2025 – Nguyên tắc của VĐTL và những yếu tố hoạch định chương trình VĐTL – Bài 2FREEVận động trị liệu Khoa Y Đại học Quốc tế Hồng Bàng 1. Mô hình ICF xem xét các yếu tố nào sau đây trong đánh giá người bệnh? B. Chức năng cơ thể, hoạt động, sự tham gia và yếu tố môi trường – cá nhân C. Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và chỉ số hô hấp D. Tình trạng tâm lý, phản xạ cơ và điểm đau hiện tại A. Kết quả xét nghiệm, hình ảnh học và chỉ số BMI 2. Một bệnh nhân nam sau phẫu thuật gãy xương cánh tay, đã tháo nẹp, ROM hạn chế và đau nhẹ cuối tầm vận động. Bài tập phù hợp nhất để cải thiện ROM là gì? C. Luyện tập sức bền bằng đạp xe cố định để cải thiện chi trên D. Cho tập kéo dãn thụ động tối đa mỗi buổi để phá dính khớp A. Thực hiện kỹ thuật co – nghỉ hoặc giữ – nghỉ B. Tập chủ động đề kháng với tạ nặng để tăng ROM nhanh 3. Bài tập rèn luyện sức mạnh và sức bền trong VĐTL có tác dụng gì? A. Tăng dẻo dai mô mềm và kích thích tuần hoàn tại chỗ D. Cải thiện khả năng tiếp nhận cảm giác sâu từ ngoại vi B. Cải thiện lực cơ, sức bền cơ và chức năng vận động tổng quát C. Kéo dãn các cơ co rút để phục hồi biên độ 4. Một trong các nguyên tắc chính khi xây dựng chương trình VĐTL là gì? C. Bỏ qua giai đoạn làm quen để tiết kiệm thời gian điều trị A. Tăng nhanh cường độ và số lần tập trong tuần đầu tiên B. Đặt mục tiêu rõ ràng, lượng giá định kỳ và điều chỉnh theo tiến triển D. Chọn bài tập dựa theo trang thiết bị có sẵn tại cơ sở trị liệu 5. Trong mô hình ICF, cụm từ “giảm chức năng” được hiểu là gì? C. Giảm trí nhớ và nhận thức liên quan đến bệnh lý thần kinh A. Hạn chế khả năng thực hiện một hoạt động hoặc tham gia xã hội B. Mất hoàn toàn khả năng vận động tại một chi hoặc khớp D. Tình trạng thiếu tập trung kéo dài do stress và căng thẳng 6. Một bệnh nhân nữ 60 tuổi sau phẫu thuật thay khớp gối, có ROM hạn chế và sức cơ yếu. Mục tiêu chính của tuần đầu can thiệp là gì? A. Tăng sức mạnh bằng bài tập đề kháng tối đa C. Cải thiện ROM bằng vận động thụ động, trợ giúp và kích hoạt cơ nhẹ nhàng B. Cho tập đứng một chân trên bề mặt không ổn định D. Cho tập đi bằng nạng với quãng đường xa mỗi ngày 7. Khi bệnh nhân bị suy giảm kiểm soát thần kinh – cơ sau đột quỵ, mục tiêu trị liệu ban đầu là gì? B. Tăng sức bền toàn thân thông qua bài tập liên tục C. Duy trì khối lượng cơ bằng các bài tập kháng lực tối đa A. Khôi phục khả năng phối hợp các nhóm cơ để thực hiện vận động có kiểm soát D. Kéo dãn mạnh nhóm cơ co rút để phục hồi ROM 8. Bệnh nhân bại não có trương lực cơ tăng và di chuyển không hiệu quả. Can thiệp phù hợp là gì? C. Tập thở và aerobic để tăng sức bền tim phổi A. Ức chế trương lực bất thường và huấn luyện chiến lược vận động hiệu quả D. Kích thích cơ bằng dòng điện cường độ cao B. Kéo giãn thụ động liên tục để tăng phản xạ gân xương 9. Một bệnh nhân nữ 40 tuổi sau tai biến mạch máu não có thể đứng nhưng không tự đi được. Để cải thiện mức độ tham gia theo ICF, cần ưu