc nào sau đây không thường tìm thấy ở cả trong tế bào Procaryote và trong tế bào Eucaryote? D. Bộ Golgi B. Nhiễm sắc thể A. Màng sinh chất E. Vách tế bào C. Ribosome 74. Chức năng của ty thể là gì? B. Tổng hợp prôtêin A. Hô hấp tế bào C. Vận chuyển lipit D. Cả A và B 75. Mục nào sau đây không liên quan đến bộ Golgi? D. Các bọt tiết dịch được tạo ra nhờ bộ Golgi có thể làm tăng bề mặt của màng sinh chất. B. Các enzyme tiêu hóa được hoàn chỉnh bởi bộ Golgi và được gói lại trong các bọt nhỏ gọn trên nàng. A. Bộ golgi tiết ra và phóng thích các sản phẩm hóa học khác nhau từ tế bào. C. Khi sản phẩm đi qua bộ Golgi, nó thường được biến đổi do các enzyme. 76. Thành phần nào thuộc về nhóm cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào? D. Cả A, B và C B. Dịch tế bào và vỏ prôtêin C. Ti thể và khí khổng A. Vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic 77. Virus gây hiện tượng sinh tan, được gọi là? A. Virus ôn đới D. Virus sinh biến B. Virus lành tính C. Virus ôn hòa 78. Quá tình tiềm tan là gì? D. ADN của virus gắn vào NST của tế bào và tế bào vẫn sinh trưởng bình thường B. Virus sử dụng emzym và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và nguyên liệu của riêng mình A. Virus nhân lên và phá tan tế bào C. Lắp ráp axit nuclêic vào vỏ prôtêin 79. Một tế bào ống nghiệm được cấy vào trong ống nghiệm chứa các nuclêôtit đánh dấu phóng x Nuclêôtit phóng xạ trong tế bào tập trung ở đâu? B. Lưới nội chất trơn C. Không bào trung tâm D. Nhân A. Lưới nội chất hạt 80. Căn cứ chủ yếu nào để xem tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? A. Tế bào có đặc điểm chủ yếu của sự sống C. Cấu tạo bởi nhiều bào quan B. Chúng có cấu tạo phức tạp D. Cả A, B và C 81. Một người bị mất máu nặng, để bổ sung chất lỏng cho cơ thể, người ta truyền nước cất trực tiếp vào mạch người bệnh. Điều này có thể sẽ? A. Không có hiệu quả bất lợi vì nước không có vi trùng. D. Hậu quả nặng nề gây chết vì các tế bào hồng cầu có xu hướng bị vỡ. B. Hậu quả nặng nề có thể gây chết vì có qua nhiều nước để tim bơm đi. C. Hậu quả nặng nề gây chết vì các tế bào hồng cầu có xu hướng co lại. E. Không có hậu quả nặng nề vì cơ thể nhanh chóng thải nước thừa. 82. Tế bào gan, tế bào não, tế bào mô mỡ, tế bào tuyến nhờn ở da, vỏ tuyến thượng thận,…Thuộc lưới nội chất nào? A. Lưới nội chất hạt D. Cả A và B C. Chỉ là tế bào bình thường B. Lưới nội chất không hạt 83. Cho các chức năng sau: i) Ngăn cách tế bào với môi trường, giúp tế bào trở thành một hệ thống biệt lập; ii) Thực hiện quá trình trao đổi chất, thông tin giữa tế bào và môi trường; iii) Là giá thể để gắn các emzym của quá trình trao đổi chất trong tế bào. Các chức năng trên nói đến cấu trúc nào của tế bào nhân sơ? A. Tế bào chất (cyloplasm) C. Thể nhân D. Màng chất nguyên sinh (cytoplasmic membrane) B. Vách tế bào (cell wall) 84. Chức năng nào sau đây do prôtêin trong màng thực hiện? C. Thông thương giữa các tế bào B. Liên kết gian bào A. Nhận diện tế bào D. Cả A, B và C 85. Mục nào sau đây là sai với chức năng của bào quan? E. Ti thể - hóa thẩm thấu. D. Lysosole - chỗ chứa các enzyme thủy giải. A. Bộ Golgi - gói sản phẩm cho xuất bào (exocytosis). B. Hạch nhân (nucleolus) - tổng hợp các đơn vị của ribosome. C. Các ribosome - tổng hợp lipid. 