Y2012 – Đề thi CKFREETâm lý học Y Phạm Ngọc Thạch 1. Sự phát triển trong tâm lý được hiểu là: D. Những thành tựu mà con người đạt được và kéo dài suốt cuộc đời A. Toàn bộ những tiến trình thay đổi B. Toàn bộ những tiến trình thay đổi theo từng giai đoạn lứa tuổi C. Quá trình chuyển đổi về nhận thức, tình cảm, ý thức… của con người 2. Một thiếu nữ viết: “Tôi không biết tôi yêu hay căm giận anh… Tôi tự đặt ra câu hỏi: Tại sao tôi lại yêu anh?”. Trong đoạn văn trên, quy luật tình cảm được thể hiện là: A. Quy luật tương phản D. Quy luật hình thành tình cảm B. Quy luật pha trộn C. Quy luật di chuyển 3. Hưng phấn là trạng thái hoạt động của… khi có xung động thần kinh truyền tới: A. Một trung khu thần kinh C. Phản xạ có điều kiện B. Một hay nhiều trung khu thần kinh D. Toàn bộ não bộ 4. Năm giai đoạn đau buồn trước bệnh mạn tính và những căn bệnh đe doạ tính mạng theo lý thuyết của bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross là: A. Tức giận, phủ nhận, thương lượng, trầm cảm, chấp nhận B. Phủ nhận, hy vọng, trầm cảm, thương lượng, chấp nhận C. Phủ nhận, tức giận, thương lượng, trầm cảm, chấp nhận D. Phủ nhận, tức giận, trầm cảm, thương lượng, chấp nhận 5. Trong thông báo tin xấu, điều nào sau đây tác động mạnh tới tâm lý bệnh nhân? A. Thông báo tin xấu một cách đường đột B. Bác sĩ có chuẩn bị chu đáo các bước để thông báo tin dữ và thông báo bằng lời trực tiếp với bệnh nhân thay vì thông báo âm thầm hoặc giấu C. Thông báo tin xấu cho bệnh nhân rằng họ phải đoạn chi một cách đường đột D. Chứng kiến bệnh nhân cùng phòng bệnh đang điều trị chuyên khoa đau đớn, vật vã trước căn bệnh và chết 6. Ý nào dưới đây KHÔNG thuộc đặc điểm của ý chí? A. Kết quả xảy ra nhanh chóng khi có kích thích, không cần suy nghĩ B. Phản ánh điều kiện mục đích của hành động C. Thuộc tính tâm lý ổn định của mỗi cá nhân D. Hình thành biến đổi theo điều kiện lịch sử xã hội 7. Kiệt sức nghề nghiệp (burn-out) làm cho người thầy thuốc/ nhân viên y tế không còn khả năng trong công việc nếu không biết kiểm soát. Để giữ mối quan hệ điều trị tốt, người thầy thuốc cần có thái độ như thế nào? C. Khoảng cách gần vừa đủ B. Thân thiện với bệnh nhân A. Phản ánh lại tình trạng của bệnh nhân D. Xa cách bệnh nhân 8. Chọn câu SAI. Hậu quả của việc tích lũy stress đối với nhân viên y tế là gì? D. Nguy hiểm: sử dụng chất kích thích, kiệt sức, tử tự,… C. Giận dữ, cáu bẳn, lãnh đạm B. Mối đe dọa của hội chứng kiệt sức nghề nghiệp (burn-out) A. Ấm ức, tổn thương, lo sợ 9. Đặc điểm nào của tư duy được thể hiện rõ nhất trong tình huống “một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ bề ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ bị bệnh gì”? C. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy D. Tính lý tính của tư duy B. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính A. Tính có vấn đề của tư duy 10. Điều quan trọng nhất của nhân viên y tế để tạo niềm tin nơi bệnh nhân khi lần đầu tiên đến khám chữa bệnh là: A. Lời nói D. Trình độ chuyên môn C. Thái độ B. Đạo đức 11. Chọn câu ĐÚNG. D. Các chính sách, pháp luật, luật lệ không ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ A. Những yếu tố như gia đình, bạn bè, nơi làm việc không ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe C. Tâm lý học sức khỏe giúp điều chỉnh những vấn đề tâm lý và xã hội của bệnh mạn tính để làm thay đổi trạng thái sức khỏe B. Hành vi sức khỏe không thay đổi theo độ tuổi 12. Theo SELYE (1978), 3 giai đoạn của G-S-A (General adaptation syndrome) là: C. Báo động, đề kháng, kiệt quệ A. Báo động, đào tẩu, kiệt quệ B. Báo động, chiến đấu, kiệt quệ D. Báo động, hợp tác, kiệt quệ 13. Khi thông báo căn bệnh cho bệnh nhân: B. Bác sĩ nên giấu bớt những thông tin trầm trọng về bệnh để bệnh nhân bớt đi lo lắng D. Bác sĩ chọn cách nói riêng của mình để thông báo cho bệnh nhân một cách tế nhị nhằm giảm sốc tối đa về tâm lý cho bệnh nhân C. Bác sĩ nói theo thông báo mẫu để sử dụng cho mọi bệnh nhân và đảm bảo không bị quên A. Bác sĩ phải nói hết tất cả những thông tin ngay lúc đó để bệnh nhân biết 14. Những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của bệnh nhân trước căn bệnh bao gồm: D. Cấu trúc nhân cách, bản chất căn bệnh, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống, phương pháp điều trị, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân B. Cấu trúc nhân cách, bản chất căn bệnh, phương pháp điều trị A. Cấu trúc nhân cách, bản chất căn bệnh, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân C. Cấu trúc nhân cách, bản chất căn bệnh, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống 15. Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: C. Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại B. Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức D. Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực A. Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng 16. Câu nào SAI trong những câu sau đây khi nói về nét đặc trưng của người có rối loạn nhân cách lệ thuộc? A. Lệ thuộc quá đáng D. Hay lưu tâm quá mức đến các chi tiết, trật tự, sắp xếp B. Luôn cần sự che chở của người khác C. Có hành vi tuân phục và cam chịu 17. Chọn câu SAI. Ý thức có các thuộc tính: B. Thể hiện năng lực nhận thức cao nhất D. Thể hiện khả năng điều chỉnh, điều khiển bản thân A. Thể hiện kỹ năng giao tiếp của cá nhân C. Thể hiện thái độ của con người 18. Lời phát biểu nào đúng với phương pháp nghiên cứu tâm lý con người? D. Hoạt động tâm lý luôn được biểu hiện khách quan trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ; vì vậy có thể tìm hiểu tâm lý thông qua hoạt động của mỗi người A. Nguồn gốc duy nhất của sự nhận thức các hiện tượng tâm lý là tự quan sát C. Dò sông dò biển dễ dò, lòng người ai dễ mà đo cho tường B. Các hiện tượng tinh thần chỉ có thể được chính người đang trải nghiệm cảm nhận mà thôi, người khác không thể biết được 19. Theo Spitz, Hội chứng vắng mẹ là phản ứng đặc biệt của trẻ trong độ tuổi nào sau đây? C. 6 – 18 tháng D. 6 – 20 tháng A. 6 – 8 tháng B. 6 – 12 tháng 20. Tình cảm được hình thành nhờ vào: A. Kinh nghiệm sống tạo thành do tập nhiễm C. Động hình hóa, khái quát hóa xúc cảm cùng loại D. Do ấn tượng giao tiếp ban đầu B. Quá trình huyết