tiên can thiệp nào? B. Huấn luyện chức năng đi bộ trong nhà và ngoài trời với hỗ trợ thích hợp D. Điều hòa hô hấp với kỹ thuật thở chậm và sâu C. Massage vùng vai gáy để giảm co cứng cơ A. Tập co cơ đẳng trường nhóm cơ chi trên 10. Một bệnh nhân nữ bị giới hạn chức năng khớp vai, gây khó khăn trong làm việc nội trợ và chăm sóc cá nhân. Theo ICF, chiến lược phù hợp là gì? D. Rèn luyện điều hợp tay chân để nâng cao phản xạ B. Luyện tập chức năng cử động vai kết hợp mô phỏng các hoạt động hằng ngày A. Tập sức mạnh cơ đùi và cẳng chân để hỗ trợ đứng lâu C. Kéo dãn nhóm cơ ngực để cải thiện tư thế 11. Tại sao mô hình ICF lại phù hợp để lập kế hoạch vận động trị liệu? A. Giúp xác định các thiết bị cần thiết trong phục hồi C. Là công cụ chuẩn đoán y học chính xác hơn X-quang B. Cho phép đánh giá toàn diện từ thể chất đến môi trường sống và xã hội D. Tập trung vào phân loại thuốc điều trị cho từng giai đoạn 12. Khi lập kế hoạch bài tập cho người cao tuổi có nguy cơ té ngã, nên chú trọng yếu tố nào? C. Thăng bằng, điều hợp và kiểm soát tư thế trong môi trường an toàn B. Tăng ROM khớp thông qua kéo dãn chủ động A. Bài tập đối kháng tối đa để cải thiện phản xạ D. Giảm mức độ vận động để tránh làm tổn thương thêm 13. Một bệnh nhân sau chấn thương gối đang hồi phục giai đoạn đầu, yếu tố nào nên được ưu tiên trong xây dựng chương trình VĐTL? D. Tập squat sâu để tăng sức mạnh chi dưới B. Tập luyện nhẹ nhàng để duy trì biên độ khớp và ngăn ngừa teo cơ A. Tăng sức mạnh tối đa để sớm trở lại hoạt động bình thường C. Thực hiện bài tập sức bền ngay từ tuần đầu tiên 14. Một bệnh nhân nam bị tổn thương tủy sống thấp, chức năng chi dưới bị giới hạn, hiện đang luyện tập ngồi vững. Mục tiêu vận động phù hợp theo ICF là gì? A. Tập ROM chi trên để cải thiện chuyển động tay B. Tập kiểm soát thân mình và thăng bằng tĩnh trong tư thế ngồi C. Tăng đề kháng cổ tay để cải thiện sức nắm D. Tập thể dục nhịp điệu để tăng sức bền tim mạch 15. Mô hình ICF được Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng nhằm mục tiêu gì? B. Đánh giá khả năng điều trị của các chuyên gia y tế D. Chuẩn hóa hệ thống thuốc sử dụng trong phục hồi chức năng A. Thống kê số lượng người khuyết tật trên toàn cầu C. Phân loại và mô tả mức độ chức năng, giảm chức năng và sức khỏe 16. Tình trạng mất cân bằng chiều dài – sức mạnh cơ có thể gây hậu quả gì? B. Tăng sức mạnh cơ đối vận trong giai đoạn cấp A. Gây biến dạng tư thế, giảm hiệu quả vận động chức năng D. Gây tăng ROM ở các khớp lớn một cách bất thường C. Cải thiện phản xạ tư thế trong vận động nhanh 17. Tác dụng của kỹ thuật kéo giãn trong vận động trị liệu là gì? B. Tăng ROM và cải thiện độ linh hoạt của mô mềm D. Giảm huyết áp tâm thu và hỗ trợ chức năng gan A. Tăng sức mạnh cơ quanh khớp chịu lực C. Tăng tốc độ phản xạ và kiểm soát trục 18. Một bệnh nhân sau gãy xương đang được hướng dẫn tập vận động, yếu tố nào giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả? D. Tập