86. Mục nào sau đây đúng cho vách tế bào thực vật? B. Vách thứ cấp nằm bên ngoài vách sơ cấp. C. Giúp tế bào thực vật sống được trong môi trường ưu trường mà không bị bể ra. A. Nước, không khí và các chất hòa tan có thể di chuyển tự do qua vách tế bào. D. Phiến giữa nằm giữa các vách Sơ cấp và thứ cấp. E. Vách tế bào sơ cấp được cấu tạo sao cho nó xác định chất nào có thể vào và ra khỏi tế bào. 87. Đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn là các sản phẩm sau khi tạo ra được vận chuyển trong lòng lưới đến các vùng khác nhau của tế bào. Với đặc điểm nảy, hệ thống lưới nội chất có vai trò ? D. Sinh tổng hợp và vận chuyển prôtêin C. Giảm hao hụt năng lượng ATP B. Nơi tổng hợp trao đổi lipit A. Như một hệ thống giao thông nội bào 88. Vị trí tổng hợp prôtêin trong tế bào sống là? D. Lyzosome C. Ribosome B. Peroxysome A. Bộ máy Golgi 89. Khi một mảnh lá cây đặt vào nước cất? D. Nước là ưu trương đối với tế bào. B. Nước là nhược trương đối với tế bào lá. C. Tế bào đẳng trương đối với nước. A. Các tế bào là nhược trường đối với nước. 90. Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây? A. Tổng hợp lipit D. Tổng hợp prôtêin C. Giải độc tố B. Dự trữ canxi 91. Hạch nhân chỉ tồn tại trong nhân ở kỳ nào của tế bào? D. Kỳ cuối A. Kỳ trung gian B. Kỳ đầu C. Kỳ giữa 92. HIV là một loại Retrovirus có một lớp vỏ bọc, vỏ bọc này là tác nhân gây ức chế hệ miễn dịch của người? B. Vỏ bọc cơ chất prôtêin D. Cả B và C A. Vỏ bọc màng lipit C. Vỏ bọc prôtêin 93. Tế bào động vật được đặt trong dung dịch đẳng trương chứa glucose. Màng sinh chất của tế bào có cơ chế vận chuyển đặc trưng hấp thụ glucose. Giả định rằng các chất tan khác không vào cũng không ra khỏi tế bào, sự kiện này sau đây sẽ xảy ra? C. Glucose sẽ rời bỏ tế bào A. Tế bào sẽ co lại. B. Tế bào sẽ trương phồng. D. Nước rời bỏ tế bào. E. Khối lượng tế bào 94. Các phage mới được tạo thành phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài ở giai đoạn nào? B. Sinh tổng hợp D. Lắp ráp A. Hấp thụ C. Phóng thích 95. Đa số ADN trong tế bào nhân thực nằm ở đâu? A. Lưới nội chất D. Nhân B. Trung thể C. Không bào 96. Đặc trưng chỉ có ở các tổ chức sống mà không có ở vật không sống là? D. Không có khả năng sinh sản C. Sắp xếp các tổ chức một cách đặc hiệu và hợp lý B. Có tính cảm ứng và tính thích nghi A. Phương thức đồng hóa và dị hóa 97. Trung tâm di truyền của tế bào là cấu trúc nào sau đây? D. Bộ máy Golgi C. Dịch nhân A. Lưới nội chất trơn B. Nhân 98. Tế bào bạch cầu, tế bào tuyến tuy,…Thuộc lưới nội chất nào? C. Chỉ là tế bào bình thường B. Lưới nội chất không hạt A. Lưới nội chất hạt D. Cả A và B 99. Prôtêin màng được tổng hợp bởi loại ribosome đính với bào quan nào? C. Ty thể B. Lưới nội chất hạt D. Trung thể A. Bộ máy Golgi 100. Cặp nào sau đây đúng một cách chính xác? A. Chloroplast - chỗ chứa các enzyme. D. Lysosome- nguồn năng lượng của tế bào. . C. Hạch nhân (nucleolus) - nơi hình thành các đơn vị của ribosomes. E. Các lạp thể (plastids) - chỗ dựa cấu trúc của tế bào. B. Bộ golgi - sự nhận biết của tế bào. Time's up # Tổng Hợp# Y Học Cơ sở