thống tạo nên 21. Vai trò khái quát nhất của ngôn ngữ với tâm lý con người là: B. Làm trí nhớ của con người có thể điều khiển được C. Làm công cụ của tư duy D. Làm cho tâm lý người khác tâm lý động vật A. Làm thay đổi khả năng cảm giác của con người 22. Tâm lý học được xếp vào: D. Trung gian giữa các khoa học A. Khoa học tự nhiên B. Khoa học xã hội C. Khoa học kỹ thuật – công nghệ 23. Theo quan niệm hiện nay, khái niệm stress được xem là: D. Yếu tố tâm lý (gây gổ, lo lắng, hút thuốc, uống rượu,…) và yếu tố xã hội (chiến tranh, thất nghiệp…) C. Yếu tố xã hội (chiến tranh, thất nghiệp…) B. Yếu tố cơ thể (ăn uống kém, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…) A. Yếu tố tâm lý (gây gổ, lo lắng, hút thuốc, uống rượu,…) 24. Theo mô hình sức khỏe nào thì cá nhân tin rằng sức khỏe của họ là được kiểm soát bởi chính mình hay bởi những yếu tố bên ngoài? B. Mô hình niềm tin sức khỏe C. Mô hình cấu trúc thay đổi hành vi A. Mô hình nhận thức xã hội D. Tâm điểm sức khoẻ của kiểm soát 25. Trước hiện tượng cá chết hàng loạt dọc theo bờ biển Miền Trung Việt Nam hiện nay thì nhiều người phản ứng với nhiều cách khác nhau như: im lặng, giận dữ, thương cảm, thích thú… Điều này chứng tỏ rằng: A. Tâm lý con người rất phong phú, đa dạng B. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan C. Sự phản ánh tâm lý mang tính chủ thể D. Sự tác động của thế giới khách quan chỉ là “cái cớ” để con người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lý bất kì nào đó 26. Đặc điểm phản ánh nào đặc trưng cho tư duy? A. Phản ánh các dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng mà con người chưa biết D. Phản ánh những gì là quan trọng đối với con người B. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng C. Phản ánh các sự vật với đầy đủ các thuộc tính của chúng 27. Xu hướng của nhân cách bao gồm nhu cầu, hứng thú, lý tưởng – thế giới quan – niềm tin. Vậy, xu hướng là: C. Một trong những đặc điểm của nhân cách B. Một trong những yếu tố của cấu trúc của nhân cách A. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách D. Một trong những vai trò của nhân cách 28. Bạn hãy điền vào chỗ còn thiếu trong câu sau: “Các cơ chế phòng vệ xuất hiện khi…”. D. Cơ thể lâm vào tình huống nguy hiểm; xung năng xung đột với các cấu phần nhân cách khác hay cái tôi tự bảo vệ mình chống lại nỗi lo hãi B. Cơ thể lâm vào tình huống nguy hiểm hay xung năng xung đột với các cấu phần nhân cách khác A. Cái tôi tự bảo vệ mình chống lại nỗi lo hãi hay cơ thể lâm vào tình huống nguy hiểm C. Cái tôi tự bảo vệ mình chống lại nỗi lo hãi hay xung năng xung đột với các cấu phần nhân cách khác 29. Bà V, 52 tuổi, là người cầu toàn, ngăn nắp, sạch sẽ. Bà thường kiểm soát bản thân, luôn cố gắng thể hiện là người chuẩn mực. Đứng trước một quyết định, bà đắn đo suy tính rất lâu vì sợ sai lầm nên nhiều lần làm vuột mất cơ hội. Hành vi lưu tâm quá mức đến các chi tiết này đã gây cho bà nhiều trở ngại trong sinh hoạt và giao tiếp với người khác. Được biết lúc nhỏ bà chịu sự giáo dục khắt khe của gia đình. Những biểu hiện trên của bà V gợi ý bà là người có nhân cách rối