ở cường độ cao từ buổi đầu để rút ngắn thời gian điều trị B. Chọn bài tập có tính đối kháng mạnh để kích thích lành thương A. Lượng giá chức năng ban đầu và tiến hành tăng dần mức độ bài tập theo tiến triển C. Tập luyện liên tục không nghỉ để tránh dính khớp 19. Bệnh nhân bị phù bạch huyết mạn tính chi dưới sau ung thư. Vai trò của VĐTL là gì? A. Tăng sức mạnh cơ bằng bài tập cường độ cao C. Kích hoạt bơm cơ và hỗ trợ dẫn lưu tuần hoàn ngoại biên D. Cải thiện ROM khớp qua bài tập thụ động mạnh B. Tập lực đối kháng để làm vỡ sợi collagen trong mô 20. Một bệnh nhân bị COPD đang tập vận động trị liệu. Mục tiêu theo ICF nên ưu tiên gì? D. Tập phản xạ thăng bằng trong tư thế đứng một chân B. Tăng sức bền hô hấp và cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động chức năng như đi lại A. Tập co cơ đối kháng để phục hồi ROM chi trên C. Thực hiện bài tập kéo giãn để giảm co thắt ngực 21. Một bệnh nhân nam 50 tuổi có bệnh lý tim mạch ổn định, muốn tăng cường chức năng vận động để đi làm trở lại. Phương pháp luyện tập phù hợp là gì? C. Tập yoga hàng ngày để ổn định nhịp tim A. Tập thể hình với tạ nặng để tăng khối cơ nhanh chóng D. Tập tĩnh tại trên giường để tránh mệt tim B. Kết hợp sức bền tim mạch và bài tập chức năng theo nhiệm vụ thực tế 22. Một bệnh nhân nam 45 tuổi, sau gãy xương cẳng chân trái được bất động 6 tuần. Hiện tại cơ thể yếu, ROM khớp cổ chân giảm và cảm giác mất thăng bằng khi đứng. Lựa chọn tốt nhất để khởi đầu chương trình VĐTL là gì? A. Bắt đầu bằng các bài tập sức bền toàn thân bằng máy xe đạp B. Thực hiện squat sâu kết hợp thăng bằng động trên bóng mềm D. Cho bệnh nhân đi bộ trên máy chạy để cải thiện kiểm soát trục cơ thể C. Tập vận động chủ động – trợ giúp, cải thiện ROM và phối hợp thăng bằng tĩnh 23. Trọng lực đóng vai trò như thế nào trong chương trình vận động trị liệu? D. Không liên quan nhiều đến thiết kế bài tập chức năng A. Là yếu tố phụ trợ khi bệnh nhân mất thăng bằng C. Là lực không đổi ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng cơ – xương và điều phối vận động B. Tác động chủ yếu trong các bài tập tăng thể lực 24. Một bệnh nhân bị yếu cơ, hạn chế ROM khớp vai sau gãy xương, VĐTL nhằm mục tiêu nào? D. Ngăn ngừa teo cơ bằng cách tập luyện thăng bằng B. Tập luyện tim phổi để duy trì sức bền toàn thân A. Tăng sức cơ và phục hồi biên độ vận động khớp vai C. Giảm co cứng cơ vùng cổ thông qua thư giãn thụ động 25. Nguyên lý hoạt động của hệ cơ quan trong vận động trị liệu là gì? D. Luôn giảm hoạt động trong điều kiện vận động có kiểm soát C. Tự điều chỉnh theo chế độ dinh dưỡng không phụ thuộc vận động B. Đáp ứng với thay đổi thời tiết bằng điều hòa nội tiết A. Phản ứng và thích nghi với áp lực cơ học để duy trì chức năng 26. Kiểm soát tư thế và bài tập ổn định trong VĐTL chủ yếu nhắm đến yếu tố nào? B. Tăng cường khả năng giữ vững và điều chỉnh trục cơ thể C. Duy trì nhịp sinh học và điều hòa hormone vận động A. Phục hồi nhịp tim và nhịp thở trong vận động D. Cải thiện trương lực cơ trong vận động chức năng 27. Bệnh nhân nam sau phẫu thuật gãy xương đùi đang được tập đi lại. Yếu tố môi trường nào nên được điều chỉnh theo ICF để hỗ trợ phục hồi? B. Loại bỏ vật cản trong nhà và sử dụng dụng cụ hỗ trợ phù hợp A. Tập trung tăng khối lượng cơ tứ đầu D. Tăng ROM khớp gối tối đa trong tuần đầu C. Áp dụng bài tập thở để cải thiện oxy máu 28. Một bệnh nhân có mô sẹo sau bỏng gây dính da, vận động bị hạn chế. Vai trò của VĐTL là gì? B. Chườm nóng liên tục để tăng cường lưu thông mạch máu D. Tập thăng bằng và điều hợp để phục hồi da A. Phục hồi độ đàn hồi mô da, cải thiện chuyển động thông qua kéo giãn chức năng C. Massage sâu bằng lực mạnh để phá hủy sợi mô liên kết 29. Bệnh nhân có phản xạ gân xương yếu và mất cảm giác sâu sau tổn thương tủy sống mức thấp. Điều gì cần ưu tiên trong can thiệp vận động? D. Cho bệnh nhân tập cardio để cải thiện hệ thần kinh tự động C. Thực hiện kéo dãn thụ động các cơ yếu mỗi ngày A. Huấn luyện thăng bằng tĩnh với hỗ trợ và kiểm soát an toàn tuyệt đối B. Tập đề kháng mạnh để cải thiện phản xạ 30. Vì sao cần cá nhân hóa chương trình vận động trị liệu cho mỗi bệnh nhân? D. Giúp tiết kiệm thời gian đánh giá và lượng giá kết quả C. Vì tình trạng thể chất, khiếm khuyết và khả năng phục hồi của mỗi người là khác nhau B. Để phù hợp với thiết bị và thời gian trị liệu A. Mỗi người có mục tiêu thẩm mỹ khác nhau 31. Một bệnh nhân có thể thực hiện đầy đủ bài tập trị liệu nhưng không thể đi chợ hay tự nấu ăn. Theo ICF, cần tập trung vào can thiệp gì? C. Tập đi trên máy chạy bộ để cải thiện tim mạch A. Tăng cường ROM khớp vai và cổ tay D. Duy trì bài tập thư giãn để giảm đau cơ B. Huấn luyện chức năng thực hiện hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ cụ thể 32. Can thiệp “điều hòa hiếu khí” trong vận động trị liệu nhắm đến mục tiêu nào? C. Phá dính mô sẹo sau phẫu thuật khớp và gân B. Tăng ROM các khớp lớn và nhỏ trên toàn cơ thể A. Tăng sức bền tim phổi và cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn D. Tập thở sâu để giảm lo âu và điều hòa tâm lý 33. Một bệnh nhân nữ 25 tuổi bị viêm khớp dạng thấp, hạn chế trong việc mặc áo và chải tóc. Điều này thuộc thành phần nào trong ICF? D. Tình trạng trầm cảm ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị B. Hoạt động bị hạn chế do ảnh hưởng từ khớp vai và bàn tay A. Rối loạn cấu trúc thần kinh trung ương C. Suy giảm nhận thức chức năng hàng ngày 34. Chức năng thể chất bao gồm những yếu tố nào sau đây? C. Khối cơ nạc, mỡ dưới da, độ đàn hồi và nhiệt độ cơ thể D. Tư thế nghỉ ngơi, mức tiêu hao calo và độ bền khớp nối B. Tầm vận động, chu vi cơ, huyết áp và tốc độ đi bộ A. Linh hoạt, thăng bằng, sức bền, sức mạnh và điều hợp vận động 35. Khiếm khuyết nào sau đây thường gặp trong rối loạn thần kinh – cơ? A. Mất ROM do lắng đọng calci ở khớp gối C. Thăng bằng kém và điều hợp kém trong vận động chức năng D. Thiếu hụt vitamin D gây nhuyễn xương B. Đau thần kinh tọa lan xuống bàn chân 36. Bài tập thăng bằng và nhanh nhẹn phù hợp với đối tượng nào nhất? C. Người vận động bình thường nhưng muốn cải thiện vóc dáng D. Bệnh nhân mất cảm giác sâu hoàn toàn và liệt hoàn toàn tứ chi A. Người bệnh sau chấn thương sọ não giai đoạn cấp B. Người cao tuổi có nguy cơ té ngã hoặc suy giảm phản xạ điều hợp 37. Một bệnh nhân 35 tuổi có công việc văn phòng ít vận động, đến khám vì đau cổ – vai gáy mạn tính. Chiến lược vận động trị liệu hợp lý nhất là gì? D. Tập aerobic toàn thân để giảm mỡ và cải thiện thể lực A. Kết hợp bài tập kéo dãn nhóm cơ cổ – vai và tăng kiểm soát tư thế ngồi C. Tăng sức mạnh cơ tay bằng tạ đơn để giảm áp lực lên cổ B. Tập thăng bằng bằng bóng trị liệu để tăng cường sức mạnh thân trên 38. Một bệnh nhân cao tuổi đi lại chậm, hay vấp ngã do phản xạ yếu và cảm giác sâu giảm. Can thiệp nào giúp cải thiện sự tham gia theo ICF? B. Tăng ROM khớp cổ chân bằng kéo dãn thụ động D. Kéo giãn cơ đùi sau để giảm nguy cơ co rút A. Rèn luyện phản xạ thăng bằng và kiểm soát tư thế trong điều kiện môi trường thực tế C. Đạp xe trên máy với kháng lực cao trong 30 phút 39. Một bệnh nhân sau chấn thương sọ não bị hạn chế giao tiếp xã hội. Theo ICF, đâu là yếu tố cản trở sự tham gia? D. Tình trạng mệt mỏi khi vận động thể lực C. Giảm khả năng sử dụng ngôn ngữ và yếu tố môi trường xã hội không hỗ trợ B. Thiếu ROM khớp hàm dưới A. Sức cơ yếu vùng cổ và vai 40. Một bệnh nhân có tình trạng thoái hóa khớp gối 2 bên, đau nhiều khi vận động, không có dấu hiệu viêm. Lựa chọn bài tập nào nên được ưu tiên? C. Tập đề kháng với dây thun để tăng cơ nhanh A. Tập vận động trong nước để giảm tải khớp và duy trì vận động chức năng D. Kéo dãn mạnh gân kheo và cơ tứ đầu nhiều lần trong ngày B. Tập đi bộ đường dài để làm mạnh cơ quanh gối 41. Suy giảm khả năng hiếu khí trong bệnh lý tim mạch cần can thiệp gì? D. Duy trì trạng thái nghỉ kéo dài để giảm mệt mỏi C. Tập chủ động với lực đề kháng tối đa để tăng huyết áp A. Kéo dãn vùng ngực và cổ để tăng thông khí B. Tập aerobic và điều hòa hô hấp để tăng sức bền tim phổi 42. Huấn luyện chức năng theo nhiệm vụ cụ thể trong VĐTL giúp đạt được điều gì? C. Tăng sức bền tim phổi ở mức tối đa D. Hạn chế vận động để tránh tổn thương mô mới lành A. Rèn luyện thể thao chuyên sâu để thi đấu chuyên nghiệp B. Cải thiện khả năng thực hiện hoạt động trong đời sống hàng ngày 43. Tình trạng điều hợp kém ở người bệnh Parkinson có thể dẫn đến gì? B. Giảm tính chính xác của vận động và mất thăng bằng C. Mất kiểm soát cơ vòng và trầm cảm D. Phản xạ nhanh và run toàn thân khi nghỉ ngơi A. Tăng ROM chi dưới và giảm cảm giác sâu 44. Yếu tố nào là then chốt trong kiểm soát tư thế động? A. Co cơ mạnh và nhanh trong các vận động lớn C. Sự phối hợp cảm giác – vận động để duy trì trọng tâm trong giới hạn hỗ trợ B. ROM khớp lớn hơn so với bình thường D. Tư thế chuẩn khi bắt đầu bài tập 45. Một bệnh nhân sau tai biến mạch máu não 3 tuần, liệt nửa người phải, có thể thực hiện vận động chủ động nhẹ. Bước can thiệp vận động phù hợp nhất hiện tại là gì? C. Thực hiện co – nghỉ và giữ – nghỉ để tăng ROM tối đa D. Tập luyện sức bền tim phổi bằng cách đi bộ trên băng chuyền B. Áp dụng bài tập có đề kháng cho chi lành để bù trừ bên yếu A. Thực hiện các bài tập chủ động trợ giúp để tăng hoạt động bên yếu 46. Khiếm khuyết nào sau đây thuộc hệ cơ xương và là chỉ định phổ biến trong VĐTL? A. Hạn chế tầm vận động do bao khớp co rút hoặc mô mềm dính B. Tăng tiết mồ hôi khi vận động và sau tập luyện C. Rối loạn điều phối chi trên sau tổn thương tiểu não D. Giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não 47. Tại sao việc duy trì luyện tập sau khi phục hồi là quan trọng trong vận động trị liệu? D. Là cách duy nhất để duy trì sức bền tim mạch A. Giúp cơ thể quen với cường độ cao hơn C. Tránh tình trạng tăng quá mức sức mạnh cơ B. Ngăn ngừa mất hiệu quả do nguyên lý thuận nghịch (reversibility) 48. Khi nào cần ngừng một bài tập trong chương trình VĐTL? C. Khi xuất hiện đau tăng dần, run cơ, chuyển động không mượt hoặc rối loạn tư thế B. Khi bệnh nhân cảm thấy khớp lỏng lẻo hơn A. Khi bệnh nhân hoàn thành đủ số lần lặp lại D. Khi thời gian tập đạt 30 phút trở lên 49. Một bệnh nhân nam 60 tuổi bị thoái hóa khớp háng, khó khăn khi ngồi xổm và leo cầu thang. Theo mô hình ICF, hạn chế này thuộc thành phần nào? B. Hoạt động và sự tham gia bị giới hạn do khiếm khuyết chức năng D. Biến chứng thần kinh do viêm mãn tính A. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình điều trị C. Rối loạn cấu trúc cơ thể không hồi phục 50. Tình trạng bất động lâu ngày dẫn đến hậu quả nào sau đây? D. Tăng linh hoạt cơ do không bị gò bó chuyển động A. Cải thiện tính ổn định của các khớp lớn B. Tăng sức bền tim phổi do giảm hoạt động thể chất C. Giảm mật độ xương và yếu cơ do thiếu lực cơ học tác động 51. Một bệnh nhân nữ 65 tuổi sau gãy cổ xương đùi đã mổ thay khớp. Sau 2 tuần, có thể ngồi dậy, ROM còn hạn chế, cơ còn yếu. Lựa chọn nào dưới đây là hợp lý nhất? C. Kéo dãn mạnh các cơ quanh hông để tăng ROM nhanh A. Cho đứng trên bóng mềm để cải thiện phản xạ điều hợp D. Tập ngồi xổm và đứng lên – ngồi xuống nhiều lần trong ngày B. Bài tập chủ động trợ giúp, co cơ đẳng trường và cải thiện tư thế tĩnh 52. Một bệnh nhân nữ 70 tuổi, có tiền sử loãng xương và từng té ngã khi đi trong nhà. Yếu tố nào cần được ưu tiên trong chương trình vận động trị liệu? D. Kéo dãn các nhóm cơ chính để cải thiện linh hoạt A. Tập luyện đề kháng tối đa để tăng khối lượng cơ B. Tăng cường thăng bằng tĩnh – động kết hợp huấn luyện kiểm soát tư thế C. Luyện tập thể dục nhịp điệu để cải thiện sức bền tim phổi Time's up # Đề Thi# Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
2025 – Nguyên tắc xây dựng bài tập điều hợp và thăng bằng – Bài 3 FREE, Vận động trị liệu Khoa Y Đại học Quốc tế Hồng Bàng