loạn nào dưới đây? D. Ám ảnh cưỡng chế (Obsessive compulsive) B. Ranh giới (Borderline) C. Dạng phân liệt (Schizotypal) A. Kịch tính (Histrionic) 30. Chọn câu SAI. Nguyên nhân gây ra stress thường là: D. Do bị các bệnh mạn tính B. Gặp nhiều mâu thuẫn, bất an, thay đổi trong cuộc sống C. Bị chèn ép, oan ức, thất bại trong cuộc sống A. Điều kiện và môi trường sinh sống thấp, thiếu thốn, ồn ào 31. Tâm lý y học được xem như môn: C. Trung gian giữa các khoa học A. Khoa học tự nhiên B. Khoa học xã hội D. Tất cả các câu đều sai 32. Sự khác nhau giữa phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở chỗ: A. Sự phản ánh thế giới khách quan D. Phản ánh bằng rung cảm của mỗi cá nhân C. Có bản chất xã hội lịch sử B. Mang tính chủ thể 33. Cơ sở sinh lý của các quá trình tâm lý là: D. Vùng dưới vỏ và vùng vỏ não B. Phản xạ có điều kiện – không điều kiện A. Các quá trình hưng phấn - ức chế C. Các chức năng sinh lý, sinh hóa 34. Phản ứng cảm xúc của bệnh nhân (xuất phát từ cảm xúc đối với người thân trong quá khứ) đến với bác sĩ trong mối quan hệ điều trị được gọi là: C. Hiệu ứng gương soi A. Chuyển di B. Phản chuyển di D. Cơ chế phòng vệ 35. Thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trấn an giả cho bệnh nhân nhằm: A. Trốn tránh trách nhiệm D. Vô cảm trước đau khổ của bệnh nhân B. Che giấu bệnh tật của bệnh nhân C. Giảm áp lực cho bản thân trước đau khổ của bệnh nhân 36. Mô hình sức khỏe nào dựa trên 2 nhân tố nhận thức của cá nhân là cá nhân lĩnh hội các mức độ nguy cơ đến sức khoẻ và nhận thức việc thực hành hành vi sức khỏe tích cực có thể làm giảm các nguy cơ? B. Mô hình nhận thức xã hội A. Mô hình niềm tin sức khỏe C. Tâm điểm sức khoẻ của kiểm soát D. Mô hình cấu trúc thay đổi hành vi 37. Chọn câu ĐÚNG. C. Khi thông báo tin xấu thường có bác sĩ phụ trách và có thêm bác sĩ đồng nghiệp đi kèm để cùng thảo luận với nhau và hỗ trợ nhau trong việc thông báo; trường hợp thấy khó khăn thì nhờ thêm tâm lý gia A. Bác sĩ và điều dưỡng đều có thể thông báo tin xấu đến bệnh nhân, thường nếu bác sĩ có quá nhiều bệnh nhân thì có thể nhờ điều dưỡng hoặc đồng nghiệp khác thông báo giùm B. Khi thông báo tin xấu thường chỉ có bác sĩ phụ trách và chỉ một bác sĩ mà thôi, có thể đồng nghiệp đi kèm hoặc lý tưởng là một tâm lý gia D. Tâm lý gia chuẩn bị tâm lý và thông báo trước cho bệnh nhân, sau đó là những lời giải thích về chẩn đoán, tiên lượng của bác sĩ 38. Mặc cảm Oedipus (Ơ-đíp) xuất hiện trong giai đoạn lứa tuổi nào sau đây? A. 0 – 2 B. 1 – 3 D. 6 – 12 C. 3 – 6 39. Ở những tình huống khác nhau, con người thường thể hiện một số hành vi mà người khác có thể đánh giá được giá trị xã hội và đoán biết trước được trong những tình huống nhất định. Đó là nhờ vào đặc điểm nào sau đây của nhân cách? B. Tính ổn định D. Tính giao lưu C. Tính tích cực A. Tính thống nhất 40. Khi thông báo thông tin về căn bệnh cho bệnh nhân, thái độ của bác sĩ trước bệnh nhân cần phải: B. Chân thật và trung lập D. Đồng nhất và thương cảm A. Cả nể và thương hại C. Trân trọng và chân thật Time's up # Đề Thi# Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch